Kì thi học kì I năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 12

Kì thi học kì I năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 12

Câu 1 : Cho 0, 625 mol rượu etylic qua xúc tác H2SO4 ở nhiệt độ không dưới 170 0C thu được olefin A (hiệu suất phản ứng là 100%). Cho A qua dung dịch nặng thêm 10,5g.

Hiệu suất hấp thụ vào dung dịch Brom là (%):

 A. 40 B. 50 C. 60 D. 80

Câu 2: Một thể tích hơi rượu mạch hở A cháy hoàn toàn cho chưa đến bốn thể tích CO2 . Mặt khác một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa một thể tích H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Rượu A có cấu tạo:

 A. CH3 – CH2 - OH B. CH2 = CH -CH2OH

 C. CH2 = CH - CH2 - CH2OH D. Không xác định được

 

doc 7 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học kì I năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAKLAK KÌ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2005-2006
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU Môn hóa học lớp 12
 Thời gian 45 phút
Câu 1 : Cho 0, 625 mol rượu etylic qua xúc tác H2SO4 ở nhiệt độ không dưới 170 0C thu được olefin A (hiệu suất phản ứng là 100%). Cho A qua dung dịch nặng thêm 10,5g.
Hiệu suất hấp thụ vào dung dịch Brom là (%):
 A. 40 B. 50 C. 60 D. 80
Câu 2: Một thể tích hơi rượu mạch hở A cháy hoàn toàn cho chưa đến bốn thể tích CO2 . Mặt khác một thể tích hơi A cộng hợp được tối đa một thể tích H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Rượu A có cấu tạo:
 A. CH3 – CH2 - OH B. CH2 = CH -CH2OH
 C. CH2 = CH - CH2 - CH2OH D. Không xác định được 
Câu 3: Benzen không phản ứng với Br2 trong dung dịch nhưng phenol lại làm mất màu dung dịch Brôm nhanh chóng vì:
A. Phenol có tính axít.
B. Tính axít của phenol yếu hơn cả axit cacbonic.
C. Do ảnh hưởng của nhóm OH, các vị trí ortho và para trong phenol giàu điện tích âm, tạo điều kiện dễ dàng cho tác nhân Br+ tấn công.
D. Phenol không phải là một dung môi hữu cơ tốt như benzen. 
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng:
A. Amin luôn phản ứng được với axít.
B. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (giả sử phản ứng cháy chỉ tạo N2)
C. Khối lượng phân tử của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
D. A, B, C đều đúng. 
Câu 5 : Khi mỗi hỗn hợp phenol và anilin tác dụng với dung dịch NaOH 2M thì vừa hết 50 ml dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 50 g dung dịch HCl 21,96%.
 Phần trăm theo số mol của phenol trong hỗn hợp ban đầu là(%)
 A. 3 B. 33,3 C. 15 D. 66,7
Câu 6 : Chỉ ra điều sai :
A. Các amin đều có tính bazơ . 
B. Tính bazơ củacác amin đều mạnh hơn NH3.
C. Anilin có tính bazơ rất yếu.
D. Công thức tổng quát của một amin no, mạch hở bất kì là CnH2n+2+kNk.
Câu 7 : Để trung hòa 3,1 g một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là: 
 A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. Tất cả đều sai
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức chưa no có một liên kết ở mạch C ta thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol n H2O : n CO2 = 9 / 8. Công thức của amin là:
 A. C3H6N B. C4H8N C. C4H9N D. C3H7N 
Câu 9 : Điều nào sau đây luôn đúng:
A. CTTQ của một andehit no mạch hở bất kì CnH2n+2 - 2k Ok ( k là số nhóm – CHO).
B. Một andehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là andehit chưa no. 
C. Bất cứ andehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3 cũng tạo ra số mol bạc bằng 2 lần số mol anđêhít đã dùng.
D. A, B luôn đúng.
Câu 10: Đốt cháy một andehit A mạch hở được 8,8 g CO2 và 1,8 g nước. A có đặc điểm :
A. Đơn chức, no.
B. Chứa một nguyên tử các bon trong phân tử .
C. Số nguyên tử các bon trong phân tử là một số chẵn .
D. Đơn chức , chưa no một nối đôi
Câu 11 : Clo hóa PVC được một loại tơ Clorin chứa 66,6 % Clo. Số mắt xích PVC trung bình 1 phân tử Cl2 tác dụng với là:
 A. 3 B. 1 C. 4 D. Tất cả đều sai 
Câu 12: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 andehit đơn chức cần 5,6 lít H2 (đktc). Sản phẩm thu được hết với Na được 1,68 lít H2 (đktc). Hai andehit đó là:
Hai andehit no. 
Hai andehit chưa no.
C. Một andehit no, một andehit chưa no. 
D. Hai andehitđơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng.
Câu 13: CTĐGN của andehit A chưa no mạch hở chứa một liên kết ba trong phân tử là C2HO. A có CTCT là :
 A. C4H2O2 B. C6H3O3 C. C8H4O4 D. C10H5O5
Câu 14: Đốt cháy hết a mol một axit hữu cơ hai lần axit cần 0,5 a mol oxi. Axit này là :
 A. Axit chưa no một nối đôi . B. Axit chưa no một nối ba.
 C. HOOC – COOH D. COOH – CH2 – COOH.
Câu 15: Có các axit :
A1 : HCOOH A2 : CH3COOH A3 : Cl –CH2 - COOH
Tính axit sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. A 1 < A 2 < A 4 < A 3 < A 5 B. A 5 < A 4 < A 3 < A 2 < A 1
C. A 5 < A 3 < A 2 < A 4 < A 1 D. A 4 < A 2 < A 1 < A 3 < A 5
Câu 16: E 1 là este mạch hở, chưa no có 2 liên kết ở mạch các bon và 2 mạch nhóm chức . CTPT của E 1 có dạng:
A. CnH2n – 6O4 B .CnH2n –2O4 C .CnH2n –4O2 D. CnH2n –8O4.
Câu 17: 1.9 gam hồn hợp A gồm 1 rượu no đơn chức và 1 rượu không no đơn chức . Cho A hóa hơi thì được 1,12 lít (đktc). Thực hiện phản ứng este A với 30 gam axit axetic. Biết hiệu suất este hóa đối với mỗi rượu là 10 %.
Tổng khối lượng este thu được như sau:
 A. 8 B. 0,8 C. 1,6 D. 0,4
Câu 18: Sắp xếp các chất sau n-butan, metanol, etanol, nước theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần :
A. n-butan < metanol < etanol < nước. B. n-butan < etanol < metanol < nước.
C. n-butan < nước < metanol < etanol. D. metanol < etanol < nước < n-butan.
Câu 19: Để có được rượu etylic tuyệt đối (hoàn toàn không có nước) từ rượu 95 0, trong các phương thức sau:
1) Dùng tự chưng cất phân đoạn để tách rượu ra khỏi nước (rượu etylic sôi ở 780C, nước sôi ở 100 0C). 
2) Dùng Na . 
3) Dùng H2SO4 đặc đểû hút hết nước . 
 Ta có thể dùng phương pháp nào.
 A. Cả 3 phương pháp. B. Chỉ có 1 C. Chỉ có 1, 2 D. Chỉ có 2.
Câu 20: Cho 2 chất A ( CxHyOz) và B ( Cx’Hy’Oz’) . Đốt cháy A hoặc b ta đều thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ khối lượng m H2O : m CO2 = 27 : 44.
Từ A có thể điều chế B qua 2 phản ứng:
 A. A : C2H5OH và B: C3H7OH 
 B. A: C2H5OH và B: CH2OH - CH2OH
 C. A : CH3 - CH2OH và B: CH3– CHO 
 D. A: CH3 – CHOH - CH2OH và B: CH2OH - CH2OH 
Câu 21: Một hợp chất X có chứa vòng benzen, 2 nhóm thế ở vị trí octo đối với nhau. 0,1 mol X đốt cháy cho ra 30,8 g CO2 và 7,2 g H2O . X phản ứng với dung dịch NaOH và cho kết tủa với nước Br2. Xác định CTCT của X.
Tính số mol của X biết rằng khi cho X tác dụng với 1 lít nước Br2 0,05M thì lượng Br2 dư tác dụng vừa đủ với 6,64g KI.
Cho K= 39, I = 127
Câu 22: Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp :
1) Benzen + phenol 2) anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư).
3) anilin + dung dịch NaOH 4) anilin + nước
Hãy cho biết trong ống nghiệm nào có sự tách hợp (Tách làm 2 lớp chất lỏng).
 A. 1, 2, 3 B. Chỉ có 4 C. 3, 4 D. 1, 4
Câu 23: Bổ sung chuỗi phản ứng : 
Xác định (A) ,(B), (C),(D), (E) biết rằng (B) cho phản ứng tráng gương .
A. (A) : C2H2, (B) : CH3 - CHO, (C) : CH3– CH2OH
 (D) : CH3 – COOH (E) : CH3 – COOC2H5
B. (A) : C2H4 (B) : CH3 - CHO (C) : CH3 – CH2OH
 (D) : CH3 – COOH (E) : CH3 – COOC2H5
C. (A) : CH3 -C CH (B) : CH3 - CH2 - CHO (C) : CH3 – CH2 – CH2OH
 (D) : CH3 – CH2 – COOH (E): CH3 – CH2 – COOC3H7
D. (A) : CH3 - CC –H (B): CH3 -CO – CH3 (C): CH3 - C H(OH) - CH3
 (D) : CH3 – CH2 – COOH (E): CH3 – CH2 – COO –CH(CH3)2 
Câu 24: Một hỗn hợp X gồm 3 đồng phân A, B, Cmạch hở có CTPT chung là C3H6O. Khi cho 1/2 X tác dụng với Na dư thì lượng H2 tạo ra do A vừa đủ để bão hòa B, C trong 1/2 X còn lại. Biết rằng khối lượng của X là 34,8 g và khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư ta thu được 17,28 g Ag kết tủa. Xác định CTCT và khối lượng mỗi chất A, B, C trong hỗn hợp X . Cho Ag = 108.
A. 23,2g CH2 = CH- CH2OH ; 4,64 g CH3 – CH2 –CHO; 6,96 g CH3 –CO - CH3 .
B. 23,2g CH2 = CH- CH2OH ; 3,48 g CH3 – CH2 –CHO; 2,32 g CH3 –CO - CH3 .
C. 16,6g CH2 = CH- CH2OH ; 4,64 g CH3 – CH2 –CHO; 7,76 g CH3 –CO - CH3 .
D. 16,6g CH2 = CH- CH2OH ; 7,76 g CH3 – CH2 –CHO; 4,64g CH3 –CO - CH3 .
Câu 25: Một hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức (A), (B) (chỉ chứa axit và đồng đẳng kế tiếp). Chia X làm 2 phần bằng nhau :
 -1/2 X trung hòa 0,5 lít dung dịch NaOH 1 M .
 -1/2 X với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư cho ra 43,2 g Ag kết tủa.
Xác định CTCT và khối lượng A, B trong hỗn hợp X. Cho Ag = 108.
A. 9,2 g HCOOH; 18 g CH3 COOH. B. 18 g CH3 COOH ; 44,4 g C2H5 – COOH.
C. 18,4 g HCOOH; 36 g CH3 COOH. D. 36g CH3 COOH ; 44,4 g C2H5 – COOH.
Câu 26: Để phản ứng este hóa có hiệu suất cao hơn (cho ra nhiều este hơn) , ta nên :
1) Tăng nhiệt độ . 2) Dùng H+ xúc tác .
3) Dùng nhiều axit ( hay rượu ) hơn. 4) Dùng OH - xúc tác .
Trong 4 biện pháp trên ta nên chọn biện pháp nào : 
 A. 1, 2 B. 3, 4 C. 2,3 D. 3
Câu 27: Một hỗn hợp X gồm 2 este (A) , (B) có cùng CTCT C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Xà phòng hết 0,2 mol X, ta cần 0,3 lít dung dịch NaOH 1 M, thu được 3 muối. Tính khối lượng mỗi chất muối.
A. 8,3 g CH3COONa; 14,4 g C6H5COONa; 11,6 g C6H5ONa; 
B. 4,1 g CH3COONa; 14,4 g C6H5COONa; 11,6 g C6H5ONa; 
C. 8,2 g CH3COONa; 7,2 g C6H5COONa; 5,8 g C6H5ONa; 
D. 4,1 g CH3COONa; 14,4 g C6H5COONa; 17,4 g C6H5ONa; 
Câu 28 : A là hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O. A tham gia phản ứng tráng gương và cũng tham gia phản ứng với dung dịch NaOH . Đốt cháy hết a mol A thu được 3a mol gồm CO2 và H2O. A là :
 A. HCOOH B. HCOOCH3 C. HOOC – COOH D. H – CO - COOH
Câu 29: Có hai chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, O. trong phân tử. Đốt cháy mỗi chất đều cho số mol CO2 = số mol H2O = số mol O2 đã dùng. Biết các chất trên đều tác dụng được với NaOH. Hai chất đó là:
 A. Hai rượu no, đơn chức. B. Một axit đơn chức 
 C. Một phenol, một axit thơm. D. CH3COOH và HCOOCH3.
Câu 30: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH , H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2. CTCT hợp lý của hợp chất là: 
 A.CH3–CH(NH2)- CO– OH B. NH2- CH2 - CH2 – C OOH
 C. CH2 = CH – COONH4 D. Cả A và B đều đúng.
Câu 31: Ba chất hữu cơ A, B, C. Khối lượng phân tử lập thành một cấp số cộng . Bất cứ chất nào khi cháy cũng chỉ tạo CO2 và H2O trong đó tỷ số nCO2 : n H2O = 2 : 3. Vậy A, B, C là: 
 A. Ba axit đơn chức no liên tiếp. B. HCHO, CH3CHO, C2H5CHO
 C. C2H6, , C2H6 O, C2H6 O2 , D. C3H8 , C2H6 O, C3H8 O2
Câu 32: Chỉ ra điều sai trong số các điều sau:
Không có axit hai chức chưa no nào cháy hết tạo ra số mol CO2 nhỏ hơn bốn lần số mol axit đã dùng
Bất cứ andehit đơn chức nào khi tráng gương hoàn toàn đều tạo ra tối đa một lượng Ag có số mol gấp đôi andehit đã dùng.
Một axit hữu cơ bất kỳ khi cháy cho số mol H2O = số mol CO2 thì axit này phải là axit đơn chức no, mạch hở.
Các este fomiat có thể tráng gương được . 
Câu 33: A là một dẫn xuất của bezen có CTPT: C7H9NO2 .Một mol A tác dụng vừa đủ với NaOH, cô cạn thu được 144 g muối khan.CTCT của A là: 
Câu 34: A, B là hợp chất hữu cơ liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 9,16 g hỗn hợp A, B được 22 g CO2 và 11,16 g H2O A, B là: 
 A. CH3CHO và C2H5CHO. B. C4H10O và C5H12O.
 C. CHO – CHO và CHO - CH2 - CHO D. Không thể xác định được .
Câu 35: Để nhận biết 5 chất : dung dịch H- COOH, rượu etylic : dung dịch CH3COOH, glixêrin, dung dịch CH3CHO , bốn học sinh đã mở đầu thí nghiệm như sau: Lấy một mẫu thử cho tác dụng với :
A . Cu(OH)2; chất tạo ra dung dịch màu xanh thẫm là Glixêrin.
AgNO3 / NH3, mẫu thử có Ag kết tủa là dung dịch CH3CHO.
Na, mẫu thử có H2 bay hơi là rượu êtylic.
Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 36: Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
Khối lượng phân tử của một amino axit ( gồm một chức -NH2 - và một chức - COOH) luôn là số le.
Hợp chất aminoaxit có tính lưỡng tính.
C. Đung dịch aminoaxit không làm giấy quỳ đổi màu.
D. Thủy phân trong protit bằng axit hoặc bằng kiềm sẽ cho một hỗn hợp các amino axit.
Câu 37: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm - COOH. Cho 0,89 gam X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255 g muối.
Công thức cấu tạo của X có thể : 
 A. NH2- CH2 – COOH B. CH3 – CH(NH2) - COOH
 C. CH3-CH(NH2) – CH2 –COOH D. C3H7 – CH(NH2) – COOH
* Chia hỗn hợp X gồm 2 andehit đồng đẳng liên tiếp thành 2 phần bằng nhau : 
 Phần 1 : Cộng H2 thu được 2 rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu này thu được 6,6 g CO2 và 4,5 H2O. 
 Phần 2: Tác dụng với AgNO3 / NH3 thu được mg Ag kết tủa:
Câu 38: Công thức phân tử của 2 anđêhít là:
 A. C3H4O và C3H6O B. C3H6O và C4H8O
 C. CH2O và C2H4O D. Không xác định được vì không biết an dehit no hay chưa no.
Câu 39 : m bằng (gam) :
 A. 32,4 B. 21,6 C. 43,2 D. 27
 Câu 40 : Phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp 2 rượu là (%) :
 A. 39,5 và 60,5 B. 28 và 72 C. 50 và 50 D. 41,02 và 58,98
 ________________________________Hết _____________________________
Giáo viên : Lê Thị Hồng Vân.
Trường THPT chuyên Nguyễn Du.
 Đáp án 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
x
x
x
x
x
B
x
x
x
x
C
x
x
x
x
x
x
D
x
x
x
x
x
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
x
x
x
x
x
B
x
x
x
x
C
x
x
x
x
x
x
D
x
x
x
x
x

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Hoa12_hk1_TNDU.doc