Kế hoạch bài giảng Lớp 3 Tuần 23 - GVTH : Hoàng Thị Mai Thủy

Kế hoạch bài giảng Lớp 3 Tuần 23 - GVTH : Hoàng Thị Mai Thủy

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 89 – 90. Nhà ảo thuật.

I/ Mục tiêu :

* Tập đọc :

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng địa phương : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, nắp lọ, ảo thuật,

- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ ngạc nhiên ở đoạn 4.

* Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 - Hiểu từ ngữ được chú giải ở cuối bài.

- Hiểu nội dung : Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.

* Kể chuyện :

- Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh monh họa học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện theo lời của Xô – phi (hoặc Mác).

- Rèn kỹ năng nghe :

 

doc 36 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài giảng Lớp 3 Tuần 23 - GVTH : Hoàng Thị Mai Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	 Thứ 2 ngày 20/2/2006
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 89 – 90. 	Nhà ảo thuật.
I/ Mục tiêu : 
* Tập đọc : 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng địa phương : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, nắp lọ, ảo thuật,
- Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ ngạc nhiên ở đoạn 4.
* Rèn kỹ năng đọc hiểu :
 - Hiểu từ ngữ được chú giải ở cuối bài.
- Hiểu nội dung : Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.
* Kể chuyện :
- Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh monh họa học sinh biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện theo lời của Xô – phi (hoặc Mác).
- Rèn kỹ năng nghe : 
II/ Hoạt động dạy học :
Họat động
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ Sư phạm
2.HĐ Khám phá
3.HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	2 học sinh đọc bài : Chiếc máy bơm
? Aùc – si – mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngườc lên, giúp nông dân đỡ vất vả?
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm .
- Đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
2.3. Tìm hiểu :
* Học sinh đọc thầm đoạn 1 :
? Vì sao chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật?
* Đọc thầm đoạn 2 :
? Hai chị em Xô – phi đã gặp bà giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
? Vì sao 2 chị em không chờ chú Lý dẫn vào sạp?
* 1 Học sinh đọc đoan 3 . 4
Kể chuyện_____
1/ Nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
2/ Hướng dẫn kể chuyện :
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
Giáo viên nhắc học sinh : Khi nhập vai mình là Xô – phi (mác) các em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó.
- 1 học sinh khá, giỏi nhập vai Xô – Phi (Mác) kể mẫu 1 đoạn của truyện
Ví dụ : Kể theo lời của Xô – Phi
Hôm ấy khắp thành phố, đâu đâu cũng dán những quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Trường tôi tổ chức cho học sinh đi xem. Riêng chị em tôi không đi vì chúng tôi không muốn xin tiền mẹ mua vé. Bố tôi ốm nằm viện. Mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho bố.
- 4 học sinh nối tiếp kể từng đoạn của truyện.
- 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
3/ Củng cố – dặn dò :
? Các em học ở Xô – phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Về nhà tập kể nhiều lần.
Học sinh nối tiếp đọc từng câu đến hết bài.
- Học sinh đọc đoạn theo hướng dẫn của giáo viên.
- học sinh đọc chú giải
Đặt câu : tình cơ.
Chứng kiến.
4 học sinh đọc 4 đoạn trước lớp.
1 học sinh đọc cả bài.
Vì bố của em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ.
Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em giúp chú mang đồ đến rạp
- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiều người khác.
- Chú muốn cảm ơn.
- Xảy ra hết chuyện bất ngờ này đến chuyện bất ngờ khác.
2 chị em được xem ảo thuật ngay tại nhà.
3 học sinh thi tiếp nối đọc 3 đoạn của truyện
Toán
Tiết 111.	Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tt).
I/ Mục tiêu : 
Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép nhân (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II/ Hoạt động dạy học :
Họat động
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ Sư phạm
2.HĐ Khám phá
3.HĐ thực hành
4.HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
? Cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?
- Kiểm tra bài đã giao về nhà.
2/ Bài mới : 
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân.
* Phép nhân : 1427 x 3
Giáo viên nêu vấn đề : Đặt tính rồi tính.
	1427 x 3 = ?
Quy trình thực hiện tính nhân đọc : Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
1427
3
x
4281
	* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
	* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
	* 3 nhân 4 bằng12, viết 2 nhớ 1.
	* 1 nhân 3 bằng 3, thêm 1 bằng 4 viết 4.
- Viết theo hàng ngang : 1427 x 3 = 4281.
* Nhắc lại :
	* Lần 1 : Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt qua 10; nhớ sang lần 2.
	* Lần 2 : Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ.
	* Lần 3 : Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.
	* Lần 4 : Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thâm “phần nhó”.
2.5. Thực hành.
Bài 1, 2 : Luyện tập cách nhân.
- Cần giúp học sinh biết cộng thêm “số nhớ vào kết quả lần nhân tiếp theo”
Bài 3 : Rèn luyện giải toán đơn về phép nhân
Bài 4 : Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình vuông rồi tự làm bài.
3/ Củng cố – dặn dò :
	? Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?
* Bài luyện thêm :
 Đặt tính rồi tính
	1408 x 4	2210 x 5	3316 x 2.
‚ Có 4 phân xưởng, mỗi phân xưởng may được 1305 chiếc áo. Hỏi 4 phân xưởng may được bao nhiêu chiếc áo?
 Giải
Cả 3 xe chở được số kg gạo là :
1425 x 3 = 4275 (kg)
ĐS : 4275 kg
HS giải 
Giải
Chu vi khu đất đó là :
1508 x 4 = 6032 (m).
ĐS : 6032m.
Đạo đức
Tôn trọng đám tang.
I/ Mục tiêu : 
Học sinh hiểu : đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
- Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang
- học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II/ Chuẩn bị : - Vở bài tập, phiếu học tập, tấm bìa đỏ, xanh, trắng.
	- Giấy to, nhị hoa, cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò ghép hoa.
	- Truyện kể chủ đề bài học.
III/ Hoạt động dạy học :
Họat động
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ Sư phạm
2.HĐ Khám phá
3.HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
? Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
2/ Bài mới : 	
* Giới thiệu – Ghi bảng.
* Kể chuyện : Đám tang.
* Mục tiêu : Học sinh biết vì sao phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
* Tiến hành : 
- Giáo viên kể chuyện
- Đàm thoại
? Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
? Vì sao
? Hoàng hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
? Qua câu chuyện trên em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
? Vì sao phải tôn trọng đám tang?
* Giáo viên kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ
* hoạt động 2 : Đánh giá hành vi
* mục tiêu : Học sinh biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
* Tiến hành : Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và nêu yêu cầu của bài tập.
? Em hãy ghi vào £ chữ Đ trước việc làm đúng, S trước việc làm sai khi găp đám tang.
£ Chạy theo xem, chỉ trỏ
£ Nhường đường
£ Cười đùa
£ Ngả mũ, nón.
Giáo viên kết luận : 
- Những việc làm đúng.
- Những việc không nên làm.
* Hoạt động 3 : Tự liên hệ
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ
3/ Củng cố – dặn dò :
? Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- Thực hành tốt điều đã học.
- Dừng xe nhường đường.
Chúng con không chạy theo xem, cười đùa, chỉ trỏ khi gặp đám tang.
£ Bóp còi xe, xin đường.
£ Luồn lách, vượt lên trước.
- học sinh làm việc cá nhân.
- Trình bày kết quả
	Thứ 3 ngày 21/2./2006
Toán
Tiết 112. Luyện tập.
I/ Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng có nhớ hai lần.
- Củng cố kỹ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II/ Lên Lớp :
Họat động
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ Sư phạm
2.HĐ Khám phá
3.HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
- Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện thêm.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 : 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên yêu cầu lần lượt từng học sinh ở trên bảng trình bày cách tính
Bài 2 : Yêu cầu học sinh đọc đề toán
? bạn An mua mấy cái bút?
? Giá mỗi cái bút bao nhiêu tiền?
? An đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt rồi trình bày lời giải.
Chữa bài ghi điểm.
Bài 3 :
? Bài yêu cầu làm gì?
X là gì trong các phép tính?
? Cách tìm?
Bài 4 : Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi 2 học sinh chữa bài.
3/ Củng cố – dặn dò :
? Cách nhân số có bốn chữ số với số có một chứ số ?
- Về nhà làm bài.
* Bài luyện thêm:
 Đặt tính rồi tính :
3719 x 2	 1728 x 3 	1407 x 4
‚ Tâm mua 5 quyển vở, mỗi quyển giá 1500 đồng. Tâm đưa cho cô bán hàng 9000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Tâm bao nhiêu tiền?
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- An mua 3 cái bút.
 - Giá mỗi cái bút 2500đ.
An đưa 8000 đ.
1 học sinh lên bảng làm – Lớp làm vào vở
Số tiền An phải trả cho 3 cái bút.
2500 x 3 = 7500 (đồng).
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho An :
8000 – 7500 = 500 (đồng)
ĐS : 500 đồng.
- 2 học sinh lên bảng làm
 - Cả lớp làm vào vở.
__Chính tả___ (nghe viết).
Tiết 45 .	Nghe nhạc.
I/ Mục tiêu : 
Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe viết đúng bài thơ nghe nhạc.
- Làm đúng bài tập phân biệt l/n, (ut/uc).
II/ Hoạt động dạy học :
Họat động
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ Sư phạm
2.HĐ Khám phá
3.HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
1 học sinh đọc cho 2 viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : 
Giục giám tập dượt, dược sĩ, ướt áo,mong ước.
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Hướng dẫn nghe viết :
Giáo viên đọc lần 1
? Bài thơ kể chuyện gì ?
- yêu cầu cả lớp nhìn sách, chú ý các từ ngữ cần viết hoa trong bài
- Giáo viên đọc cho lớp viết 
- Chấm chữa bài
2.3. Hướng dẫn là bài tập.
Bài tập 2 : Lựa chọn
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
Bài tập 3 : Lựa chọn.
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu 
- Giáo viên dám 3 tờ phiếu lên bảng.
- 2 -3 học sinh đọc lại
- học sinh đọc thầm bài chính tả.
- Viết ra nháp những chữ dễ mắc lỗi.
Ví dụ : mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm sút, réo rắt
- học sinh viết bài.
- học sinh làm bài vào vở.
- 2 học sinh lên bảng thi làm bài đúng nh ... sông nhỏm nhịp cầu bắc ngang
Tự nhiên – Xã hội
Tiết 46 :	 Khả năng kỳ diệu của lá cây.
I/ Mục tiêu : 
Sau bài học, học sinh biết :
- Nêu chức năng và ích lợi của lá cây.
II/ Hoạt động dạy học :
HĐ
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ sư phạm
2.HĐ khám phá
3. HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
? Đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây?
2/ Bài mới : 	
* Giới thiệu – Ghi bảng.
* Hoạt động 1 : Làm việc với sgk (Theo cặp).
* Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây.
* Tiến hành : * Làm việc theo cặp :
- Giáo viên yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1/88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
* Làm việc cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
Kết luận : Lá cây có 3 chức năng :
Quang hợp ; hô hấp ; thoát hơi nước.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : Kể được ích lợi của lá cây
* Tiến hành :
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển
- Tổ chức các nhóm thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên lá cây được dùng vào các việc như :
	- Để ăn.
	- Làm thuốc.
	- Gói bánh, gói hàng.
	- Làm nón.
	- Lợp nhà.
3/ Củng cố – dặn dò :
? Chức năng và ích lợi của lá cây?
- Về nhà học bài.
- Từng cặp đặt và TLCH.
Ví dụ : Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải khí gì?
? Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
? Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải khí gì?
? Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì?
- Học sinh hoạt động theo yêu cầu.
- Dựa vào thực tế và quan sát hình :
? Nói về lợi ích của lá cây.
Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Thể dục
Tiết 46 :	Ôn trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức.
I/ Mục tiêu : 
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức.
II/ Nội dung và phương pháp :
Nội dung
Định lượng
Hướng dẫn kỹ thuật
Biện pháp
1/ Mở đầu
- Oån định
1 – 2’
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung 
Cán sự và giáo viên điều khiển
- Nội dung
- Bài học
- Khởi động
1 – 2’
Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân trường
1’
 * Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ:
2/ Cơ bản
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
10 – 12’
Như đã học
Giáo viên nêu tên trò chơi
Học sinh chơi thử một lần à chính thức 
(chơi 2 – 3 lần).
Thi đua giữa các tổ.
3/ Kết thúc.
- Hồi tĩnh.
- Nhận xét.
Dặn dò
 1 – 2’
1’
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp hoặc đi thường theo nhịp
Ôn nhảy dây.
	Thứ 6 ngày 24/2/2006
Tập đọc
Tiết 92 :	Chương trình xiếc đặc sắc.
I/ Mục tiêu : 
* Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, chú ý các từ ngữ: xiếc, tiết mục, biến hóa, nhào lộn, tiết mục,.
- Đọc chính xác các chữ số, tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
* Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
Bước đầu có những hiểu biết về đặ điểm nội dung bài, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cóa.
II/ Hoạt động dạy học :
HĐ
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ sư phạm
2.HĐ khám phá
3. HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
2 -3 học sinh đọc thuộc : Em vẽ Bác Hồ + TLCH.
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Luyện đọc :
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm
Giáo viên ghi bảng : 1 – 6, 50%, 10%, 5180360
* Đọc từng đoạn trước lớp
Chia 4 đoạn
	+ Tên Chương trình và tên rạp.
	+ Tiết mục mới.
	+ Tiện nghi và mức giảm giá.
	+ Thời gian biểu diễn.
- giải nghĩa
2.3. Tìm hiểu :
* Học sinh đọc thầm
? Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
? Em thích nội dung nào trong quảng cáo này? Vì sao?
- Đọc thầm, trao đổi nhóm :
? Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
? Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
2.4. Luyện đọc lại
- Giáo viên học sinh luyện đọc
3/ Củng cố – dặn dò :
? Đặc điểm, nội dung và hình thức 1 tờ quảng cao?
- Nhớ lại những gì mình thấy trong buổi biểu diễn nghệ thuật
- Học bài
Chuẩn bị tốt cho tiết tập làm văn tới.
- Học sinh luyện đọc
Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
- 4 học sinh đọc đoạn theo yêu cầu của giáo viên.
 Học sinh đọc chú giải trong bài
4 học sinh đọc đoạn.
1 học sinh đọc cả bài.
Lôi cuốn mọi người đến rạp xem.
- Học sinh trả lời theo ý mình.
- Thông báo những tin cần thiết nhất mức giảm giá
- Thông báo ngắn gọn, rõ ràng.
- Từ ngữ quan trọng được in đậm.
- có tranh minh họa.
 Ơû nhiều nơi : trên sân vận động, ti vi
1 học sinh đọc toàn bài.
4 – 5 học sinh đọc bài (đoạn).
2 học sinh đọc cả bài.
Chính tả(nghe – viết)
Tiết 46 : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
I/ Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng chính trả, trình bày đúng đoạn văn của bài.
- Làm đúng bài tập chính tả.
II/ Hoạt động dạy học :
HĐ
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ sư phạm
2.HĐ khám phá
3. HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	2 học sinh viết bài bảng lớp, lớp viết bảng con ; 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/n (ut/uc).
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu
Giải nghĩa : Quốc hội : Cơ quan do dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất. Quốc ca : bài hát chính thức của một nước.
Giáo viên cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
? Những từ nào trong bài được viết hoa?
- Giáo viên đọc – Học sinh viết bài
Chấm, chữa bài
2.3. Học sinh làm bài
Bài tập 2 : Lựa chọn.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài sau khi đã điền xong.
* Bài tập 3 : Lựa chọn
Cách làm tương tự bài 2
3/ Củng cố – dặn dò :
Học sinh sửa lại lỗi sai phổ biến trong bài.- Về viết lại bài nếu sai.
- 2 học sinh đọc lại, lớp đọc thầm theo
- Chữ đầu tên bài và chữ đầu câu.
- học sinh tập viết những chữ dễ viết sai.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- 3 tốp lên bảng thi làm bài đúng nhanh.
a/ Lời giải
bay vút, vút cao
khúc hát.
b/ Cây trúc này rất đẹp. Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Vùng này đang bị lụt nặng
Bé lục tung đồ đạc lên.
Toán
Tiết 115 :	Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tt).
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh : 
- Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Rèn luyện kỹ năng giải toán có hai phép tính.
II/ Hoạt động dạy học :
HĐ
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ sư phạm
2.HĐ khám phá
3.HĐ thực hành
4. HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 	
? Các chia số có bống chữ số cho số có một chữ số?
2/ Bài mới : 	
Hoạt động thực hiện phép chia 4218 : 6
- yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính như 113.
Quá trình thực hiện.
+ Lần 1 : 42 chia 6 được 7 viết 7.
	7 nhân 6 bằng 42.
	42 trừ 42 bằng 0 viết 0 dưới 2.
+ Lần 2 : Hạ 1, 1 chia 6 được 0 viết 0 ; 0 nhân 7 bằng 0
	1 trừ 0 bằng 1 viết 1
+ Lần 3 : Hạ 8 được 18 ; 18 chia 6 được 3 viết 3, 3 nhân 6 bằng 18
	18 trừ 18 bằng 0, viết 0.
4218
6
703
01
18
0
* Phép chia 2407 : 4 
- Hướng dẫn tương tự.
2.3. Thực hành.
Bài 1 : ? Bài yêu cầu làm gì
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh làm bài và nêu rõ cách làm.
Bài 2 : - Gọi 1 học sinh đọc đề
? Đội công nhân phải sửa bao nhiêu m đường?
? Đội đã sửa được bao nhiêu m đường?
? Bài toán yêu cầu tìm gì?
? Muốn tính số m đường còn phải sửa ta phải biết được gì trước?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- Chữa bài
* Bài 3 :
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
Giáo viên hỏi : phân tích b và c sai như thế nào?
- Giáo viên chữa bài.
3/ Củng cố – dặn dò :
 ? Các chia số có bống chữ số cho số có một chữ số?
- Làm bài tập.
* Bài luyện thêm :
 Đặt tính rồi tính.
5078 : 5	9172 : 3	 2406 : 6
‚ Một trường sự trữ 1050 tờ giấy thi cho học sinh. Trong đợt thi cuối kỳ 1 trường đã sử dụng hết 1/3 số giấy đó.
Hỏi trường còn lại bao nhiêu tờ giấy thi?
- 4 Học sinh lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bài vào vở.
- 4 học sinh lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Phải sửa 1215m đường
- Đã sửa 1/3 quãng đường.
- Tìm số m đường còn phải sửa.
- Biết được số m đường đã sửa.
- 1 học sinh lên bảng làm
Lớp làm bài vào vở.
Giải
	Số m đường đã sửa :
	1215 : 3 = 405 (m)
	Số m đường còn phải sửa :
	1215 – 405 = 810 (m)
	ĐS : 810 m.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
a/ Đúng.
b/ Sai.
c/ Sai.
Tập làm văn
Tiết 23. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
I/ Mục tiêu : 
Rèn kỹ năng nói : 
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
- Rèn kỹ năng viết : Dựa vào những điều vừa kể viết được một đoạn văn kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
II/ Hoạt động dạy học :
HĐ
Họat động dạy
Họat động học
1.HĐ sư phạm
2.HĐ khám phá
3. HĐ nối tiếp
1/ Bài cũ : 2 học sinh đọc bài viết về một người lao động trí óc.
2/ Bài mới : 	
2.1. Giới thiệu – Ghi bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý.
Giáo viên lưu ý học sinh : không phụ thuộc vào gợi ý
Giáo viên yêu cầu một vài học sinh kể
Giáo viên nhận xét.
* Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
Giáo viên nhắc học sinh viết những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
- Giáo viên giúp đỡ.
- Giáo viên chấm.
3/ Củng cố – dặn dò:
- 1 học sinh kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
- Về nhà đọc lại bài.
- 1 học sinh đọc.
- Mời 1 học sinh làm mẫu
Ví dụ : Kể về buổi biểu diễn xiếc.
Buổi biểu diễn xiếc được tổ chức ở rạp xiếc thành phố vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà : bố, mẹ và em trai của em. Buổi buổi diễn có nhiều tiết mục đu quay.
Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp
- 1 vài học sinh kể trước lớp.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh viết bài
- 1 số học sinh đọc bài.
Ví dụ 1 đoạn viết :
Tới 20/11 vừa qua, trường em tổ chức 1 buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đúng 7 giờ thầy cô và các bạn có mặt đông đủ.
Nhiều tiết mục được trình diễn. Em thích nhất tiết mục múa sạp của lớp 3A.
Tiết mục ấy được khán giả vỗ tay nhiệt liệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc