Hoàng Cầm - Người gọi đò từ nhũng bờ bến lạ!

Hoàng Cầm - Người gọi đò từ nhũng bờ bến lạ!

Có lẽ phải nói rằng, trong thơ Hoàng Cầm phảng phất chất men say ngây ngất của thứ rượu “nếp thơm nồng” được chưng cất lên từ mạch nước quê hương, bảng lảng đâu đây những câu đợi, câu chờ vọng về của một miền hoài niệm xưa. Ở xứ Kinh Bắc đó có con Sông Cầu “lơ thơ nước chảy”, có con Sông Thương “đôi dòng trong dòng đục”, bên lở, bên bồi và có những sắc màu huyền thoại “Lá Diêu Bông”. Ở quê hương đó có những hội hè, đình đám, những “linh hồn thôn nữ ngày xưa” yếm thắm lụa đào và vấn vương chất lụa dệt từ sắc màu cổ tích.

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoàng Cầm - Người gọi đò từ nhũng bờ bến lạ!", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOµNG CÇM : NG¦êI gäi ®ß tõ nhòng bê bÕn l¹!
Lương Minh Chung
------------------------------------------------------------------------------------------
Có lẽ phải nói rằng, trong thơ Hoàng Cầm phảng phất chất men say ngây ngất của thứ rượu “nếp thơm nồng” được chưng cất lên từ mạch nước quê hương, bảng lảng đâu đây những câu đợi, câu chờ vọng về của một miền hoài niệm xưa. Ở xứ Kinh Bắc đó có con Sông Cầu “lơ thơ nước chảy”, có con Sông Thương “đôi dòng trong dòng đục”, bên lở, bên bồi và có những sắc màu huyền thoại “Lá Diêu Bông”. Ở quê hương đó có những hội hè, đình đám, những “linh hồn thôn nữ ngày xưa” yếm thắm lụa đào và vấn vương chất lụa dệt từ sắc màu cổ tích.
Ðọc những thi phẩm như: “Bên kia sông Đuống”, “Cây Tam Cúc”, “Lá Diêu Bông” không hiểu vì sao trong lòng ta cứ “văng vẳng đâu đó như một nỗi ngẩn ngơ, như một ảo ảnh chập chờn không sao dứt ra được” ( Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996. (tr.231)
). Và hình ảnh con Sông Đuống cứ trôi đi “một dòng lấp lánh” nằm “nghiêng nghiêng” như “một sinh thể có hồn” gối đầu lên những bãi cát phù sa, trầm tích của ngày xửa, ngày xưa, của nỗi nhớ, niềm thương cứ rạo rực, thiết tha mang hồn đất, hồn người miền Kinh Bắc. Ở miền đất ấy, những lớp sắc màu văn hoá cứ được phù sa dày lên và đọng lại trong thơ Hoàng Cầm thành thứ hương vị “trầu cay má đỏ”, và đặc biệt là âm hưởng những khúc dân ca trữ tình mà sâu lắng “người ơi người ở... đừng về” của những liền chị, liền anh khi tan hội rồi không “buông vạt áo”. Một Kinh Bắc u hoài ẩn sâu trong thơ ông tạo thành nỗi niềm “nhớ” - “tiếc”, cứ nấc lên từng nhịp, cứ day dứt trong lòng một mối tình “nghẹn” ngào, khó nói. Những mối tình nghẹn ấy được chắt lọc và dệt lên từ tổ ấm quê hương và bàn tay của người hoạ sĩ ngôn từ. Cũng có khi giăng mắc, vấn vương từ tâm tình của tuổi mới lớn, sáng lắm, trong lắm. Những mối tình đó được tinh chất lên từ một nguồn sống trẻ, từ vị “trầu cay” của những giọt tâm hồn rơi rơi theo làn “Mưa Thuận Thành” và kéo dài dai dẳng như chuyện tình ả Chức - chàng Ngưu đời đời thầm thương, trộm nhớ. Ta thấy sau “không gian mưa” ấy, có một thứ nước mắt của trời, của đời và của thời gian góp phần thanh lọc tâm hồn con người, giúp ta sống tốt đẹp hơn. Những giọt nước mắt trong truyền thuyết Trương Chi cứ đọng lại trong tận đáy tâm hồn của người con tha phương một tình yêu quê hương đến cháy lòng, bỏng rát làm thành quy luật của nỗi nhớ. Nó ngấm vào lòng cái “Tôi” trữ tình, nó thường trực, thúc ép, dồn đẩy cảm xúc nhà thơ đến tận độ “vỡ bờ” và đó là căn nguyên vỡ oà ra những thi tứ, thi phẩm mới.
Nhớ về “Bên kia Sông Đuống” - miền quê Kinh Bắc là một nỗi nhớ dài dường như vô tận. Nỗi nhớ quê hương được “dệt” lên từ tổng hoà nỗi nhớ: là những hội hè, đình đám, là mẹ hiền, em nhỏ, là bãi mía, bờ dâu “xanh xanh”, ngô khoai “biêng biếc”... Tất cả những sắc màu Quan Họ đã tự nhiên di thực vào trong thơ Hoàng Cầm tạo thành những nét vẽ tài hoa của người hoạ sĩ Đông Hồ. Chính những sắc màu văn hoá, sắc màu tâm tưởng ám ảnh, nối dài bao nhiêu thì hình ảnh thực tại xót xa của một thời máu lửa càng dội về như xát muối trong lòng cái “Tôi” trữ tình bấy nhiêu. Các hình ảnh “ruộng ta khô”, “nhà ta cháy” có giá trị hiện thực rất lớn, cứ hừng hực như lửa hận, cứ vạch trời xanh mà kêu to, kết tội quân thù và làm người đọc phải “chảy nước mắt”. Tất cả những tình cảm yêu thương, xót xa, căm hờn “tận độ”, tố cáo mãnh liệt đến “tận đáy” xuyên thấm đến tận cùng, bặm môi đến ứa máu và tiếc nuối đến khôn nguôi làm bật lên thành tiếng gọi cội nguồn. Tiếng gọi ấy vọng về Kinh Bắc, vọng về từ một vùng quê của ngày xửa “ngày xưa cát trắng phẳng lì” và lan toả trong không gian huyền thoại, nguyên sơ, “lấp lánh” ánh vàng của dòng Sông Đuống, và trôi chảy đi một nỗi niềm nằng nặng giữa dòng chảy cuộc đời. Con Sông Đuống không “đỏ nặng phù sa” như Sông Hồng, không bất chợt như “Sông Lô chiều cuối năm”, không ầm vang như Sông Mã, không xanh biếc như Sông Hương, không cuộn sóng như Cửu Long vào mùa nước nổi Bởi Sông Đuống là một dòng sông trữ tình - lịch sử mang bao hoài niệm, gắn với tiếng “gọi đò”, tiếng gọi “Em ơi!”. Tiếng gọi đó miên man dẫu gần trong tâm tưởng nhưng cũng rất đỗi xa vời. Em là ai? Chắc chúng ta cũng không cần phải tranh luận nhiều. Phải chăng, em là một người em không có tuổi và rất mơ hồ, khó minh định. Em có thể là hình bóng của một người con gái thuở nào, một người yêu hay những em nhỏ đáng thương đêm đêm chui xuống gầm giường tránh đạn “Lấy mẹt quây tròn tưởng làm tổ ấm” và cao hơn khi “Kinh Bắc hoá thành em”. Em là những giá trị văn hoá cổ truyền, là những câu ca Quan Họ, cái áo tứ thân của những cô Tấm mà mỗi khi bất trắc, muốn kêu lên thì thường thấy hình bóng ông Bụt hiện lên để vỗ về, an ủi cái “Tôi” trữ tình tủi buồn trước cảnh quê hương ta “ngụt lửa hung tàn”. Dường như hệ thống hình ảnh trong bài “Bên kia Sông Đuống” có sức nặng ám gợi và biểu trưng cao mà tác giả đã mượn những giá trị của nó để gieo vào lòng người đọc những tình cảm yêu thương, cảm mến. Trong số những hình ảnh đó, chúng tôi thấy hình tượng “Mẹ già nua còm cõi gánh hành rong” có sức ám ảnh và gây xúc động rất lớn. Cũng như hình tượng Em nhưng hình ảnh Mẹ hiền có sức khái quát rất cao. Mẹ là ai? Khi bàn về đề tài văn học chiến tranh cách mạng, người ta thường đặt hình tượng Mẹ hiền bên cạnh hình tượng Tổ quốc. Phải chăng Mẹ là hình bóng quê hương, là sắc màu văn hoá Âu Cơ đang nặng gánh trầu cau, gánh những câu chuyện tình duyên xưa đến tận bây giờ. Hình ảnh Mẹ hiền bước cao thấp trên con đường trơn lạnh ngắt trước thực tại nghiệt ngã của chiến tranh chia đàn sẻ nghé, gánh hàng rong và những sợi tơ hồng vẫn còn bỏ ngỏ, biết buộc cho ai. Ta không thấy trong hiện tại bài thơ hình ảnh của những liền chị, liền anh mà là hình bóng Mẹ già, em nhỏ, những sinh linh tội nghiệp có tội tình gì mà lũ “quỷ mắt xanh” chà đạp, đoạ đày.
Nếu khi nghiên cứu thi pháp thơ Nguyễn Bính, người ta thường nói về cái “Tôi” trữ tình lỡ nhịp, lỡ bước thì đến với thơ Hoàng Cầm ta có thể ví là cái “Tôi” lỡ yêu, lỡ thương, lỡ nhớ và thường bị lẽ đời cay nghiệt chà đạp lên những tình cảm tươi mới, trinh nguyên. Bài thơ “Cây Tam Cúc” là một hình ảnh biểu trưng mang mãnh lực lớn trong cấu tứ “cỗ bài tam cúc mép cong cong”, một nét cong rất Việt Nam, một nét “cong cong” của mái đình Đình Bảng ba gian hay nét cong của bảy sắc cầu vồng nối Trời - Đất và Người theo thuyết âm dương ngũ hành và quy luật tương sinh, thì trong mối tình “Chị - Em” luôn bị ám ảnh bởi nhân vật thứ ba. Trong hai bài thơ “Cây Tam Cúc”, “Lá Diêu Bông” có nhân vật thứ ba bất ngờ đổ ào xuống đời thi sĩ bẻ mối tình “cong” đến oằn mình đớn đau và tương khắc. Còn đâu hương vị tình yêu “trầu cay má đỏ” son sắt, nồng nàn, còn đâu tiếng gọi “đôi cây”. Bài thơ kết thúc với hình ảnh cái “Tôi” trữ tình hoá đá, thất thanh, thảng thốt đến giật mình “Em đứng nhìn theo Em gọi đôi”. Tiếng gọi “đôi” là tiếng gọi bật ra từ đáy lòng, gọi đò, đò đã sang sông như tiếng chim “bắt cô trói cột” ngày xửa, ngày xưa. 
Khi ta đọc xong thi phẩm “Lá Diêu Bông”, tác phẩm khép lại mà cảm giác trong lòng người đọc dường như mất mát đi một cái gì tiêng tiếc. Âm hưởng của tiếng kêu cứ “văng vẳng như tiếng gọi”, “tiếng khẩn cầu”. Một tiếng gọi vào không gian xa xăm, thăm thẳm, gọi đến tuyệt vọng, thất thanh như gọi vào gữa đại ngàn. Tuy nhiên chiều sâu của tiếng gọi ấy vẫn giữ được chút bình tĩnh, tiếc nuối, vừa giận lại vừa thương như âm điệu của những làn dân ca Quan Họ, của những liền chị, liền anh thường gọi nhau vào mùa hoa đào nở rằng : “Người ơi, người ở ... đừng về” — Một tiếng gọi đò từ những bờ bến lạ!
§/c: Lương Minh Chung
Gi¸o viªn Tr­êng PT. D©n téc néi tró 
TØnh Bµ RÞa – Vòng Tµu
TL: 0983. 982066

Tài liệu đính kèm:

  • docHoang Cam Nguoi goi do tu nhung bo ben la.doc