Kế hoạch ôn tập tốt nghiệp THPT và đề cương chi tiết môn Ngữ Văn

Kế hoạch ôn tập tốt nghiệp THPT và đề cương chi tiết môn Ngữ Văn

Văn bản nhật dụng

Khái quát

Trả và sửa bài thi Học kì II

Tổng kết học kì và cả năm

Nghị luận xã hội - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

( Phạm Văn Đồng), Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12-2003 ( Cô-phi An-nan) , Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu);

- Trả và sửa bài thi Học kì II

- Tổng kết điểm cuối năm

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng đạo lí

 

doc 46 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2756Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch ôn tập tốt nghiệp THPT và đề cương chi tiết môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
Trường THPT Nguyễn Việt Hồng
KẾ HOẠCH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT
VÀ
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2010 -2011
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CẦN THƠ KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT
Trường THPT Nguyễn Việt Hồng Môn Ngữ văn – Ban Cơ bản
 ----------------- Năm học 2010 - 2011
 I. Thời gian ôn tập: từ ngày 07/4/2011 đến 28/5/2011.
 II. Số tiết ôn tập môn: Ngữ văn. Số tiết 05 / tuần. Số tuần: 08
 III. Nội dung ôn tập:
TUẦN
KIẾN THỨC
BÀI HỌC CỤ THỂ
SỐ TIẾT
THỰC HIỆN
GHI CHÚ
I
( từ 7/4 đến 9/4)
Hoàn tất chương trình
( Các bài tổng kết và ôn tập)
Văn bản tổng kết; Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Lịch sử,
 đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ; 
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học; Ôn tập làm văn
25
tùy TKB
Định hướng, nhấn trọng tâm, HS đọc SGK
Thi HKII
Từ 4/4 đến 6/4
II
( từ 
 11/4.
 đến
16/4)
Văn bản nhật dụng
Khái quát
Trả và sửa bài thi Học kì II
Tổng kết học kì và cả năm
Nghị luận xã hội
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc 
( Phạm Văn Đồng), Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12-2003 ( Cô-phi An-nan) , Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu);
- Trả và sửa bài thi Học kì II 
- Tổng kết điểm cuối năm
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đạo lí 
1
1
1,5
1,5
Củng cố kiến thức, gợi ý trả lời một số câu hỏi
Ôn lí thuyết. Gợi ý cách làm một số đề bài
III
(từ 18/4 
đến 23/4)
Văn học Việt Nam
Tác giả - Văn bản
Thơ
- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
Tác gia Hồ Chí Minh, tác gia Tố Hữu, Tuyên ngôn Độc lập
Tây Tiến , Việt Bắc.
1
2
2
Củng cố kiến thức, gợi 
ý cách làm một số đề
IV
( từ 25/4
đến30/5)
Thơ
Tùy bút 
Đất Nước ( NKĐ), Sóng, Đàn ghi – ta của Lorca
Người lái đò Sông Đà
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
3
2
Củng cố kiến thức, gợi 
ý cách làm một số đề
V
(từ 2/5 
đến7/5)
Nghỉ lễ
Văn học nước ngoài
Lỗ Tấn – Thuốc, Sô-lô-khốp – Số phận con người, Hê-minh-uê – Ông già và biển cả
2
Củng cố, gợi ý trả lời một số câu hỏi ở các cấp độ
Thi Thử TN
(4,5,6/5)
VI
( từ 9/5
đến 14/5)
Truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu
Những đứa con trong gia đình
4
1
Củng cố kiến thức, gợi 
ý cách làm một số đề
VII
(từ16/5 đến21/5)
Truyện ngắn, kịch 
Chiếc thuyền ngoài xa, 
Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
3
2
Củng cố kiến thức, gợi 
ý cách làm một số đề
VIII
(từ23/5
đến28/5)
Nghị luận xã hội 
Củng cố
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đạo lí 
Hệ thống đề TN những năm gần đây
3
1
Cho đề tài, cùng học sinh xây dựng dàn ý 
Cung cấp tài liệu
 IV. Đề cương chi tiết:
TUẦN
BÀI HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
I
(từ 4/4
đến 9/11)
Thi Học kì II
Hoàn tất chương trình
II
( từ 
 11/4.
 đến
16/4)
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc 
( Phạm Văn Đồng)
1.- Phần giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng
- Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc
- Người học trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Một nhà văn hoá lớn
- Được tặng thưởng huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quí
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác
- Bài viết đăng trên tạp chí Văn học số 7 - 1963 nhân kỉ niệm ngày mẩt của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888)
- Năm 1963, tình hình miền Nam có những biến động lớn:
 + Lực lượng giải phóng đang trưởng thành lớn mạnh giáng những đòn quyết liệt. Phong trào thi đua giết giặc được phát động ở khắp nơi. Ở các thành thị nổ ra các cuộc xuống đường đấu tranh.
 + Mĩ - nguỵ thay đổi chiến thuật, chiến từ Chiến tranh đặc biệt sang Chiến tranh cục bộ. Mĩ đưa 16000 quân vào miền Nam
 + Những nhà sư tự thiêu: hoà thượng Thích Quảng Đức (Sài Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề (Huế - 13/8/1963). 
- Mục đích:
+ Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiển sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
+ Tác giả bài viết này có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiểm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu.
+ Từ cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh nước mất để khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi phục giá trị đích thực của tác phẩm Lục Vân Tiên.
+ Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời
+ Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
b. Bố cục
- Bài viết chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 từ đầu đến “một trăm năm”. Cách nêu vấn đề: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
+ Đoạn 2 tiếp đó đến “Còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.
Nội dung:
- Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước.
- Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.
- Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Đoạn 3 (còn lại)
- Nêu cao địa vị tác dụng của văn học nghệ thuật.
- Nêu cao sứ mạng lịch sử của người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
HS nắm được những luận điểm chính của văn bản, cách mở đầu, cách lập luận, kết cấu của văn bả cũng như đặc sắc nghệ thuật:
1. Phần mở bài
- Tác giả đưa ra cách nhìn mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu 
- Đặt vấn đề bằng cách chỉ rõ định hướng tìm hiểu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu,
- Vừa phê phán một số người chưa hiểu Nguyễn Đình Chiểu, vừa khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ chân chính Nguyễn Đình Chiểu. 
→ Cách vào đề phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học.
2. Phần thân bài
- Tác giả trình bày nội dung:
 + Vài nét về con người của Nguyễn Đình Chiểu và quan niệm sáng tác
→ Luận điểm đưa ra có tính khái quát bao trùm. Luận cứ bao gồm những lí lẽ và dẫn chứng cũng rất cụ thể, tiêu biểu, có sức cảm hoá. Nó giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc vấn đề.
 + “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại, suốt 20 năm trời”.
→ Văn viết rõ ràng, lí lẽ đưa ra có dẫn chứng đầy đủ. Đó là cách lập luận chặt chẽ, giúp người đọc, người nghe lĩnh hội được vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục cụ Đồ Chiểu. 
 + Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam.
→ Tác giả bày tỏ ý kiến chưa hiểu đúng về truyện Lục Vân Tiêu do hoàn cảnh thực tế (bị mù, nhờ người viết) nên “tam sao thất bản”.
3. Phần kết bài
- Thực chất là rút ra bài học sâu sắc:
+ Đôi nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc (nhắc nhở).
+ Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.
+ Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng
→ Tất cả kết hợp tình cảm nồng hậu của Phạm Văn Đồng đối với Nguyễn Đình Chiểu để bài viết giàu tính thuyết phục.
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12-2003 
( Cô-phi An-nan)
Vài nét về tác giả Cô-phi An-nan 
-Cô-phi An-nan đóng vai trò chủ chốt trong việc khởi động công cuộc chống khủng bố trong phạm vi toàn thế 
- Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nôben hoà bình. Nhận được nhiều bằng cấp danh dự ở các trường đại học Châu Phi, Châu Á, Âu, Bắc Mĩ, cùng nhiều giải thưởng khác.
 2.Văn bản
a. Hoàn cảnh và mục đích của văn bản
- Cô-phi An-nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thể giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003 khi dịch HIV/AIDS hoàn thành, có ít dấu hiệu suy giảm. 
- Mục đích kêu gọi các nhân và mọi người chung tay góp sức ngăn chặn hiểm hoạ,Triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi. Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị.
b. Thể loại
- Nhật dụng dùng để chỉ loại văn đề cập tới những hiện tượng, vấn đề cụ thể có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đặt đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày. 
- Thông điệp: là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia, dân tộc. 
c. Bố cục
Bài văn chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiến đấu chống lại dịch bệnh này”
- Nội dung: cả thế giới nhất trí, cam kểt, phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến “đồng nghĩa với cái chết”
 ● Điểm lại tình hình thực tế : căn cứ vào tình hình thực tế, bản thông điệp nhấn mạnh “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” đối với các quốc gia.
 ● Nhiệm vụ của mỗi người, mọi người, mọi quốc gia.
Những nhiệm vụ đặt ra trong bản thông điệp đều xuất phát từ tấm lòng nhân ái của tác giả: sự quan tâm, yêu thương đồng loại → Đặc sắc của văn bản: những lời kêu gọi tha thiết ở cuối bài khẳng định tấm lòng ấy, phẩm chất ấy.
- Tình hình cụ thể được cung cấp chọn lọc, rất kịp thời, những câu văn gọn mà độc đáo, hình ảnh gợi cảm, 
+ Đoạn 3: còn lại. Lời kêu gọi thiết tha.
 Thông điệp nêu rõ hiểm họa HIV/AIDS. Đồng thời nhấn mạnh phòng chống HIV/AIDS phải là sự quan tâm của toàn nhân loại, có chương trình cụ thể, đặt lên hàng đầu. Ông kêu gọi các quốc gia và mọi người coi đó là nhiệm vụ của chính mình, không nên im lặng, kì thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.
HS cần nắm được và trả lời câu hỏi tái hiện hoặc vận dụng kiến thức:
Ý nghĩa, giá trị của văn bản? 
 Ngoài những từ: dịch, đại dịch, hiểm hoạ để gọi HIV/AIDS, người ta còn gọi căn bệnh này là “căn bệnh thế kỉ” → Đặt ra vấn đề muốn tiêu diệt căn bệnh này phải có hành động thiết thực, lâu dài gian khổ. Đó là căn bệnh nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hàng loạt con người
 2. Ý nghĩa của thông điệp
- Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đang đe dọa đời sống của loài người → thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc.
- Thông điệp giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra quanh ta để tâm hồn, trí tuệ không nghèo nàn, đơn điệu và biết chia sẻ, không vô cảm trước nỗi đau con người.
- Từ đó xác định tình cảm, thái độ hành động của mình.
 3. Anh ( chị) hiểu biết gì về căn bệnh thế kỉ ? Thái độ và hành động của giới trẻ trước căn bệnh đó? ( NLXH)
 Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 
( Trần Đình Hượu)
1. Tác giả
Trần Đình Hượu (1927- 1995) là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),
2. Tác phẩm và đoạn trích:
Đến hiện đại từ truyền thống của PGS Trần Đình Hựơu là một 
công trình nghiên cứu văn hóa có ý nghĩa. Về một số mặt của
vốn văn hóa truyền thống được trích ở phần Về vấn đề tìm đặc
 sắc văn hóa dân tộc (mục 5, phần II và toàn bộ phần III) 
thuộc công trình Về một số mặt của vốn văn hóa truyền thống
3.Những luận điểm chính của văn bản
 - Quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam.
 - Đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Việt Nam- thế mạnh và hạn chế.
 + Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa".
+ Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo  ... ương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. 
3. Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1. Phần đầu: trước khi Đế Thích xuất hiện
- Hồn Trương Ba độc thoại: tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải) → càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí → càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. 
- Khi đối thoại với những người thân: nỗi đau khổ, tuyệt vọng càng được đẩy lên 
 + Người vợ buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. 
 + Cái Gái, cháu ông một mực khước từ tình thân, xua đuổi quyết liệt 
 + Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt, thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. 
→ Nỗi cay đắng với chính bản thân mình của Trương Ba: đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm. 
=> Bi kịch của Trương Ba:
 - Không được là chính mình
 - Nhận ra mình đang dần tha hóa
 - Bị người thân xa lánh, chối bỏ.
2. Phần sau: từ khi Đế Thích xuất hiện
 * Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. 
 - Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
 - Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 
→ Hồn Trương Ba đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
 *Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. 
 - Cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. 
 - Tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. 
→ Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
 -Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
TỔNG KẾT
 - Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ:
 Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. 
 Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
 Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. 
-Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Bi kịch của nhân vật "Hồn Trương Ba " trong đoạn trích "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của kịch tác gia Lưu Quang Vũ.
Giải thích vấn đề: 
- Bi kịch là gì? 
- Biểu hiện bi kịch của nhân vật HTB là tình cảnh trớ trêu đau khổ: chưa đến lúc phải chết nhưng đã chết, muốn sống đúng với tình cảm của mình thì người thân không chấp nhận mà sống theo phần xác chỉ dẫn thì trái với lương tâm. Tình huống càng lúc càng căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt khoát. 
 2. Phân tích vấn đề 
 - Những bi kịch hồn Trương Ba phải trải qua (đấu tranh với phần xác anh hàng thịt - bản năng, đấu tranh với tư cách một con người chân chính - bản chất của Trương Ba và đấu tranh để được trở lại là chính mình dù phải chết) 
 a) Bi kịch khi đấu tranh với xác anh hàng thịt: 
 b) Bi kịch khi sống bên cạnh người thân: 
- Hồn Trương Ba không còn là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, nhẹ nhàng (qua lời của "cái Gái") 
- Không hết lòng với vợ con, không quan tâm đến hàng xóm như trước nữa ( lời của vợ Trương Ba) 
- Lời của người con dâu .
- Bản thân Trương Ba đôi lúc đã đứng bên bờ tha hóa, sa ngã (bản năng thắng thế )
→ Tất cả đều là những điều “Hồn Trương Ba” không muốn làm, vậy mà cứ phải làm. Bi kịch là ở chỗ đó, nguy cơ một con người tốt trở thành một con người xấu cũng xuất phát từ đó. 
 c) Đấu tranh với tư cách là người chân chính: 
- Trương Ba đau khổ vì mình không được 
là mình (hiền lành, làm vườn, chơi cờ giỏi – một con người lương thiện, tâm hồn thanh cao) 
- Trương Ba dằn vặt vì mình sống thì kẻ khác phải chết → từ chối việc nhập vào xác của cu Tị, bởi dù gì đi chăng nữa vẫn không phải là mình(dẫn chứng) 
- Tình thương người (mẹ con cu Tị ) khiến nhân vật đi đến quyết định dứt khoát.
 3. Khẳng định vấn đề 
VIII
(từ23/5
đến28/5)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống 
CỦNG CỐ LẠI LÝ THUYẾT
I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 1. Tìm hiểu đề bài
 2. Lập dàn ý
 Mở bài : 
Thân bài :
Kết bài : 
 II. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luận người viết cần diễn đạt giản dị ngắn gọn, sáng sủa nhất là phần nêu cảm nghĩ của riêng mình.
1.Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. 
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên?
2.Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về tình trạng có nhiều người chấp nhận sống ngược lại lối sống trên.
3.Tệ nạn xã hội - hành động của chúng ta
Nghị luận về một hiện tượng đạo lí 
CỦNG CỐ LẠI LÝ THUYẾT
I. Cách làm một bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1- Tìm hiểu đề
	2- Lập dàn ý 
a) Mở bài
b) Thân bài 
c) Kết luận
II. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cách làm.
a) Đối tượng được đưa ra nghị luận là một tư tưởng, đạo lí. Không phải là một hiện tượng đời sống xã hội, cũng không phải là một vấn đề văn học.
Thường được phát biểu ngắn gọn, cô đọng, khái quát nhất.
b) Cách xây dựng văn bản nghị luận này gồm các bước sau :
Thứ nhất, giới thiệu vấn đề đưa ra bàn luận. 
Thứ hai, giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị bàn (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này). 
Thứ ba, phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch liên quan. 
Thứ tư, khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động.
1.Anh (chị) hãy bình luận câu nói sau:
 “Tài sản lớn nhất của con người là sự hiểu biết và thời gian.”
2.Nhà văn V. Huygô từng nói:
 “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”.
 Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
3. I. Ra-đép có nói:
 “Khi con người chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại”.
 Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
4. “Học, học nữa, học mãi”
 (V. Lê-nin)
5. Giải thích 4 phương châm về học tập của UNESSCO 
Hệ thống đề TN những năm gần đây
NĂM 2008 THPT (Lần I)
Đề I
Câu 1 (2đ): Enxa Tơriôlê có vai trò như thế nào trong cuộc đời và thơ ca của Lui Aragông?
Câu 2 (3đ): Suy nghĩ của anh (chị) về nhan đề “MTCR” của NMC?
Câu 3 (5đ): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “BKSĐ”:
	“Quê hương bếp
	 tan tác về đâu”
 Đề II
Câu 1 (2đ): Trình bày ngắn gọn quá trình sáng tác các đề tài chính của NT
Câu 2 (3đ): Tâm sự của NKĐ trong đoạn thơ sau:
	“Em ơi em..
	 ....muôn đời”
Câu 3 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của KL
 THPT Lần 2 năm 2008 
 Ðề I
Câu 1 (2 điểm): Nêu quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. 
Câu 2 ( 3 điểm): Trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận có đoạn:
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
Anh / chị hiểu như thế nào về ý nghĩa nội dung đoạn thơ trên?
Câu 3 (5 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải. 
 Ðề II
Câu 1 (2 điểm): 
 Nêu những nét chính về cuộc đời Xecgây Exênin. Vì sao Exênin được xem là nhà thơ ca làng quê Nga?
Câu 2 (3 điểm): Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn tàn phá nhưng cái qúi giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? 
Anh / chị hiểu lời độc thoại trên của nhân vật Lãm trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu như thế nào? 
Câu 3 (5 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: 
« Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung 
NĂM 2009 - THPT
Câu 1 (2đ): Trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy
Câu 2 (3đ): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của việc đọc sách
Câu 3 (5đ): 
Theo chương trình chuẩn: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “VCAP” của TH
Theo chương trình nâng cao: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã .?” của HPNT
NĂM 2010 = THPT
Câu 1 ( 2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô –lô – khốp.
Câu 2 ( 3 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
Câu 3 ( 5 điểm) – Chọn một trong hai câu:
 ● Chương trình Chuẩn: Phân tích nhân vật Việt trong “ Những đứa con trong gia đình “ của Nguyễn Thi
 ● Chương trình Nâng cao: Phân tích bài thơ sau trong bài thơ “ Sóng “ của Xuân Quỳnh:
 Dữ dội và dịu êm
 .
 Bồi hồi trong ngực trẻ”
 Biên soạn xong ngày 2/4/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Cuong On Tap 2011Chuan BGD.doc