Khóa luận Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro

Khóa luận Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro

Trong những năm gần đây với chính sách mở rộng đầu tư về mọi mặt của Nhà

nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng

cao. Song song với nhu cầu về vật chất thì nhu cầu tinh thần đặc biệt không thể thiếu

được. Từ lâu con người đã thích trồng hoa, cây cảnh vừa để trang trí cho đẹp, vừa để

giải trí tinh thần. Mỗi người thích trồng một loài hoa khác nhau, việc lựa chọn loài hoa

nào thường tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu của vùng đó, vẻ đẹp của hoa, cũng như là

hoa đó có dễ trồng và chăm sóc hay không. Hoa lan được nhiều người ưa thích, bởi lẽ

hoa lan có cấu trúc kiêu kì và phức tạp, nhất là bộ phận môi có những nét chạm trổ rất

tinh vi, lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, dễ chăm sóc và mỗi người

có thể chọn loại hoa lan mình thích tuỳ theo túi tiền của mình mà vẫn thoả mãn được

thú vui tao nhã

 

pdf 42 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2224Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU 
Tài liệu bạn đang xem được download từ website 
WWW.AGRIVIET.COM 
WWW.MAUTHOIGIAN.ORG 
»Agriviet.com là website chuyên đề về nơng nghiệp nơi liên kết mọi thành viên 
hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, chúng tơi thường xuyên tổng hợp tài liệu về tất cả 
các lĩnh vực cĩ liên quan đến nơng nghiệp để chia sẽ cùng tất cả mọi người. Nếu tài liệu 
bạn cần khơng tìm thấy trong website xin vui lịng gửi yêu cầu về ban biên tập website để 
chúng tơi cố gắng bổ sung trong thời gian sớm nhất. 
»Chúng tơi xin chân thành cám ơn các bạn thành viên đã gửi tài liệu về cho chúng tơi. 
Thay lời cám ơn đến tác giả bằng cách chia sẽ lại những tài liệu mà bạn đang cĩ cùng 
mọi người. Bạn cĩ thể trực tiếp gửi tài liệu của bạn lên website hoặc gửi về cho chúng tơi 
theo địa chỉ email Webmaster@Agriviet.Com 
Lưu ý: Mọi tài liệu, hình ảnh bạn download từ website đều thuộc bản quyền của tác giả, 
do đĩ chúng tơi khơng chịu trách nhiệm về bất kỳ khía cạnh nào cĩ liên quan đến nội 
dung của tập tài liệu này. Xin vui lịng ghi rỏ nguồn gốc “Agriviet.Com” nếu bạn phát 
hành lại thơng tin từ website để tránh những rắc rối về sau. 
Một số tài liệu do thành viên gửi về cho chúng tơi khơng ghi rỏ nguồn gốc tác giả, 
một số tài liệu cĩ thể cĩ nội dung khơng chính xác so với bản tài liệu gốc, vì vậy nếu bạn 
là tác giả của tập tài liệu này hãy liên hệ ngay với chúng tơi nếu cĩ một trong các yêu cầu 
sau : 
• Xĩa bỏ tất cả tài liệu của bạn tại website Agriviet.com. 
• Thêm thơng tin về tác giả vào tài liệu 
• Cập nhật mới nội dung tài liệu 
 www.agriviet.com 
Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Mở đầu 
PHẦN I: GIỚI THIỆU 
Trong những năm gần đây với chính sách mở rộng đầu tư về mọi mặt của Nhà 
nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng 
cao. Song song với nhu cầu về vật chất thì nhu cầu tinh thần đặc biệt không thể thiếu 
được. Từ lâu con người đã thích trồng hoa, cây cảnh vừa để trang trí cho đẹp, vừa để 
giải trí tinh thần. Mỗi người thích trồng một loài hoa khác nhau, việc lựa chọn loài hoa 
nào thường tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu của vùng đó, vẻ đẹp của hoa, cũng như là 
hoa đó có dễ trồng và chăm sóc hay không. Hoa lan được nhiều người ưa thích, bởi lẽ 
hoa lan có cấu trúc kiêu kì và phức tạp, nhất là bộ phận môi có những nét chạm trổ rất 
tinh vi, lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, dễ chăm sóc và mỗi người 
có thể chọn loại hoa lan mình thích tuỳ theo túi tiền của mình mà vẫn thoả mãn được 
thú vui tao nhã. 
Phong lan ở nước ta rất phong phú và đa dạng, có nhiều giống khác nhau như: 
Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium, Mokara, Vanda, Dendrobium chúng đều cho hoa 
rất đẹp và mang nhiều màu sắc khác nhau. Nó có thể dùng để trang trí, trưng bày, làm 
đẹp, dùng trong các buổi lễ hay người ta có thể bán hoa cắt cành-kinh doanh. Trong 
số đó có lẽ Dendrobium là giống đặc sắc nhất từ màu sắc, dạng hoa cho đến giống loài. 
Mặc khác, Dendrobium cũng rất dễ trồng, rất siêng hoa và lâu tàn. Do đó nó rất được 
ưa chuộng và được trồng phổ biến nhất nước ta hiện nay nhằm phục vụ cho nhu cầu 
cuộc sống. 
Các nhà trồng lan không ngừng tìm kiếm các giống lan mới để thõa mãn sự 
hiếu kì của mình hoặc có thể đem bán. Có hai cách để có được giống lan mới. Một là, 
sưu tập những giống lan hoang dại trong rừng đem về thuần hóa, tạo các điều kiện 
nhân tạo giống tự nhiên để cây lan có thể ra hóa. Phương pháp này gặp nhiều rủi ro do 
điều kiện môi trường không thuận lợi cho cây lan phát triển. Hai là, tạo ra những giống 
lan lai mới, cây lan lai sẽ mang những đặc tính tốt vựơt trội của cả bố mẹ, có thể thỏa 
mãn được nhu cầu của người thưởng thức lan. Tuy nhiên khi hai cây lan lai với nhau 
đạt kết quả và tạo trái cần phải kết hợp với phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm để 
hạt lan có thể nẩy mầm dễ dàng. Có như vậy mới có thể kiểm tra kết quả của việc lai 
hai cây lan. 
 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu: 
Nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro. 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 1 
Khoá luận tốt nghiệp - 2005 Tổng quan tài liệu 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 2 
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
I. Giới thiệu họ lan: 
1.1 Đặc điểm chung: 
Các họ lan được đánh giá là một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc 
thảo mộc, bao gồm hơn 25.000 ngàn loài khác nhau, cùng với những loài mới được 
khám phá và mô tả theo từng năm. Do bởi chúng được phân bố vùng rộng lớn, trải 
dài từ đường xích đạo cho đến Bắc cực, từ đồng bằng cho đến các vùng núi băng 
tuyết, các loài lan rất khác biệt nhau: Lan đất (phát triển mọc trong đất kháng 
nước); thực vật biểu sinh hoặc thực vật phụ sinh (phát triển phía trên mặt đất hoặc 
sống bám trên các loại thảo mộc khác, thu hút chất dinh dưỡng và nước từ môi 
trường xung quanh); thực vật phát triển trên mặt đá hoặc ngay cả dưới mặt đất 
(phát triển dưới bề mặt của môi trường cấy trồng). 
Những nhà sáng lập ngành Lan học đáng kể là triết gia người Hy Lạp 
Theophrastus (372-287 trước Công nguyên) và sau này là nhà thực vật học người 
Thụy Điển Linnaeus (1707-1778). Chính Theophrastus là người đầu tiên sử dụng từ 
Hy Lạp “Orchis” để chỉ nhóm Lan [4]. 
1.2 Đặc điểm hình thái: 
1.2.1 Cơ quan dinh dưỡng: 
 Giả hành (thân giả): chỉ xuất hiện trên các loài lan đa thân. Giả hành là 
bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Giả hành 
tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất 
dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Giả hành 
cũng là cơ quan dự trữ nước[11]. 
 Thân: Thân vẩy giả có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo giống lan. 
Trên thân có đốt, trên mỗi đốt mọc một nhánh lá hoặc lá bao. Thân là cơ 
quan dự trữ nước và chất dinh dưỡng, mầm hoa và mầm lá đều mọc từ 
phần gốc của bộ phận thân rễ[12]. Chỉ có các loài đơn thân và một số 
loài của giống Dendrobium và Epidendrum vừa có giả hành, vừa có thân. 
Các loài lan có thân thường không có cơ quan dự trữ nước và chất dinh 
dưỡng[11]. 
 Lá: là cơ quan dinh dưỡng của hoa lan, là xưởng chế tạo chất dinh dưỡng 
bằng quang hợp. Phiến lá thường có hình lưỡi kiếm dài, số lượng và hình 
dạng lá khác nhau tùy chủng loại lan khác nhau [12]. Lá có thể mọc đối 
xứng qua gân chính hay không, lá sát nhau ở gốc hay xếp cách có bẹ úp 
lên nhau, chia đốt đều đặn, có khi thoái hóa thành vẩy hay phình lên, 
mọng nước, hình dạng rất khác nhau [11]. 
 Căn hành (thân-rễ): chỉ gặp ở lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo các 
cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc 
Khoá luận tốt nghiệp - 2005 Tổng quan tài liệu 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 3 
hưu niên. Mắt lá nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống 
cây lan [11]. 
 Rễ: ở lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ơû các loài đơn 
thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của 
các loài lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, 
giống bọt biển bao quanh gọi là mạc. Mạc có thể hấp thụ hơi nước của 
không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương đọng [11]. 
1.2.2 Cơ quan sinh sản: 
 Hoa: tập hợp thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa lưỡng tính, đối xứng 
hai bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành 2 vòng: 3 mảnh vòng 
ngoài (đài hoa) và 2 mảnh vòng trong (cánh hoa) bé hơn mảnh thứ 3 ở 
vòng trong. Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn, gọi là cánh 
môi [13]. 
 Quả: khi khô, mở thành 3-6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, thường không 
có nội nhũ. Do nhẹ nên hạt dễ phát tán nhờ gió. Ơû nhiều loài, trong quả 
có những lông hút nước dùng để bắn hạt đi. Phôi trong hạt phát triển yếu, 
không phân hóa thành cơ quan. Hạt muốn nẩy mầm cần có nấm cộng 
sinh [13]. 
1.3 Đặc điểm về phân loại. 
Orchidaceae là một họ rất lớn thuộc lớp Đơn tử diệp, phân bố khắp nơi trên thế 
giới [16]. 
 Ở vùng ôn đới, ta gặp nhiều loài sống ở đất như địa lan; một số loài hoại 
sinh không diệp lục và sống nhờ vào chất mục nát trong đất; có loài ở 
Úc Châu có thể sống ngầm dưới đất như nấm. 
 Ơû vùng nhiệt đới, ta sẽ gặp nhiều loài phụ sinh sống trên cây khác như 
Cattleya, Oncidium, Laelia tập trung nhiều ở vùng Trung Mỹ; ở Đông 
Nam Á đặc sắc nhất là Dendrobium và còn có Cypripedium, 
Phalaenopsis, Cymbidium có nguồn gốc ở Indonesia. 
 Một số loài lan sống trên đá như thạch lan. 
Cây lan có thể chia làm hai nhóm [11]: 
 Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cây dài 
ra mãi. Nhóm đơn thân chia làm hai nhóm phụ: 
- Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp 
thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẻ với lá của 
hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis 
- Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): 
Papilionanthe, Luisia 
 Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ 
vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ: 
Khoá luận tốt nghiệp - 2005 Tổng quan tài liệu 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 4 
- Nhóm ra hoa phía trên như: Cymbidium, Dendrobium, Oncidium 
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum 
 Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: 
Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea 
Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh sản. 
a. Cấu tạo hoa chi tiết. 
b. Quả lan chín. 
Hình 2.2: Một số giống hoa đẹp của họ Orchidaceae. 
Khoá luận tốt nghiệp - 2005 Tổng quan tài liệu 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 5 
II. Giới thiệu về Dendrobium. 
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố: 
Giống lan này được đặt tên vào năm 1799. Chữ Dendrobium có nguồn gốc của 
chữ Hy Lạp. Dendro có nghĩa là cây gỗ, cây lớn; bio là sống, vì tất cả các loài của 
Dendrobium đều là phụ sinh sống bám trên cây gỗ [16]. 
Dendrobium rất phong phú về chủng loại, nay lớn thứ nhì của họ Lan với 
khoảng 1.600 loài phân bố ... có lông hút, nhưng ít 
0,5 K5 5-7 3-4 2-3 Protocorm xanh, 
nhưng ít 
2ppm 
BA + 
IBA 
1 K6 4-5 2-3 1,5-2,5 Protocorm nhỏ, hơi 
vàng, ít 
Bảng 5: Kết quả nhân protocorm trên môi trường Knudson’C với kích thích tố 
khác nhau. 
- Sau 2 tuần, bắt đầu xuất hiện protocorm mới, có lông hút. Số 
lượng và kích thước thay đổi tuỳ theo môi trường. 
- Sau 3 tuần, có một số protocorm bật chồi mới. 
- Sau 4 tuần các chồi mới phát triển mạnh, tuỳ theo môi trường 
mà số lượng và chiều cao chồi mới khác nhau. 
 Dựa vào bảng kết quả chúng tôi nhận thấy: 
- Sau 2 tuần, môi trường K1, không thấy sự xuất hiện của 
protocorm mới. Sang đến tuần thứ 3, mới xuất hiện protocorm 
mới. Số lượng protocorm mới tạo thành rất ít, có màu xanh. Một 
số protocorm bật chồi vào giữa tuần thứ 4, nhưng số lượng này 
rất ít, chỉ khoảng 1-2 chồi. 
- Ơû môi trường K2, sự nhân protocorm diễn ra nhanh và mạnh. 
Sau 2 tuần, đã xuất hiện nhiều protocorm mới. Sau 4 tuần, số 
lượng protocorm mới tạo thành rất nhiều, các protocorm này 
xanh mướt, to, xung quanh có nhiều lông tơ trắng mịn. Vào giữa 
Download» 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 39 
tuần thứ 3, có một số protocorm mới bật chồi, tuy số lượng chồi 
nhiều, nhưng chiều cao chồi rất thấp. 
- Số lượng protocorm mới tạo thành nhiều ở môi trường K3, sau 2 
tuần, đã xuất hiện những protocorm mới. Sang đến tuần 4, số 
lượng protocorm đã rất nhiều, tuy nhiên các protocorm này nhỏ, 
có một số protocorm có màu trắng. Hầu hết các protocorm mới 
đều không bật chồi. 
? Trong các môi trường K1, K2, K3, dưới tác dụng của kích thích tố BA, 
các mẫu cấy đều tạo thành protocorm mới. Các protocorm tạo thành 
càng nhiều khi nồng độ kích thích tố tăng lên, nhưng chất lượng 
protocorm thì ngược lại (protocorm nhỏ và trắng). Như vậy, với nồng 
độ kích thích tố thích hợp sẽ tác động tốt đến sự phân chia tế bào, 
nhưng khi nồng độ khá cao, thì cũng có thể gây độc. 
- Sau 2 tuần, trong các môi trường K4, K5, K6, đã thấy xuất hiện 
protocorm mới. Tuy nhiên, sau 4 tuần, số lượng protocorm này 
hầu như không đổi. Trong môi trường K5 và K6, các protocorm 
có màu xanh mướt, to, có lông hút. Số lượng protocorm trong 
môi trường K6, ít hơn, protocorm có màu xanh hơi vàng, nhỏ. 
- Sang đến tuần thứ 3, các protocorm bật chồi, sang đến tuần thứ 
4 các protocorm phát triển mạnh, giai đoạn này hầu hết các mẫu 
hạn chế tạo protocorm mà chỉ chủ yếu tạo chồi. So sánh giữa 
cacù môi trường, thì môi trường K5 tạo thêm nhiều chồi mới hơn, 
các chồi mới có màu xanh mướt, và khi bật chồi thì chồi xanh 
tốt và đồng loạt hơn hai môi trường còn lại, có một số chồi có rễ 
nhỏ, màu trắng, dài từ 0,1-0,3 cm. 
? Có sự khác biệt rõ rệt về số lượng chồi mới, chiều cao chồi và chiều 
dài lá giữa các môi trường chỉ có kích thích tố BA, và các môi trường 
có BA và IAA. Ơû các môi trường chỉ có BA, sang đến tuần thứ 4, các 
protocorm mới bật chồi, nhưng số lượng rất ít, chồi phát triển chậm, 
và thấp. Các môi trường này chỉ chủ yếu tạo thêm protocorm mới, ít 
tạo chồi. Trong khi đó, các môi trường có BA và IAA, các mẫu cấy 
chủ yếu tạo chồi, hạn chế việc tạo thành protocorm. Như vậy, chúng 
tôi nhận thấy, sự kết hợp giữa BA và IAA thì có lợi hơn cho viêc tạo 
chồi mới, phát triển cây con để sử dụng cho các thí nghiệm về sau. 
? Tóm lại: 
- Đối với thí nghiệm nhân protocorm, thì sử dụng môi trường K2 
và K5 đều tốt, nhưng nếu sử dụng môi trường K5, thì sẽ tạo 
thành nhiều chồi mới hơn, có chiều cao, và thích hợp cho thí 
nghiệm ra rễ sau đó. 
- Nếu sử dụng môi trường K5 cho quá trình nhân giống thì hệ số 
nhân là: 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 40 
Cụm chồi ban đầu được tách làm 3, cấy chuyền sang môi 
trường K5. Sau 4 tuần, từ một cụm chồi, thu được 4 chồi cao 
3-4 cm. Như vậy về mặt lý thuyết, ta tính được hệ số nhân 
chồi là 3x412 chồi/năm. 
Sau 6 tuần, các cây con có chiều cao 3-4 cm và có 2-3 lá được tách ra để đưa 
vào thí nghiệm tạo rễ. Các chồi thấp cũng được tách ra, tiếp tục đưa vào môi 
trường K5, để phát triển chiều cao. Các protocorm còn lại cũng đựơc tách ra và 
đưa vào môi trường K2. 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 41 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 42 
V. Thí nghiệm 5: 
Những cây con trong thí nghiệm 4 có chiều cao từ 3-4 cm, có từ 2-3 lá được cấy 
vào môi trường ra rễ, sau 4 tuần theo dõi kết quả ghi nhận được như sau: 
Kích thích 
tố 
Nồng độ 
(ppm) 
Ký hiệu Số lượng rễ Chiều dài rễ 
(cm) 
Tỷ lệ cây 
ra rễ(%) 
Ghi chú 
0 K0 1-3 0,3-0,7 63,9 Phát triển chiều 
cao. 
0,1 KN1 2-4 0,7-2 83,33 Cây thấp, phát 
triển không đều. 
0,5 KN2 4-6 2-4 94,44 Lá dài, xanh, phát 
triển tốt và đồng 
đều. 
NAA 
1 KN3 3-4 1-5 90,22 Thân ốm, lá và rễ 
dài. 
0,1 KI1 1-3 0,5-1,2 62,5 Ít rễ, lá ít và 
ngắn. 
0,5 KI2 2-3 1-4,5 69,44 Phát triển tốt, 
nhưng không đều, 
thân thấp, rễ dài. 
IAA 
1 KI3 1-3 1,5-3,5 66,67 Cây thấp, rễ ít, lá 
dài. 
0,1 KB1 2-4 2-3 77,78 Ít lá, phát triển 
không đều. 
0,5 KB2 1-3 1-2,5 91,67 Lá màu xanh phát 
triển tốt, đồng 
đều. 
IBA 
1 KB3 1-3 1-5 72,22 Nhiều lá, thân 
ngắn, rễ dài. 
Bảng 6: Kết quả thí nghiệm tạo rễ trên môi trường Knudson’C, bổ sung NAA, 
IAA, IBA với các nồng độ khác nhau (sau 4 tuần). 
- Hai tuần sau khi cấy vào môi trường ra rễ, cây bắt đầu tăng 
chiều cao và rễ xuất hiện. 
- Sau 4 tuần, rễ phát triển mạnh, nhưng tùy theo từng loại môi 
trường mà rễ, lá và phát triển khác nhau. 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 43 
 Dựa vào bảng kết quả chúng tôi nhận thấy: 
- Trong môi trường đối chứng K0 , sau 4 tuần, chồi ra rễ chậm, chỉ 
có 1-3 rễ và chiều dài từ 0,3-0,7 cm. 
Trong môi trường có bổ sung kích thích tố, kích thước cây và rễ có sự 
biến đổi rõ rệt tùy theo tùy loại kích thích tố và nồng độ. 
- Trong môi trường bổ sung kích thích tố IAA, hầu như không có 
sự chênh lệch tỷ lệ cây ra rễ, tỷ lệ thấp chỉ trên 60% . Số lượng 
rễ khoảng 1-3, nhưng mập và dài. Cây con thấp, số lượng lá ít, 
2-3 lá, lá có màu xanh đậm. 
- Các môi trường KB1, KB2, KB3, tỷ lệ cây ra rễ khá cao, và có sự 
chênh lệch rõ ràng. Môi trường KB2 có tỷ lệ cây ra rễ cao hơn, 
nhưng rễ ngắn hơn và có ít lá hơn so với môi trường KB3. 
- Trong môitrường KN1, KN2, KN3, có tỷ lệ cây ra rễ cao. Các 
cây con có nhiều lá, lá dài, có màu xanh mướt. Cây con cao, 
khoẻ có nhiều rễ, và dài. Trong môi trường KN2, tỷ lệ cây ra rễ 
cao nhất (94,44%), rễ dài, mập, có màu xanh. Cây con có nhiều 
lá, khoẻ mạnh sẽ phát triển rất tốt khi chuyển sang giai đoạn 
chuyển tiếp trước khi ra vườn ươm. 
? Nhìn chung, dưới tác dụng của các kích thích tố NAA, IAA, IBA là 
các auxin, sẽ gây ra sự giảm độ pH trong thành tế bào nên hoạt hoá 
các enzym phân huỷ các polysaccharide là pectinmetylesteraza liên 
kết giữa các sợi cellulose làm chúng lỏng lẻo. Vách tế bào mềm ra, 
trở nên lỏng lẻo hơn làm tế bào kéo dài ra. Do đó với hàm lượng 
auxin tăng dần thì số lượng và chiều dài rễ cũng tăng theo. Trong 
các auxin thì NAA, IBA được sử dụng nhiều hơn trong môi trường 
nuôi cấy mô. IAA ít được sử dụng vì ít bền khi hấp khử trùng môi 
trường [10]. 
? Tóm lại môi trường tốt nhất cho sự tạo rễ lan Dendrobium là môi trường 
Knudson’C bổ sung 0,5ppm NAA. Trong môi trường này cây có thể gia 
tăng chiều cao, số lượng rễ và cứng cáp hơn. sau khi cây tạo được bộ rễ 
cứng cáp, cây khoẻ mạnh thì có thể đưa cây vào giai đoạn chuyển tiếp 
trước khi đem ra trồng ngoài vườn. 
Khóa luận tốt nghiệp – 2005 Kết quả – Thảo luận 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 44 
Hình 4.5: Cây ra rễ trên môi trường Knudson’C với các nồng độ và kích tố khác 
nhau, sau 4 tuần. 
Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghị 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 36 
PHẦN V: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 
I. Kết luận 
 Từ những kết quả đạt được, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 
? Mẫu khử trùng là quả lan Dendrobium còn xanh. Vì mẫu hạt gieo nằm bên 
trong, nên nếu tiến hành rửa mẫu kỹ và đốt bằng cồn 1 lần thì có thể loại bỏ 
hoàn toàn các tác nhân gây nhiễm. Hạt không bị ảnh hưởng và khi gieo vào 
môi trường sẽ phục hồi rất nhanh. 
? Môi trường MS có 1 ppm BA cho sự nẩy mầm của hạt lan Dendrobium tốt 
hơn so với môi trường Knudson’C. 
? Sự tạo protocorm trong môi trường Knudson’C có bổ sung kích thích tố BA 
là tốt nhất. 
? Đối với thí nghiệm nhân protocorm sử dụng môi trường Knudson’C bổ sung 
2ppm BA và 0,5 ppm IAA, thì sẽ tạo thành nhiều chồi mới hơn, có chiều 
cao, và thích hợp cho thí nghiệm ra rễ sau đó. Với hệ số nhân chồi là 3x412 
chồi/năm. 
? Môi trường tốt nhất cho sự tạo rễ lan Dendrobium là môi trường Knudson’C 
bổ sung 0,5ppm NAA. 
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra quy trình nhân giống lan 
Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro như sau: 
Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghị 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 37 
Hình 5.1: Quy trình nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in-vitro. 
Khoá luận tốt nghiệp – 2005 Kết luận – Đề nghị 
SVTH: Nguyễn Vũ thị Hoàng Uyên Trang 38 
II. Đề nghị: 
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ mới hoàn thành được giai 
đoạn gieo hạt và nhân giống in-vitro. Trong thời gian tới, nếu có điều kiện chúng 
tôi sẽ tiến hành giai đoạn đưa cây con ra vườn ươm và tiếp tục nghiên cứu các thí 
nghiệm khác như: 
- Khảo sát ảnh hưởng độ chín của quả đến sự nảy mầm của hạt. 
- So sánh khả năng nhân chồi mới so với các phương pháp nhân giống 
lan Dendrobium khác. 
- Kết hợp với kỹ thuật lai giống hữu tính nhằm đưa ra những giống lan 
mới. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfNHAN GIONG LAN DENDROBIUM BANG PHUONG PHAP GIEO HAT INVITRO.pdf