Kế hoạch dạy học bộ môn môn: Tin 10

Kế hoạch dạy học bộ môn môn: Tin 10

. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Sau khi học xong môn tin học 10 học sinh đạt được:

 KIẾN THỨC

Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Học sinh nắm được khái niệm thông tin và dữ liệu, biết được sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính, hiểu và biết cách viết thuật toán đơn giản, phân biệt được một số phần mềm máy tính và một số ứng dụng của tin học.

Chương II. HỆ ĐIỀU HÀNH

 Học sinh nắm được khái niệm về hệ điều hành, được giao tiếp với hệ điều hành thông qua đó các em được thành thạo trong việc giao tiếp với tệp và thư mục.

Chương III. SOẠN THẢO VĂN BẢN

HS biết soạn thảo, định dạng một văn bản, biết tìm kiếm, thay thế, biết làm việc với bảng.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2475Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học bộ môn môn: Tin 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC BỘ MÔN
MÔN: TIN 10.
THỜI GIAN: 70 tiết.
ĐỐI TƯỢNG: HS lớp 10.
ĐỊA ĐIỂM HỌC: Trên lớp, phòng máy.
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Sau khi học xong môn tin học 10 học sinh đạt được:
KIẾN THỨC
Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Học sinh nắm được khái niệm thông tin và dữ liệu, biết được sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính, hiểu và biết cách viết thuật toán đơn giản, phân biệt được một số phần mềm máy tính và một số ứng dụng của tin học.
Chương II. HỆ ĐIỀU HÀNH
 	Học sinh nắm được khái niệm về hệ điều hành, được giao tiếp với hệ điều hành thông qua đó các em được thành thạo trong việc giao tiếp với tệp và thư mục.
Chương III. SOẠN THẢO VĂN BẢN
HS biết soạn thảo, định dạng một văn bản, biết tìm kiếm, thay thế, biết làm việc với bảng.
Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Các em nắm được khái niệm về mạng máy tính và Internet, làm quen với các dịch vụ của Internet: sử dụng trình duyệt. thư điện tử, tìm kiếm.
KỸ NĂNG
HS có kỹ năng giao tiếp với máy tính thông qua HĐH, từng bước hình thành khái niệm bài toán và thuật toán, thực hiện tốt tạo văn bản, thư điện tử, làm việc với tệp và thư mục.
THÁI ĐỘ
Giáo dục tính thẩm mỹ, nhân sinh quan, tính chính xác, làm việc có khoa học, trình tự, logic.. bước đầu hình thành thói quen tự học, khả năng tưởng tượng và bắt đầu hình thành cảm xúc qua học tập môn Tin.
II.NỘI DUNG:
BÀI
TÊN BÀI
SỐ TIẾT
TIẾT PPCT
Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
20 (15, 3, 2)
Bài 1
TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
Kiến thức: 	
	– Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
	– Biết máy tính vừa là công cụ, vừa là đối tượng nghiên cứu của Tin học.
	– Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội .
	– Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
	– Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.
Thái độ: 
- Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học.
	- Đoàn kết có tinh thần giúp đỡ nhau trong nhóm.
1
1
Bài 2
THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Kiến thức: 	
Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính.
Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
Hiểu đơn vị đo lượng thông tin là bit và các đơn vị bội của byte.
Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng: 
	– Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
– Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.
Thái độ: 
	– Kích thích sự tìm tòi học hỏi tin học nhiều hơn.
BTTH 1 (học tại lớp)
LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN
Kiến thức: 	
 	– Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính.
	– Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu kí tự, số nguyên.
Kĩ năng: 
	– Biết mã hoá những thông tin đơn giản thành dãy bit.
	– Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Thái độ: 
– Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc.
2 LT
1 BT
2-3
4
Bài 3
GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
Kiến thức: 
	– Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
	– Biết được các thiết bị vào, thiết bị ra.
– Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
– Biết các thông tin chính về một lệnh. 
Kĩ năng: 
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
– Biết phân biệt được các thiết bị vào, thiết bị ra.
Thái độ: 
HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn 	
luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
– Có ý thức bảo quản, giữ gìn các thiết bị máy tính
– Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác, có kế hoạch.
BTTH 2 (học tại lớp)
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
Kiến thức: 	
	– Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB; 
Kĩ năng: 
	– Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột.
Thái độ: 
– Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người.
2 LT
2 TH
5-6
7-8
Bài 4
BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Kiến thức: 	
– Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu một số thuật toán thông dụng.
– Hiểu một số thuật toán như sắp xếp, tìm kiếm.
Kĩ năng: 
– Xác định được Input và Output của một bài toán.
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng.
Thái độ: 
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
Kiến thức: 	
	– Củng cố các kiến thức đã học về: thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán.
Kĩ năng: 
	– Biết mã hoá thông tin, mô phỏng việc thực hiện một thuật toán.
	Thái độ: 
	– Rèn luyện tính nghiêm túc trong khi làm bài.
4LT, 2BT
9-14
Bài 5
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Kiến thức: 	
	– Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
	– Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc mà con người muốn máy thực hiện.
Kĩ năng: 
	– Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, chương trình mà máy tính hiểu được là ngôn ngữ máy.
Thái độ: 
 – Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm.
1LT
15
Bài 6
GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Kiến thức: 	
	– Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
Kĩ năng: 
	– Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
Thái độ: 
	– Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
2LT
16-17
Bài 7
PHẦN MỀM MÁY TÍNH
 Kiến thức: 	
	– Biết khái niệm phần mềm máy tính.
	– Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Kĩ năng: 
	– Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
Thái độ: 
	– Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
1LT
18
Bài 8
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
Kiến thức: 	
	– Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
	– Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, 	làm việc và giải trí
Kĩ năng: 
	– Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
Thái độ: 
	– Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
1LT
19
Bài 9
TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Kiến thức: 	
	– Biết được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
	– Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá. 
Thái độ: 
Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng 	máy tính.
KIỂM TRA 1 TIẾT.
Kiến thức: 	
– Củng cố các kiến thức, khái niệm về thông tin, dữ liệu, hệ thống tin học, nguyên lí hoạt động của máy tính, bài toán và thuật toán, giải bài toán trên máy tính, ngôn ngữ lập trình,...
– Biết các ứng dụng của tin học trong mọi mặt của xã hội
Kĩ năng: 
– Củng cố kĩ năng mã hóa một số thông tin đơn giản
– Nhận biết một số thiết bị chính của máy tính.
	– Biết tìm thuật toán và hiệu chỉnh thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ: 
	– Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thyông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.
1LT
20
Chương II. HỆ ĐIỀU HÀNH
12(7, 4, 1)
Bài 10
Bài 10:KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Kiến thức: 	
– Nắm được các khái niệm hệ thống, phân biệt vai trò, chức năng của phần mềm trong hệ thống.
Thái độ: 
– Thấy được sự quan trọng của "hệ điều hành" trong các công việc hàng ngày.
1LT
22
Bài 11
Bài 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
Kiến thức: 	
– Hiểu khái niệm tệp, thư mục,
Biết nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
Kĩ năng: 
	– Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục. viết được đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.
Thái độ: 
– Luyện tính cẩn thận, chính xác.
– Giúp HS có khả năng suy luận, trình bày một vấn đề nào đó một cách rõ ràng, hợp lôgic.
1LT
23
Bài 12
GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Kiến thức: 	
	– Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành
Kĩ năng: 
	– Thực hiện được một số thao tác cơ bản xử lí tệp.
	– Biết thao tác nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
Thái độ: 
Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
BTTH3 LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
Kiến thức: 	
	– Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống một cách an toàn.
– Làm quen với các thao tác với các thiết bị như bàn phím, chuột, 
– Cách làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB.
Kĩ năng: 
– Biết vào/ra hệ thống một cách an toàn.
Thái độ: 
Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực.
BTTH 4 GIAO TIẾP VỚI HĐH WINDOWS
Kiến thức: 	
– Nắm được ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền.
Kĩ năng: 
	– Làm quen với các thao tác cơ bản tác động lên cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn trong 	Windows 2000/XP
	– Biết cách kích hoạt chương trình thông qua nút Start.
Thái độ: 
– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực.
BTTH 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
Kiến thức: 	
– Làm quen với hệ thống quản lí tệp trong Windows 2000, Windows XP
– Nắm được vai trò của biểu tượng My Computer.
Kĩ năng: 
	– Thực hiện được một số thao tác với tệp và thư mục.
	– Khởi động một số chương trình đã cài đặt trong hệ thống.
Thái độ: 
– Rèn luyện phong cách làm việc chuẩn mực, dứt khoát.
KIỂM TRA 15 PHÚT
Kiến thức: 	
	– Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành
	– Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành thông dụng hiện nay.
Thái độ: 
	– Kích thích tư duy phát triển, khả năng tự đánh giá học sinh.
1LT
1LT, 1TH
1LT, 1TH
1BT
24
25-26
27-28
Bài 13
MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG
Kiến thức: 	
– Biết lịch sử phát triển của hệ điều hành
	– Mở rộng hiểu biết và nâng cao kiến thức về các hệ điều hành khác nhau.
	– Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành thông dụng hiện nay.
Kĩ năng: 
	 – Nắm được các tiêu chuẩn đánh giá và phân loại hệ điều hành (đơn nhiệm, đa nhiệm,).
KIỂM TRA 1 TIẾT
Kiến thức: 	
	– Củng cố kiến thức về hệ điều hành, tệp và thư mục, giao tiếp với hệ điều hành, làm việc với.
Kĩ năng: 
	– Thành thạo các thao tác cơ bản giao tiếp với hệ điều hành, làm việc với tệp và thư mục.
Thái độ: 
	– Rèn luyện tính nghiêm túc trong khi làm bài.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Kiến thức: 	
	– Củng cố các kiến thức về thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán.
	– Củng cố các kiến thức về hệ điều hành, giao tiếp với hệ điều hành.
Kĩ năng:
	– Biết mã hoá thông tin.
	– Biết xác định bài toán, mô phỏng thuật toán.
	– Thành thạo các thao tác cơ bản về giao tiếp với hệ điều hành.
Thái độ: 
	– Rèn luyện phong cách làm việc có kế hoạch, biết hệ thống kiến thức đã học.
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Kiến thức: 	
	– Củng cố các kiến thức về thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán.
	– Củng cố các kiến thức về hệ điều hành, tệp và thư mục, giao tiếp với hệ điều hành.
Kĩ năng:
	– Biết mã hoá thông tin.
	– Biết xác định bài toán, mô phỏng thuật toán.
	– Thành thạo các thao tác cơ bản về giao tiếp với hệ điều hành.
Thái độ: 
	– Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
1LT
1
1
1
33
34
35
36
Chương III. SOẠN THẢO VĂN BẢN
19(8, 8, 3)
Bài 14
Khái niệm về soạn thảo văn bản.
Kiến thức:
Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Biết các đơn vị xử lí trong văn bản (kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang).
Biết các vấn đề liên quan đến soạn thảo văn bản tiếng Việt. 
Kỹ năng:
Biết một trong hai cách gõ văn bản tiếng Việt.
1LT
37
Bài 15
Làm quen với Microsoft Word.
Kiến thức:
Biết màn hình làm việc của Word.
Hiểu các thao tác soạn thảo văn bản đơn giản: mở tệp văn bản, gõ văn bản, ghi tệp.
Kỹ năng:
Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản.
Thực hiện được các thao tác mở tệp, đóng tệp, tạo tệp mới, ghi tệp văn bản.
Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word.
Kiến thức:
Phân biệt các bảng chọn chính trên màn hình Word.
Sử dụng tốt các lệnh biên tập của Word: cắt, dán. Xóa, sao, chép.
2LT
2TH
38 – 39
40 - 41
Bài 16
Định dạng văn bản. (Kiểm tra 15’).
Kiến thức:
Hiểu khái niệm và các thao tác định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản.
Kỹ năng:
Định dạng được văn bản theo mẫu.
Bài tập và thực hành 7: Định dạng văn bản.
Kiến thức:
Biết soạn và trình bày một văn bản hành chính thông thường.
Kỹ năng:
Luyện tập các kỹ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, gõ tiếng Việt.
2LT
2TH, 1BT
42 – 43
44 - 46
Bài 17
Một số chức năng khác.
Kiến thức:
Hiểu khái niệm định dạng theo kiểu danh sách liệt kê, chèn số thứ tự trang.
Biết cách in văn bản.
Kỹ năng:
Định dạng trang in theo mẫu.
1LT
47
Bài 18
Các công cụ trợ giúp soạn thảo.
Kiến thức:
Biết các khái niệm và các thao tác tìm kiếm và thay thế.
Kỹ năng:
Thực hiện được tìm kiếm và thay thế một từ hay một câu.
Bài tập và thực hành 8: Một số công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản.
Kỹ năng:
Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu vả dạng số thứ tự.
Đánh số trang và in văn bản,
Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn bản.
1LT
2TH, 1BT
48
49 - 51
Bài 19
Tạo và làm việc với bảng.
Kiến thức:
Biết các thao tác: tạo bảng, chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng và cột.
Biết soạn thảo và định dạng bảng.
Kỹ năng:
Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng, soạn thảo văn bản trong bảng.
Bài tập và thực hành 9: Thực hành tổng hợp.
Kỹ năng:
Gõ văn bản tiếng Việt.
Định dạng kí tự và định dạng văn bản.
Định dạng kiểu danh sách (số thứ tự và liệt kê).
Sử dụng bảng trong soạn thảo.
1LT
2TH, 1BT
52
53 - 55
Kiểm tra 1 tiết
1
56
Chương IV: MẠNG MÁY TÍNH
11(6, 4, 1)
Bài 20
Mạng máy tính.
Kiến thức:
Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính.
2LT
57 - 58
Bài 21
Mạng thông tin toàn cầu Internet.
Kiến thức:
Biết khái niệm mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của nó.
Biết các phương thức kết nối thông dụng với Internet.
Biết sơ lược cách kết nội các mạng trong Internet.
1LT
59
Bài 22
Một số dịch vụ cơ bản của Internet. (Kiểm tra 15’).
Kiến thức:
Biết khái niệm trang Web, Website.
Biết chức năng trình duyệt Web.
Biết các dịch vụ: tìm kiếm thông tin, thư điện tử.
Kỹ năng:
Sử dụng được trình duyệt Web.
Thực hiện được tìm kiếm thông tin trên Internet.
Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện thử.
Bài tập và thực hành 10: Sử dụng trình duyệt Internet Explorer.
Kiến thức:
Làm quen với trình duyệt Internet Explorer.
Biết một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng các địa chỉ liên kết.
Bài tập và thực hành 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin.
Kỹ năng:
Đăng ký một hộp thư điện tử mới.
Xem, soạn và gửi thư điện tử.
Tìm kiếm thông tin đơn giản.
2LT
1LT, 2TH
2TH, 1BT
60 – 61
62 – 64
65 - 67
Kiểm tra 1 tiết
68
Ôn tập
69
Kiểm tra học kỳ II
70
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gợi mở, đặt vấn đề, trực quan, tự đọc sách, hoạt động nhóm nhỏ.
IV. PHƯƠNG TIỆN:
- Sách GK, sách bài tập, tài liệu, giáo án, mô hình.
- Thước thẳng, máy chiếu, máy tính.
- Bút lông màu, phấn màu.
V. KIỂM TRA:
- Hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm, tự luận).
- Số lượng: Kiểm tra miệng: 2 lần / năm.	Hệ số 1.
Kiểm tra 15’: 4 lần / năm.	Hệ số 1.
Kiểm tra 1 tiết: 4 lần / năm. 	Hệ số 2.
Kiểm tra HK: 2 lần / năm. 	Hệ số 3.
VI. CÁCH TÍNH ĐIỂM:
ĐIỂM TB HKI 	= (Hệ số 1 + Hệ số 2 + Hệ số 3) / Tổng Hệ Số
ĐIỂM TB HKI	 = (Hệ số 1 + Hệ số 2 + Hệ số 3) / Tổng Hệ Số
ĐIỂM TB CẢ NĂM	 = (ĐIỂM TB HKII * 2 + ĐIỂM TB HKI) / 3

Tài liệu đính kèm:

  • docKe Hoach Tin 10.doc