Kĩ năng đọc, hiểu văn bản

Kĩ năng đọc, hiểu văn bản

A. PHẦN LÍ THUYẾT

I. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VĂN HỌC

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp

không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tình

cảm của mình với người thân, bạn bè.

b. Đặc trưng:

- Tính cụ thể

- Tính cá thể

- Tính cảm xúc

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không giới hạn về đối tượng

giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

b. Đặc trưng:

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể

3. Phong cách ngôn ngữ chính luận

a. Khái niệm:

b. Đặc trưng:

pdf 26 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1173Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng đọc, hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1/26 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
* THỰC TRẠNG ĐỌC HIỂU MÔN VĂN CỦA HỌC SINH 
Đa số học sinh có tâm lí ngán ngại, không thích học môn Ngữ văn, đặc biệt là giờ Đọc văn. 
Nên các bước tiến hành đọc – hiểu hầu hết HS chưa nắm vững. Ngay cả văn bản đã học, HS 
cũng chưa hiểu rõ. Do không chú tâm vào bài học nên tiếp thu bài không đầy đủ, chưa cảm 
nhân được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
Khi dùng một văn bản chưa được học vào bài tập vận dụng thì đa số HS không biết cách đọc – 
hiểu. Dẫn đến hiểu chưa đủ, chưa đúng thậm chí là hiểu sai. Khi tiếp xúc với văn bản mới, dù 
loại văn bản đó đã được hướng dẫn đọc – hiểu rồi thì HS vẫn lúng túng không biết khai thác 
văn bản để hiểu văn bản một cách trọn vẹn. 
* NGUYÊN NHÂN 
- Chương trình nhiều, học nhiều tiết trong tuần, nhiều bài, bài học thường dài (so với nhiều 
môn khác). 
- Nhu cầu nghề nghiệp, việc làm của xã hội. 
- Về phía HS: 
+ Ảnh hưởng từ định hướng nghề nghiệp của CMHS. 
+ HS chưa xác định đúng vai trò, vị trí của môn Ngữ văn trong đời sống. 
+ HS thường không chú ý trong giờ học, không hiểu bài, học bài không thuộc, chán học. 
- Về phía GV: 
+ Vận dụng các phương pháp dạy chưa tốt. 
+ Các bước lên lớp còn công thức. 
+ Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài còn đơn điệu. 
+ Do áp lực chương trình, thời gian: nói nhanh, nói nhiều (chưa tạo điều kiện cho HS trình bày 
ý kiến, phát hiện của cá nhân HS). 
* MỘT SỐ BIỆN PHÁP MÌNH THẤY CẦN THIẾT 
- Đặt câu hỏi nhỏ kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của học sinh trước khi đọc – hiểu văn bản ở 
lớp. 
- Tìm những tấm gương học khối Xã hội thành công trong sự nghiệp nhờ khả năng giao tiếp. 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2/26 
- Những người học khối Xã hội từ các Học viện chính trị, quản lí giáo dục,.đa số giữ 
cương vị lãnh đạo. 
- Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lí học cho thấy HS sẽ tiếp thu kiến thức một cách có hiệu 
quả khi các em hứng thú với việc học. Và thực tế dạy học cũng đã khẳng định được điều đó. 
Vì vậy, việc gây hứng thú để HS thích học môn Ngữ văn là một vấn đề rất quan trọng và cần 
thiết. 
Dưới đây là kiến thức phần lý thuyết kèm theo bài tập chi tiết được soạn và sư tầm theo chương trình 
thi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng sẽ giúp ít cho các bạn. 
* PHẠM VI: 
a. Văn bản văn học (Văn bản nghệthuật): 
- Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm) 
- Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản đượchọc trong chương trình). 
b. Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con 
người và cộng đồngtrong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường,năng 
lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tấtcả các thể loại cũng như các 
kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại vănbản nghị luận và văn bản báo chí). 
A. PHẦN LÍ THUYẾT 
I. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VĂN HỌC 
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp 
không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tình 
cảm của mình với người thân, bạn bè. 
b. Đặc trưng: 
- Tính cụ thể 
- Tính cá thể 
- Tính cảm xúc 
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không giới hạn về đối tượng 
giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp. 
b. Đặc trưng: 
- Tính hình tượng 
- Tính truyền cảm 
- Tính cá thể 
3. Phong cách ngôn ngữ chính luận 
a. Khái niệm: 
b. Đặc trưng: 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 3/26 
- Tính công khai về quan điểm chính trị 
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận 
- Tính truyền cảm, thuyết phục 
4. Phong cách ngôn ngữ khoa học 
a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến 
khoa học. 
b. Đặc trưng: 
- Tính khái quát, trừu tượng 
- Tính lí trí, logic 
- Tính khách quan, phi cá thể. 
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính 
a. Khái niệm: là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính (giữa nhà nước và 
nhân dân, giữa nhân dân với nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước,...) 
b. Đặc trưng: 
- Tính khuôn mẫu 
- Tính minh xác 
- Tính công vụ 
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí 
a. Khái niệm: là kiểu diễn đạt trong văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng 
b. Đặc trưng: 
- Tính thông tin thời sự 
- Tính ngắn gọn 
- Tính sinh động, hấp dẫn. 
II. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG CỦA VĂN BẢN 
1. Đề tài 
a. Khái niệm: là thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm. 
b. Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,... viết về đề tài nông dân. 
2. Chủ đề 
a. Khái niệm: là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà 
văn cho là quan trọng nhất,... 
b. Ví dụ: Thông qua Mị và A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã đặt ra vấn đề về số phận 
con người - những con người dưới đáy xã hội và giải quyết các vấn đề đó, thức tỉnh họ, đưa họ đến với 
Cách mạng và cho họ một cuộc sống mới. 
3. Tư tưởng 
a. Khái niệm: là cách giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm theo một khuynh hướng nhất định vốn có 
ở lập trường, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ và phương pháp sáng tác của nhà văn. 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 4/26 
b. Ví dụ: Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao nói về một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy 
vào con đường tha hóa, đồng thời khẳng định tính lương thiện của họ ngay trong khi bị mất cả nhân 
hình, nhân tính. 
III. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 
1. Thao tác lập luận giải thích: 
- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. 
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ 
cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. 
- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời. 
2. Thao tác lập luận phân tích: 
- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội 
dung, hình thức của đối tượng. 
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất 
định. 
3. Thao tác lập luận chứng minh: 
- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. 
- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải 
phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt 
chẽ và hợp lí. 
4. Thao tác lập luận so sánh: 
- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. 
- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan 
điểm, ý kiến của người viết. 
5. Thao tác lập luận bình luận: 
- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề . 
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến 
nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình. 
6. Thao tác lập luận bác bỏ: 
- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai . 
- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý 
kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần. 
- Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn. 
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHÉP LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 
1. Phép lặp: 
- Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây 
là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau. 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 5/26 
- Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lạ i 
những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng... 
* Các phương tiện dùng trong phép lặp là: 
- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm 
- Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ 
- Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp 
2. Phép thế: 
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự 
vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa 
chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại 
từ. 
3. Phép liên tưởng: 
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng 
nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong 
văn bản. 
4. Phép nghịch đối: 
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn 
bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng 
trong phép nghịch đối là: 
- Từ trái nghĩa 
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định) 
- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối) 
- Từ ngữ dùng ước lệ 
5. Phép nối: 
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú 
pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong 
văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau. 
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây: 
- Kết từ, 
- Kết ngữ, 
- Trợ từ, phụ từ, tính từ, 
- quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này 
riêng ra thành phép tỉnh lược) 
V. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 
1. So sánh: 
a. Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng 
để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. 
b. Các kiểu so sánh: 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 6/26 
- Phân loại theo mức độ 
+ So sáng ngang bằng 
+ So sánh không ngang bằng 
- Phân loại theo đối tượng 
+ So sánh các đối tượng cùng loại 
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại 
2. Nhân hóa: 
a. Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên 
gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên 
sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
b. Các kiểu nhân hóa: 
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió, 
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật: 
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời” ( Tây Tiến – Quang Dũng) 
"Sông Đuống trôi đi 
Một dòng lấp lánh 
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” (Bên kia sông Đuống – Boàng Cầm) 
- Trò chuyện với vật như với người: 
“Trâu ơi ta bảo trâu này” (Ca dao) 
3. Ẩn dụ 
a. Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét 
tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
b. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: 
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình  ... i mẹ và nêu hậu quả. 
- Bài học nhận thức và hành động? 
Bài tập 9. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới : 
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng 
như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi 
trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng 
không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như 
A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, 
như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng 
hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước 
nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. 
 Mỵ đứng lặng trong bóng tối. 
 Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. 
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 22/26 
Câu 3. Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi 
diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ? 
Câu 4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ? 
Câu 5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng? 
Câu 6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm 
nay. 
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT 
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 
Câu 2: Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và 
cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. 
Câu 3: Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm 
trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng 
từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị 
Câu 4: Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản : 
- Ý nghĩa tả thực: nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị 
hổ ăn thịt. 
- Ý nghĩa tượng trưng: Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây ra. Đó cũng là nơi 
không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương 
người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng 
tự do toả sáng từ trong cái chết. 
Câu 5. Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép 
lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn 
còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Như 
vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát 
(không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì “liều”. 
Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng 
đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng 
của Tô Hoài. 
Câu 6. Đoạn văn đảm bảo các ý: 
- Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tậm trạng và hành động cởi trói. 
- Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng? 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 23/26 
- Ý nghĩa của thình yêu thương con người của tuổ trẻ? 
- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó? 
- Bài học nhận thức và hành động? 
Lưu ý: đây là dạng đề được ra theo hướng “mở”, phần hướng dẫn chi tiết trên chỉ mang tính tham 
khảo, không phải là đáp án duy nhất cho các đề bài trên. 
C. MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN 
Bài tập 1. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
“Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. () 
Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa.Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy 
ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn.Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ mới một cách rõ 
rệt.Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa .Xuân Diệu đốt cảnh 
Bồng Lai và xưa ai nấy về hạ giới.Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu 
diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ ĐơNô-ai và trong văn Gi-nơ.() 
Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã 
bắt đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-
len.() 
Trái hẳn với lối thơ tả chân Hàn Mặc Tử- Chế Lan Viên .Cả hai đều chịu ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua 
Bơ-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ ét-gaPô, tác giả tập ” Chuyện lạ”.Có khác chăng là Chế Lan Viên đã 
đi từ Bô-đơle, ét-gaPô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đơ-le, ét-
gaPô và đi thêm một đoạn nữa gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa.() 
Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm 
bảy nhà thơ Pháp. ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng .Sự thực đâu có thế.Tiếng Việt, tiếng 
Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn .Sự thực thì 
khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến ĐơNô-ai  Thi văn Pháp không mất bản sắc Việt 
Nam .Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” 
(Theo Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam) 
Câu 1. Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt nào ? 
Câu 2.Tác giả viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào? 
Câu 3. Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác 
lập luận nào khác nữa không? Tác dụng? 
Bài tập 2. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
« . Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. 
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn 
mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu 
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. 
Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. » 
Câu 1. Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt nào ? 
Câu 2. Xác định ý chính của đoạn văn? 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 24/26 
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? 
Bài tập 3. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
Trên những trang vở học sinh 
Trên bàn học trên cây xanh 
Trên đất cát và trên tuyết 
Tôi viết tên em 
Trên sức khỏe được phục hồi 
Trên hiểm nguy đã tan biến 
Trên hi vọng chẳng vấn vương 
Tôi viết tên em 
Và bằng phép màu một tiếng 
Tôi bắt đầu lại cuộc đời 
Tôi sinh ra để biết em 
Để gọi tên em 
TỰ DO 
(Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120) 
Câu 1. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? 
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên 
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên 
Câu 4. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng 
chữ in hoa? 
Câu 5. Viết một bài văn ngắn khoảng 150 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của độc lập, 
tự do trong giai đoạn hiện nay. 
Bài tập 4. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày 
một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể 
thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt 
cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá 
trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” 
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân) 
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 25/26 
 Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. 
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. 
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng một 
mặt giấy thi. 
Bài tập 5. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại 
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi 
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn 
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi! 
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy) 
Câu 1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ? 
Câu 2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? 
Câu 3. Viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ. 
Bài tập 6. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
 “Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu thương của 
dân tộc giành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt 
Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước. 
Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu 
chiến binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi 
viếng Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. 
Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy.”. 
(Theo Dân trí) 
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 
Câu 2. Nội dung của văn bản trên? 
Câu 3. Hãy đặt tên cho văn bản trên 
Câu 4. Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên (không quá 300 từ). 
Bài tập 7. Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau : 
Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
Thương nhau tre không ở riêng 
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người 
Chẳng may thân gãy cành rơi 
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng 
GÓC HỌC TẬP 
KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 26/26 
Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 
Lưng trần phơi nắng phơi sương 
Có manh áo cộc tre nhường cho con 
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 
Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? 
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Câu 3. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. 
Câu 4. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu 
đạt vấn đề gì? 
Câu 5. Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hình ảnh cây tre 
trong tiềm thức của con người Việt Nam. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfki_nang_doc_hieu_van_ban.pdf