Kiểm tra 1 tiết năm học 2006 - 2007 môn Vật lý - Lớp 10 ban khoa học tự nhiên

Kiểm tra 1 tiết năm học 2006 - 2007 môn Vật lý - Lớp 10 ban khoa học tự nhiên

1. Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động tịnh tiến?

 A. Ô tô chạy trên đường vòng. B. Cánh cửa khi ta mở cửa.

 C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra.

2. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.

B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

C. Tàu hỏa đứng trong sân ga.

D. Trái Đất đang chuyển tự quay quanh nó.

3. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Õ có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?

A. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.

B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.

C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.

D. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết năm học 2006 - 2007 môn Vật lý - Lớp 10 ban khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG PTTH CAO BÁ QUÁT KIỂM TRA 1 TIẾT 
LỚP: BÀI SỐ 3 – NĂM HỌC 2006-2007
HỌ VÀ TÊN: MÔN VẬT LÝ- LỚP 10 BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
câu
A
B
C
D
câu
A
B
C
D
câu
A
B
C
D
câu
A
B
C
D
1
11
21
31
2
12
22
32
3
13
23
33
4
14
24
34
5
15
25
35
6
16
26
36
7
17
27
37
8
18
28
38
9
19
29
39
10
20
30
40
Bảng kết quả trả lời – Đánh dấu vào vị trí mà em chọn ở mỗi câu.
1. Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động tịnh tiến?
	A. Ô tô chạy trên đường vòng.	B. Cánh cửa khi ta mở cửa.
	C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.	D. Ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra.
2. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
Tàu hỏa đứng trong sân ga.
Trái Đất đang chuyển tự quay quanh nó.
3. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Õ có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t: h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?
Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h.
Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
4. Khi chuyển động, vectơ vận tốc của vật cho biết:
	A. phương chuyển động.	B. tốc độ nhanh hay chậm.
	C. chiều chuyển động.	D. cả ba yếu tố trên.
5. Lúc 7 giờ, một ôtô chạy từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 60km/h. Cùng lúc, một ôtô khác chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc 75km/h. Biết Hải Phòng cách Hà Nội 105km và coi chuyển động là thẳng. Chọn trục tọa độ Ox cùng phương với chuyện động, chiều dương là chiều từ Hà Nội đi Hải Phòng, gốc tọa độ tại Hà Nội và gốc thời gian lúc 7 giờ. Phương trình chuyển động của hai xe là:
	A. x1 = 105 + 75t; x2 = 60t.	B. x1 = 105 - 60t; x2 = 75t.
	C. x1 = 105 + 60t; x2 = 75t.	D. x1 = 105 - 60t; x2 = -75t.
6. Câu nào SAI? Trong chuyển động nhanh dần đều thì:
vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
gia tốc là đại lượng không đổi.
7. Chỉ ra câu SAI.
Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đồi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
8. Trong chuyển động thẳng biến đổi, vectơ vận tốc và vectơ gia tốc:
	A. luôn trùng nhau.	B. luôn vuông góc nhau.
	C. luôn cùng hướng.	D. luôn cùng phương.
9. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.
Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
10. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sự rơi của vật trong không khí?
Các vật rơi nhanh hay chậm không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau.
Các vật rơi nhanh hay chậm là do sức cản của không khí tác dụng lên các vật khác nhau là khác nhau.
Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau.
Các phát biểu trên đều đúng.
11. Câu nào SAI? Chuyển động tròn đều có:
	A. tốc độ dài không đổi.	B. vectơ gia tốc không đổi.
	C. quỹ đạo là đường tròn.	D. tốc độ góc không đổi.
12. Câu nào SAI? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều:
	A. đặt vào vật chuyển động tròn.	B. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.
	C. có phương và chiều không đổi.	D. có độ lớn không đổi.
13. Trong chuyển động cong, phương của vectơ vận tốc taịi một điểm:
luôn hướng đến một điểm cố định nào đó.
Trùng với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
Không đổi theo thời gian.
Vuông góc với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
14. Một ca nô chạy xuôi dòng nước từ A đến B cách nhau 36km mất thời gian là 1 giờ 15 phút. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. Vận tốc của ca nô đối với dòng chảy có độ lớn là:
	A. 2,28km/h.	B. 2,28m/s.	C. 22,8km/h.	D. 22,8m/s.
15. Một ôtô chạy đều trên con đường thẳng với vận tốc 30m/s vượt quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ một giây sau khi ôtô đi ngang qua một cảnh sát, anh này phóng xe đuổi theo với gia tốc không đổi bằng 3m/s2. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xuất phát thì anh cảnh sát đuổi kịp ôtô?
	A. 33s.	B. 18,95s.	C. 20,95s.	D. Đáp số khác.
16. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về khái niệm lực?
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
C. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
D. Trong hệ SI, đơm vị của lực là niutơn.
17. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Thùng gỗ được kéo trượt trên sàn.	B. Vật rơi trong không khí.
C. Học sinh vẩy bút cho mực văng ra.	D. Vật rơi tự do.
18. Định luật II Niu-tơn cho biết:
A. Mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
B. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
19. Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sự tương tác giữa các vật?
A. Tác dụng của hai vật bao giờ cũng có tính hai chiều.
B. Khi vâït chuyển động có gia tốc, thì đã có lực tác dụng lên vật.
C. Khi vật A tác dụng lên vật B thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A.
D. Các phát biểu A, B và C đề đúng.
20. Lực hấp dẫn KHÔNG THỂ bỏ qua trường hợp nào sau đây?
Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
Va chạm giữa hai viên bi.
Chuyển động của hệ vật liên kết nhau bằng lò xo.
Những chiếc tàu thủy đi trên biển.
21. Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật:
A. Chuyển động.	B. Chuyển động thẳng đều.
C. Chuyển động có gia tốc.	D. Đứng yên.
22. Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:
A. Một trong các lực tác dụng lên vật.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
C. Thành phần của trọng lực theo phương hướng vào tâm quỹ đạo.
D. Nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 23 và 24.
Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có vận tốc 0,7m/s.
23. Gia tốc của vật là:
A. a = 49 m/s2.	B. a = 4,9 m/s2.	C. a = 0,98 m/s2.	D. a = 0,49 m/s2.
24. Lực đã tác dụng vào vật có giá trị:
A. F = 245N. 	B. F = 24,5N.	C. F = 2,45N.	D. F = 59N.
25. Lực truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2. Lực sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là:
A. a = a1 +a2.	B. a = .	C. a = .	D. a = .
26. Gọi R là bán kính Trái Đất, gia tốc rơi tự do của vật là g. Ở độ cao h, gia tốc rơi tự do là gh = g/2. Giá trị của h là:
A. h = (- 1)R.	B. h = R.	C. h = (+ 1)R.	D. h = 2R.
27. Hai tàu thủy có khối lượng bằng nhau và bằng 150.000 tấn. Khi chúng ở cách nhau 1km, lực hấp dẫn giữa chúng có giá trị là:
A. 0,015N.	B. 0,15N.	C. 1,5N.	D. 15N.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 28 và 29.
Một hòn bi được ném từ mặt đất với vận tốc đầu 20m/s, xiên với góc nghiêng 300 so với phương ngang. Lấy g = 10m/s2.
28. Độ cao cực đại của vật có giá trị là:
A. 10m.	B. 20m.	C. 0,5m.	D. 5m.
29. Tầm bay xa có giá trị là:
A. 20m.	B. 34,6m.	C. m.	D. 3,46m.
30. Lò xo k1 khi treo vật 6kg thì giãn 12cm. Lò xo k2 khi treo vật 2kg thì giãn 4cm. Lấy g = 10m/s2. Các độ cứng k1 và k2 thỏa mãn:
A. k1 = k2.	B. k1 = 2k2.	C. k1 = k2.	D. k1 = k2.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 31 và 32.
Một vật m = 0,5kg đặt trên mặt bàn nằm ngang được kéo bằng lực 2N theo phương ngang. Cho hệ số ma sát bằng 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
31. Gia tốc của vật có độ lớn là:
A. a = 1,5 m/s2.	B. a = 4m/s2.	C. a = 6,5m/s2.	D. a = 2,5 m/s2.
32. Tại thời điểm t = 2s, lực F ngừng tác dụng. Vật sẽ dừng lại sau khi đi thêm quãng đường s bằng:
A. 1,8m.	B. 3,6m.	C. 4,5m.	D. 18m.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 33 và 34.
Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 250g, buộc vào đầu một sợi dây treo vào trần của toa tàu đang chuyển động. Góc lêïch của dây treo so với phương thẳng đứng là 50. Lấy g = 9,8m/s2.
33. Gia tốc của tàu có giá trị là:
A. a = 0,86m/s2.	B. a = 0,86m/s.	C. a = 0,86cm/s2.	D. a = 0,86mm/s2.
34. Lực căng T của dây có độ lớn là:
A. T = 2,64N.	B. T = 2,54N.	C. T = 2,49N.	D. T = 2,46N.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 35 và 36.
Một ôtô có khối lượng 1500kg chuyển động đều qua đoạn cầu cong vồng lên có bán kính cong là 80m, với vận tốc là 36km/h.Lấy g = 10m/s2.
35. Gia tốc hướng tâm của xe là:
A. aht = 1,25m/s2.	B. aht = 16,2m/s2.	C. aht = 0,125m/s2.	D. aht = 0,162m/s2.
36. Aùp lực của xe lên cầu khi xe qua điểm cao nhất có giá trị là:
A. 1312,5N.	B. 13125N.	C. 131250N.	D. 1312500N.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 37 và 38.
Trong thang máy, một người có khối lượng 60kg đứng trên một lực kế bàn, lấy g = 10m/s2.
37. Thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 0,2m/s2, lực kế chỉ:
A. 0N.	B. 588N.	C. 612N.	D. 600N.
38. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 0,2m/s2, lực kế chỉ:
A. 0N.	B. 588N.	C. 612N.	D. 600N.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 39 và 40.
Một vật được đặt ở đỉnh mặt phẳng nghiêng có chiều dài 100m, hệ số ma sát k=0,5. Lấy g=10m/s2.
39. Để vật vẫn nằm yên thì góc nghiêng phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây:
A. tan 0,5.	B. tan 0,5.	C. tan 0,75.	D. tan 0,75.
40. Cho = 300. Thời gian vật trượt hết mặt nghiêng là:
A. t = 296,18s.	B. t = 17,28s.	C. t = 8.605s.	D. t = 12,17s.
ĐÁP ÁN:
1D,	2B,	3C,	4D,	5B,	6A,	7C,	8D,	9D,	10D,	11B,	12C,	13B,	14C,
15C, 	16A,	17C,	18C,	19D,	20A,	21C,	22B,	23D,	24B,	25D,	26A,	27C,	28D,
29B,	30A,	31A,	32A,	33A,	34D,	35A,	36B	37B	38C	39A	40A.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10nc_hk1_TCBQ.doc