Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Văn lớp : Mười hai

Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Văn lớp : Mười hai

1. Trong thời gian họat động cách mạng ở phương Tây, Nguyễn Ai Quốc đã sáng lập tờ báo :

 a. Tiếng nói Công nhân. b. Nhân Đạo.

 b. Người Cùng Khổ. d. Nhân dân Thuộc Địa.

2. Để đả kích chuyến đi sang Pháp của ông vua bù nhìn Khải Định, Nguyễn Ai Quốc đã viết một chùm tác phẩm. Đó là :

a. Lời than vãn của Bà Trưng Trắc ; Con rồng tre ; Vi hành.

b. Nhật kí chìm tàu ; Đoàn kết giai cấp ; Vi hành.

c. Bản án chế độ thực dân Pháp ; Vi hành ; Đoàn kết giai cấp.

d. Đoàn kết giai cấp ; Con rồng tre ; Vi hành.

3. Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập Nhật kí trong tù là :

a. Phơi bày sự xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch.

b. Thể hiện bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

c. Phản ánh cuộc sống vô cùng gian khổ của người tù.

Tinh thần lạc quan cách mạng, hướng về tương lai tươi sáng

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I bộ môn : Văn lớp : Mười hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I
BỘ MÔN : VĂN 
LỚP : MƯỜI HAI
Thời gian : 90 phút.
I.TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
1. Trong thời gian họat động cách mạng ở phương Tây, Nguyễn Aùi Quốc đã sáng lập tờ báo : 
 a. Tiếng nói Công nhân. b. Nhân Đạo.
 b. Người Cùng Khổ. d. Nhân dân Thuộc Địa.
2. Để đả kích chuyến đi sang Pháp của ông vua bù nhìn Khải Định, Nguyễn Aùi Quốc đã viết một chùm tác phẩm. Đó là :
Lời than vãn của Bà Trưng Trắc ; Con rồng tre ; Vi hành.
Nhật kí chìm tàu ; Đoàn kết giai cấp ; Vi hành.
Bản án chế độ thực dân Pháp ; Vi hành ; Đoàn kết giai cấp.
Đoàn kết giai cấp ; Con rồng tre ; Vi hành.
3. Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập Nhật kí trong tù là :
Phơi bày sự xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch.
Thể hiện bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
Phản ánh cuộc sống vô cùng gian khổ của người tù.
Tinh thần lạc quan cách mạng, hướng về tương lai tươi sáng.
4. Những nét chung sau đây trong 3 bài thơ Chiều tối, Ngắm trăng, Giải đi sớm, nét nào là tiêu biểu nhất :
Hình tượng thơ hướng về ánh sáng.
Tinh thần lạc quan cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và con người.
Kết hợp hài hòa vẻ đẹp của tinh thần chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ.
5. Trong bài Chiều tối, nét đẹp nào ở Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật nhất :
Cười cợt với khó khăn, gian khổ.
Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của con người.
Phong thái ung dung, nhàn tản của một bậc hiền triết..
Tinh thần kiên cường, bất khuất, không lùi bước trước mọi khó khăn.
6. Đánh giá nào sau đây nêu bật được giá trị tiêu biểu nhất của bài Giải đi sớm :
Niềm lạc quan tin tưởng, hướng về tương lai tươi sáng của cách mạng.
Nổi bật là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ trong con mắt người tù.
Thể hiện hài hòa vẻ đẹp của bản lĩnh chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ .
Tư thế hiên ngang, sẵn sàng đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt.
7. Yếu tố cổ điển trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi là :
Thiên nhiên được tái hiện chỉ bằng vài nét bút chấm phá.
Cảnh vật được nhìn từ vị trí quan sát trên núi cao.
Người đi ngắm cảnh một mình với tâm trạng bồi hồi.
Rèn luyện sức khỏe để sớm trở về nước họat động cách mạng.
8. Theo em, điểm nào sau đây là tiền đề chung cho sự phát triển của VH 1945-1975 :
Một đội ngũ nhà văn trước cách mạng nhiệt tình theo Đảng, sáng tạo nghệ thuật.
Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân.
Cả 2 đều đúng.
Cả 2 đều sai.
9. Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác trích dẫn tuyên ngôn của Pháp vì :
Pháp có ý đồ trở lại xâm lược nước ta.
Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
Pháp được phe Đồng Minh giao vào nước ta để giải giới quân Nhật.
Pháp làm cho nhân dân ta rơi vào nạm đói khủng khiếp.
10. Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác trích dẫn tuyên ngôn của Mĩ vì :
Mĩ tiến hành xâm lược và ném bom nước ta.
Mĩ là nước có tuyên ngôn độc lập sớm nhất.
Mĩ là nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ.
Mĩ có âm mưu phá hoại phong trào cộng sản đang lan rộng ở Đông Nam Á.
11. Nguyên nhân chủ yếu khiến văn sĩ Hoàng (trong Đôi Mắt – Nam Cao) có cái nhìn lệch lạc với người nông dân là :
Hoàng là người trí thức, quen lối sống ở thủ đô.
Hoàng không tiếp xúc, không cùng kháng chiến với nông dân.
Hoàng thấy người nông dân quá bảo thủ, lạc hậu.
Hoàng có mức sống phong lưu, cách biệt với quần chúng.
12. Văn sĩ Độ (trong Đôi Mắt – Nam Cao) ngã ngữa người ngạc nhiên, bừng tĩnh một nhận thức :
Người nông dân nước mình có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng rất hăng.
Trên mặt Hoàng có một cái vành móng ngựa ria.
Hoàng vẫn có thói quen nuôi chó dữ và ăn mía ướp hoa bưởi.
Người nông dân vẫn có thói kiêng kị rất mê tín, lạc hậu.
Tây tiến là bài thơ được Quang Dũng sáng tác khi :
Ông còn là Đại đội trưởng của binh đoàn Tây tiến.
Ông chuyển về công tác văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc.
Ông về một đơn vị bộ đội khác.
Ông bị thương, đang đi điều trị ở bệnh viện.
Trong bài Tây tiến, câu thơ đúng là câu :
Có nhớ bóng người trên độc mộc.
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Có nhớ bóng người đi độc mộc.
Có nhớ dáng người đi độc mộc.
Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm được sáng tác trong hoàn cảnh :
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta từ bên kia sông Đuống.
Khi nhà thơ lên căn cứ địa Việt Bắc, rời xa quê hương bên kia sông Đuống.
Khi nhà thơ nghe tin giặc Pháp đánh chiếm quê hương bên kia sông Đuống.
Khi nhà thơ về thăm lại quê hương bên kia sông Đuống.
Khổ thơ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi : Súng nổ . . . sáng lòa có ý nghĩa :
Từ hình ảnh thực của một trận đánh được nâng lên thành biểu tượng đất nước.
Hình ảnh diễn ra trong trận đánh Điện Biên Phủ lịch sử.
Hình ảnh quê hương, đất nước đau thương trong chiến tranh.
Từ hình ảnh thực thể hiện không khí kháng chiến của toàn dân tộc.
Câu thơ Người ra đi . . . nắng lá rơi đầy (Đất nước-Nguyễn Đình Thi) thể hiện :
Hình ảnh người ra đi kháng chiến với tư thế hướng về phía trước.
Hình ảnh người ra đi với quyết tâm dứt khoát nhưng lòng vẫn lưu luyến.
Hình ảnh người ra đi mà không quan tâm đến những gì sau lưng mình.
Hình ảnh người ra đi lưu luyến về Hà Nội đẹp để lại sau lưng.
Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là bài thơ ca ngợi :
Phong trào lên đường bảo vệ căn cứ địa cách mạng Tây Bắc.
Phong trào xây dựng đường tàu vận chuyển lên căn cứ địa Tây Bắc.
Phong trào lên đường xây dựng một Tây Bắc phồn vinh sau chiến tranh.
Những đoàn tàu chở người đi xây dựng Tây Bắc sau chiến tranh.
Trong đoạn miêu tả cảnh tết, có một âm thanh được Tô Hoài nhắc lại nhiều lần, đã tác động đến Mị là âm thanh của :
a. Tiếng sáo. c. Tiếng chiên.
b. Tiếng đàn môi. d. Tiếng khèn.
Có vợ, dù chỉ là vợ nhặt, lại trong hoàn cảnh đói khát đe dọa,Tràng mang tâm trạng:
Lo sợ không nuôi nổi nhau qua thời buổi khó khăn.
Xấu hổ khi có người vợ nhặt nên chỉ về nhà khi trời đã tối.
Hối hận khi đã lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ về làm vợ.
Nổi lo chỉ thoáng qua, chủ yếu là xúc động với hạnh phúc lâng lâng.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM :
1.b 2.a 3.b 4.d 5.b 6.c 7.a 8.d 9.a 10.d 11.b 12.a 13.c 14.b 15.c 16.a 17.b 18c. 19.a 20.d
II.LÀM VĂN : (7 điểm)
 Phân tích đoạn thơ sau :
 “Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về ”
 (Trích Đất nước của Nguyễn Đình Thi)
II. ĐÁP ÁN LÀM VĂN : (7 điểm)
Yêu cầu về kỹ năng : Biết cách phân tích một đoạn thơ. Biết trình bày một bài văn nghị luận có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
Yêu cầu về kiến thức : Hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, vị trí của đoạn thơ.
1.Nghệ thuật : +Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ tự do.
 +Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo, có sức gợi cảm.
 +Sử dụng điệp ngữ, điệp từ, từ láy, tu từ . . . linh hoạt.
2.Nội dung : 
a. Chủ thể trữ tình lúc đầu là cái tôi, cá nhân. Thể hiện niềm reo vui trước mùa thu Việt Bắc tươi đẹp, rộn rã trước âm thanh của cuộc sống. Hình ảnh thơ gợi cảm, “mùa thu thay áo mới” mới lạ, sáng tạo gợi lên sự đổi mới của mùa thu thật giản dị, mộc mạc, khoẻ khắn, tràn trề sức trẻ.
b. Chủ thể trữ tình chuyển thành cái ta. Sử dụng một loạt điệp ngữ, điệp từ nhấn mạnh sự đổi thay của mùa thu với nhiều hương vị, màu sắc, mở rộng trước mắt. Khẳng định tinh thần làm chủ, lòng tự hào về đất nước, quê hương mình với bao nổi niềm xúc động.
c. Câu thơ 3 chữ “Nước chúng ta” như dồn nén cảm xúc tự hào, yêu thương vô ngần về tổ quốc. Ý thơ gợi nên quá khứ hào hùng, bất khuất của cha ông như một truyền thống cao đẹp của dân tộc “vọng” từ trong tiếng đất, truyền lại cho con cháu mai sau, thôi thúc tinh thần, tình cảm của người đọc. Nhà thơ tự hào về quá khứ của cha ông, nối mạch ngầm của quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó cũng là tình cảm yêu nước của thi sĩ .
Tiêu chuẩn cho điểm : 
-Điểm 7: +Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
 +Phân tích khá sâu sắc, dẫn chứng phong phú.
 +Văn viết mạch lạc, chất văn mượt mà giàu cảm xúc
	- Điểm 5: +Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên.
	 +Diễn đạt tốt, có cảm xúc.
 +Mắc một số lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể.
	- Điểm 3: + Hiểu đề nhưng làm bài còn sơ lược.
	 + Diễn đạt còn vụng nhưng cũng rõ ý, có thể mắc một số lỗi.
 + Phân tích các thủ pháp nghệ thuật còn lúng túng.
 +Chữ viết còn chưa trau chuốt, rõ ràng.	
	- Điểm 1: +Sai lạc về nội dung và phương pháp.
 +Chữ viết quá cẩu thả.
*Ghi chú: Giám khảo dựa vào các tiêu chuẩn trên để cho những bậc điểm còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TVDC.doc