Kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn Vật lý 10 cơ bản

Kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn Vật lý 10 cơ bản

Câu 1 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?

 A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

 B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau.

 C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

 D. Giọt mưa lúc đang rơi.

Câu 2: Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau : “Ông hãy đi dọc phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy toà nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào ?

A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc.

B. Cách dùng các trục tọa độ.

C. Dùng cả hai cách A và B.

D. Không dùng cả hai cách A và B.

Câu 3: Trong các cách chọn hệ trục tọa và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy đang bay trên đường dài ?

A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

C. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.

D. Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn Vật lý 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT ĐĂK- LĂK
 TRƯỜNG THPT BC LÊ QUÝ ĐÔN
	KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2006 – 2007
	Môn Vật lý 10 CƠ BẢN
	Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề :
Câu 1 : Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ?
	A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
	B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau.
	C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.
	D. Giọt mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Một người chỉ đường cho một khách du lịch như sau : “Ông hãy đi dọc phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng 	tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy toà nhà của khách sạn S”. Người chỉ đường 	đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào ?
Cách dùng đường đi và vật làm mốc.
Cách dùng các trục tọa độ.
Dùng cả hai cách A và B.
Không dùng cả hai cách A và B.
Câu 3: Trong các cách chọn hệ trục tọa và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của 	một máy đang bay trên đường dài ? 
Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
Khoảng cách đến ba sân bay lớn ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
Kinh độ, vĩ độ địa lý và độ cao của máy bay ; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Câu 4: Hãy chọn đáp án để ghép vào câu sau cho đúng :
	Trong chuyển động thẳng đều
quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v. 
tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v. 
tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. 
Câu 5: Chỉ ra câu sai.
	Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
Quỹ đạo là một đường thẳng;
Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kiø;
Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau;
Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến khi dừng lại.
Câu 6: Đồ thị toạ độ – thời gian trong chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình
	Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều ?	 x
Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Trong khoảng thời gian từ t0 đến t2.
Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều.	 O t1 t2 t
Câu 7: Câu nào đúng ?
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì vận tốc lớn.
Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương chiều và độ lớn không đổi.
Câu 8: Hãy chọn đáp án để ghép vào câu sau cho đúng :
	Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì 
v luôn luôn dương.
a luôn luôn dương.
a luôn luôn cùng dấu với v.
a luôn luôn ngược dấu với v.
Câu 9: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quàng đường đi được của chuyển động 	thẳng nhanh dần đều?
	A. 
	B. ;
	C. ;
	D. ;
Câu 10: Chỉ ra câu sai.
	Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
Quỹ đạo là đường tròn;
Véc tơ vận tốc không đổi;
Tốc độ góc không đổi;
Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm
Câu 11: Chọn câu khẳng định đúng.
	Đứng ở trái đất ta sẽ thấy 
Mặt Trời đứng yên, Trái Đâùt quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 12: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều 	chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
Tàu H đứng yên, tàu N chạy.
Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
Cả 2 tàu đều chạy.
Các câu A, B, C đều không đúng 
Câu 13: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s.Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
vật dừng lại ngay.
vật đổi hướng chuyển động
vật chuyển động chậm dần đều rồi mới dừng lại.
vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. 
Câu 14: Câu nào đúng?
Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên.
Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật.
Câu 15: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây cách viết nào đúng?
	A. ;
	B. ;
	C. ;
	D. .
Câu 16: Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo 	phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí.
	Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?
A chạm đất trước. 
A chạm đất sau. 
Cả hai chạm đất cùng lúc.
Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 17: Hãy chọn đáp án để ghép vào câu sau cho đúng :
Một vật đang quay quanh một trục với vận tốc góc w = 6,28 rad/s . Nếu bỗng nhiên mô men lực tác dụng 	lên nó mất đi thì
vật dừng lại ngay.
vật đổi chiều quay.
vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s .
vật quay chậm dần rồi dừng lại.
Câu 18: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây là đúng?
Nếu không chịu mô men lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
Khi không còn mô men lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Vật quay được là nhờ có mô men lực tác dụng lên nó.
Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có mô men lực tác dụng lên vật.
Câu 19: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào 
khối lượng của vật.
hình dạng và kích thước của vật.
tốc độ góc của vật. 
vị trí của trục quay.
Câu 20: Câu nào đúng?
	Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn 
tác dụng vào cùng một vật.
tác dụng vào hai vật khác nhau.
không cần phải bằng nhau về độ lớn.
phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 21: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi xuống 1s . Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4 h xuống đất 	thì hòn đá sẽ rới trong bao lâu ?
4 s 
2 s
s
Một đáp số khác 
Câu 22: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, 	sau 1 phút trôi được m . Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu?
8 km/h .
10 km/h .
12km/h .
Một đáp số khác 
Câu 23: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10 N. 
	Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 10 N?
90o 
120o
60o
0o
Câu 24: Hai tàu thuỷ, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km . Lấy g = 10/s2 . So sánh lực hấp dẫn 	giữa chúng với trọng lượng của một quả cân có khối lượng 20 g .
Lớn hơn.
Bằng nhau.
Nhỏ hơn.
Chưa thể biết 
Câu 25: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó dãn ra được 10cm ? 
1 000 N;
100 N;
10 N; 
1N; 
Câu 26: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi 	lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
18 cm .
40 cm.
48 cm.
22 cm.
Câu 27: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m . Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50 m ( theo phương ngang) ? Lấy g = 10 m/s2 .
	Thời gian rơi của hòn bi là :
0,35 s ;
0,125 s ;
0.5 s ;
0,25 s ; 
Câu 28: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc a = 45o . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2 . Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu ?
20 N ;
28 N ;
14 N ;	a a
1,4 N . 
Câu 29: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây . Dây làm với tường một góc a = 20o . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s2 . Lực căng T của dây là 
88N ;
10 N ;	 a
28 N ;	 
32 N .
Câu 30: Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Mô men của ngẫu lực là 
(F1- F2)d.
2Fd.
Fd.
Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Câu 31: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng:
	x = 4t – 10 ( x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ ) 
	Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 h chuyển động là bao nhiêu ?
-2 km . 
2 km .
-8 km .
8 km .
Câu 32: Khi một ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển 	động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s . Gia tốc a và vận tốc của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt 	đầu tăng ga là bao nhiêu?
a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s .
a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s .
a = 0,2 m/s2 ; v = 1,8 m/s .
a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s .
Câu 33: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m . Lấy g = 9,8 	m/s2 . Bỏ qua lực cản của không khí . Hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu ?
v = 9,8 m/s.
v = 19,6 m/s.
v = 29,4 m/s.
v = 38,2 m/s.
Câu 34: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5vòng/phút . Khoảng cách từ chỗ 	người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m . Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu ?
aht = 8,2 m/s2 
aht » 2,96.102 m/s2
aht = 29,6.102 m/s2 
aht » 0,82 m/s2 
Câu 35: Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông, cách nhau 18 km. Cho biết vận tốc của ca nô đối với 	nước là 16,2 km/h và vận tốc của nước đối với bờ sông là 5,4 km/h . Hỏi khoảng thời gian t để một ca nô 	chạy xuôi dòng từ A đến B rồi lại chạy ngược dòng trở về A bằng bao nhiêu ?
t = 1giờ 40 phút.
t » 1 giờ 20 phút .
t = 2 giờ 30 phút.
t = 2 giờ 10 phút .
Câu 36: Một vật có khối lượng 2,0 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ . Vật đi được 80 cm 	trong 0,50 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu ?
3,2 m/s2 ; 6,4 N .
0,64 m/s2 ; 1,2 N .
6,4 m/s2 ; 12,8 N.
640 m/s2 ; 1280 N.
Câu 37: Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. 	Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm đến khi dừng lại là bao nhiêu ? 	Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau.
100 m.
70,7 m.
141 m.
200 m.
Câu 38: Một vật có khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm 	Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Niu tơn ?
1N.
2,5 N.
5 N.
10N. 
Câu 39: Một vận động viên hốc cây ( môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 	10m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,10. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu 	thì dừng lại ? Lấy g = 9,8 m/s2.
39 m.
45 m.
51 m.
57 m.
Câu 40: Chọn đáp án đúng.
	Một xuồng máy chạy trên sông có vận tốc dòng chảy 2m/s. Động cơ của xuồng chạy với công suất không 	đổi và tính theo mặt nước có vận tốc 4 m/s. So sánh vận tốc của xuồng được tính theo hệ toạ độ gắn với bờ 	sông khi chạy xuôi dòng vx và ngược dòng vng ta nhận thấy: 
	A. ;
	B. ;
	C. ;
	D. .
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
D
D
D
A
D
C
D
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
B
D
D
D
C
C
D
C
B
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
B
C
B
C
C
A
C
C
D
C
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
D
B
C
D
C
C
D
B
C
A

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10ch_hk1_TLQD.doc