Hướng dẫn chấm đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2011 môn thi: Ngữ Văn

Hướng dẫn chấm đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2011 môn thi: Ngữ Văn

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.

 - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

 - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm.

 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2011 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TRÃI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn thi: Ngữ Văn
(Bản Đáp án gồm 03 trang) 
----------------------------------------------------------
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.
 - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm.
 - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1
Vì sao Lỗ Tấn quyết định bỏ nghề y chuyển sang làm văn nghệ? Kể tên 3 tác phẩm của ông.
2,00
a/ Vì sao Lỗ Tấn quyết định bỏ nghề y chuyển sang làm văn nghệ vì: khi đang học Trường Y khoa ở Nhật, trong một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông nhận thức được rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, với chủ đề “phê phán quốc dân tính” và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nô lệ.
1,50
b/ Kể được 3 tác phẩm của Lỗ Tấn.
0,50
Câu 2
 Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày những suy nghĩ và hiểu biết của bản thân về: Lợi ích của việc tự học. 
3,00
a/ Yêu cầu về kĩ năng: 
 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: biết viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b/ Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
 - Giải thích tự học là gì? (tự thân học tập, tự tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức, là phương pháp học tập đem lại nhiều lợi ích- nhất là thời đại ngày nay). 
0,50
 - Lợi ích của việc tự học? (giúp mỗi người sử dụng thời gian hợp lí, chủ động, hiệu quả; giải quyết được các nhu cầu chiếm lĩnh tri thức trong từng hoàn cảnh của cá nhân; rèn luyện ý chí bền bỉ, khả năng làm việc có kế hoạch, tự chủ giúp cá nhân có khả năng học tập không ngừng; phát huy tính độc lập sáng tạo trong việc tiếp nhận tri thức của nhân loại).
0,75
 - Cần phải tự học như thế nào? (đầu tư thời gian thỏa đáng, thích hợp; có kế hoạch hợp lí, khoa học; phối hợp phương pháp tự học với các phương pháp học khác nhằm đạt hiệu quả cao). 
0,75
 - Nhận thức của bản thân.
0,50
 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a
Theo chương trình Chuẩn
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
 (Theo Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục 2008, tr 110, 111).
5,00
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (trích), thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, dưới đây là là một số gợi ý:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
 1/ Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu nặng đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống Việt Bắc, cụ thể:
 - Nỗi nhớ những cảnh vật đơn sơ, những sinh hoạt thường nhật, những địa danh quen thuộc, bình dị nhưng cũng rất nên thơ ở Việt Bắc.
 - Nỗi nhớ những tình cảm thắm thiết, sự đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc với cán bộ, bộ đội trong những ngày kháng chiến thiếu thốn, gian khổ.
 2/ Về nghệ thuật: Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát; cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm; nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc câu
4,00
 - Đánh giá khái quát đoạn thơ, liên hệ nhận thức bài thơ
0,50
 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 3b
Theo chương trình Nâng cao
 Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008).
5,00
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b/ Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một), thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50
 - Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.
1,25
 - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca,
0,75
 - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách.
0,75
 - Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình, Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường – tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế.
1,25
 - Đánh giá chung về giá trị của hình tượng.
0,50
 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
.Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docDap an De thi thu 2011.doc