Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
HỆ THỐNG ĐỀ THỰC HÀNH LUYỆN TẬP VÀ GỢI Ý – HƯỚNG DẪN ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi Gió rừng cao xạc xào lá đổ Gió mù mịt những con đường bụi đỏ Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng () Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè Còn bề bộn một vùng gạch ngói Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan Đất nước tôi như một con thuyền Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa. Ước chi được hóa thành ngọn gió Để được ôm trọn vẹn nước non này Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá Để mát rượi những mái nhà nắng lửa Để luôn luôn được trở lại với đời Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Theo đoạn trích, tác giả ước được hóa thành ngọn gió để làm gì? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về đất nước và con người Việt Nam? Đất nước tôi như một con thuyền Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa. Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị? Ước chi được hóa thành ngọn gió Để được ôm trọn vẹn nước non này (Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr.313- 317) II.LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Câu 2. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc Kì hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộcđịa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền,lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươithế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Phân tích cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét khái quát phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện trong đoạn trích. GỢI Ý – HƯỚNG DẪN ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do. Câu 2. Theo đoạn trích, tác giả ước được hóa thành ngọn gió để được ôm trọn vẹn nước non ; để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá; để mát rượi những mái nhà nắng lửa; để luôn luôn được trở lại với đời. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp em hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam: Đất nước tôi như một con thuyền Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa. - Hai câu thơ khẳng định bản lĩnh của đất nước và con người Việt Nam vượt lên trên gian khó để bảo vệ vẻ đẹp tươi của quê hương hôm nay. - Con thuyền đó mang theo hi vọng, khát vọng, mang theo niềm tin xây dựng quê hương. Đó là con người phải thật sự có chí, có khao khát để làm nên điều lớn lao. Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau: Ước chi được hóa thành ngọn gió/ Để được ôm trọn vẹn nước non này. - Đó là mong ước được hoá thân, đắm chìm vào thiên nhiên vĩnh hằng để mãi được cống hiến. - Ước nguyện ấy làm cảm động người đọc, khiến chúng ta thêm yêu và trân trọng quê hương, Tổ quốc, từ đó nỗ lực hơn để xây dựng đất nước giàu đẹp. II.LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay cần phải có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Bất kì hoàn cảnh nào, khi đất nước gọi, mỗi người đều sẵn sàng lên đường. Bởi vì Tổ quốc được hình thành và gìn giữ đến ngày nay là do bao công sức, mồ hôi xương máu của không biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đã hi sinh. Cha ông đã phải vất vả, có trách nhiệm với đất nước ra sao, mỗi chúng ta đều hiểu rõ. Vậy cớ gì chúng ta lại không có ý thức giữ gìn những thành quả, công sức ấy của cha ông. Trong thời hòa bình, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước thể hiện qua việc tiếp nối truyền thống của những người đi trước, đồng thời học tập và lao động để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của của đất nước. Chúng ta là người chèo lái con thuyền đất nước cập bến bờ để "sánh vai với cường quốc năm châu". Tuổi trẻ nên có ý thức học tập, chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc, khi Tổ quốc cần, chúng ta luôn sẵn sàng! Câu 2. Phân tích cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập; từ đó nhận xét quát phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh được thể hiện trong đoạn trích. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người không chỉ là một nhà chính trị quân sự xuất sắc mà còn là thi sĩ, nhà văn với những tác phẩm để lại dấu ấn đậm nét. “Tuyên ngôn Độc lập” được viết ngay sau khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Trong tác phẩm có đoạn Hồ Chí Minh nói về sự phản bội của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. * Phân tích đoạn trích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp. Mùa thu năm 1940, thực dân Pháp "quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta, rước Nhật". Pháp và Nhật đã câu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ, gây ra thảm họa năm Ất Dậu, 1945. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta sống cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói. Sự hèn hạ, tàn ác của thực dân Pháp không thể nào kể xiết! Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, “quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng". Tác giả châm biếm lên án: “Chúng chẳng những không “bảo hộ” được ta, trái lại trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật". Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa trước khi thua chạy “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. Bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật lịch sử: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”. Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đập tan luận điệu của bọn thực dân phản động Pháp đang âm mưu “tái chiếm” Đông Dương, Hồ Chí Minh hùng hồn tuyên bô: "Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. “Tuyên ngôn Độc lập” có giá trị lịch sử to lớn. Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Từ nô lệ, nhân dân ta đã giành được độc lập: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập". Một chế độ mới, một nhà nước mới ra đời: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. *Nhận xét phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã viết “Tuyên ngôn Độc lập” bằng ngòi bút chính luận xuất sắc, khẳng định phong cách nghệ thuật văn chính luận rất riêng của Người. Đó là lối viết ngắn gọn, súc tích nhưng đơn giản và dễ hiểu, được thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu mạnh mẽ, đanh thép. Đồng thời, Người cũng đưa ra những lập luận sắc bén, chặt chẽ và thuyết phục đối với người nghe./. ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước. Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực. Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng. Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng nếu những ước mơ ấy không thể trở thành hiện thực thì bạn cũng đừng quá thất vọng. Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực. Sớm muộn gì, chúng cũng trở thành hiện thực, một khi bạn còn cố gắng. (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo đoạn trích, để đạt được thành công như mong muốn thì cần phải học hỏi điều gì? Câu 3. Theo anh/chị, thế nào là ước mơ phù hợp? Câu 4. Lời khuyên “Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II.LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Câu 2. Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng viết: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Ảo bào thay chiế ... đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta. Chiến khu Việt Bắc với thiên nhiên khắc nghiệt, vừa hùng tráng vừa thơ mộng ở cặp lục bát tiếp theo là hình ảnh thiên nhiên, đất trời Việt Bắc trong giai đoạn kháng chiến. “Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng” Trời đất bị chìm lấp trong cả màn sương giăng khắp nơi, khiến cho khung cảnh chiến đấu trở nên uy linh và không kém phần lãng mạn. Nhưng dù giữa một biển sương mù khó khăn, con người vẫn không mất đi vẻ đẹp lãng mạn của lòng mình. Với hình ảnh chọn lọc “mênh mông bốn mặt sương mù”, chiến khu mang nét đặc trưng rộng lớn, đồng thời thể hiện sự phát triển của kháng chiến, chiến khu giải phóng được mở rộng hơn. Cùng với cụm từ “đất trời ta cả” khẳng định quyền làm chủ vùng giải phóng, và sự tương phản “mênh mông bốn mặt” và “chiến khu một lòng”: Cả vũ trụ, núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng nhìn về một hướng, đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ quê hương đất nước yêu dấu của mình nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã làm nên những chiến công vang dội, hàng loạt những địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vinh quang: Ai về ai có nhớ không ? Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng Nhớ sông Lô, nhớ Phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà... Bằng câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời, thể hiện niềm vui to lớn trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Sau đó là câu trả lời: “Ta về ta nhớ” vừa là câu trả lời, đồng thời cũng là câu nói khẳng định ẩn chứa biết bao niềm tự hào không nhỏ. Bằng phép liệt kê các địa danh ở Việt Bắc gắn liền với những sự kiện quan trọng như Phủ Thông, đèo Giàng, là nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Sông Lô, phố Ràng: Trận sông Lô đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng. Cao – Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung. Đó là những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với điệp từ “nhớ” cùng với thể thơ lục bát âm điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào, sâu lắng, diễn tả nỗi nhớ vơi đầy dào dạt trong kí ức của nhà thơ. Giọng thơ thay đổi linh hoạt, lúc trầm lắng, lúc mạnh mẽ mãnh liệt trong niềm vui, khiến độc giả như đang hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc, niềm vui trọn vẹn khi đất nước hoàn toàn tự do. *Nhận xét tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu. Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Đoạn thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh. Tính dân tộc góp phần thể hiện phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ “Việt Bắc” nói chung, đúng là một bản tình ca ca ngợi đất nước và tình cảm cách mạng cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược./. Câu 2.7. Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan . Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay . Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên . Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng . (Trích Việt Bắc,Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.112) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên; từ đó nhận xét tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu. a) Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình, biết làm một bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở vận dụng được những hiểu biết về tác gia Tố Hữu (nhất là về phong cách nghệ thuật của ông) và bài thơ Việt Bắc (như hoàn cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn thơ nêu ở đề bài,), thí sinh phát hiện, phân tích các thủ pháp nghệ thuật để thấy giá trị nội dung của đoạn thơ này. 1. Về nội dung : - Nhớ cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt Bắc. Cảnh tượng đó được nhà thơ đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêm kháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến (8 dòng thơ đầu); - Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước (4 dòng thơ cuối). - Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta. 2. Về nghệ thuật : Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát; Giọng thơ sôi nổi, hào hùng; Chọn lựa những hình ảnh, từ ngữ có sức gợi cảm; Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê,). Dàn bài chi tiết * Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ Nổi bật nhất là đoạn thơ hồi ức về bức tranh Việt Bắc ra trận: * Cảm nhận về đoạn thơ Hai câu đầu đoạn là nét tả khái quát. Tác giả nói về những đường Việt Bắc ra trận, những nẻo đường hành quân, những nẻo đường chiến dịch nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của người ra trận : Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Những nhịp điệu “đêm đêm”, những điệp thanh “rầm rập” cùng với biện pháp so sánh “như là đất rung” đã cho ta thấy mặt đất như đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong cuộc hành quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng. Đây là hình ảnh hào hùng, là âm vang của cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa bốn nghìn năm của dân tộc mà không thế lực nào có thể ngăn cản được. Hình ảnh bộ đội ra trận hiện lên vừa hiện thực, vừa hào hùng và lãng mạn: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Hiện thực ở chi tiết những đoàn quân nối tiếp nhau, ở những chiếc mũ nan giản dị. Hào hùng ở sự trùng điệp được nhân lên “điệp điệp trùng trùng” thật đông đảo, người người lớp lớp như sóng cuộn và lãng mạn ở hình ảnh “ánh sao đầu súng”, ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép, ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao của lý tưởng chiến đấu. Đây là tứ thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ. Trên những con đường Việt Bắc trong đêm ra quân, ta không chỉ bắt gặp hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ bước đi hùng tráng trong đêm mà còn có cả hình ảnh những đoàn dân công ra trận đi tải lương, tải đạn phục vụ tiền tuyến: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay Trong chiến tranh, nhân dân ta lấy ngày làm đêm, lấy đêm làm ngày. Bởi thế nên giữa đêm Việt Bắc ra quân, cạnh những đoàn quân đi, ta còn thấy hình ảnh "dân công đỏ đuốc từng đoàn". Họ cũng như những người lính, hăng hái ra trận, hăng hái lên đường. Giữa cái cảnh hào hùng ấy, hình ảnh "muôn tàn lửa bay "gợi cho ta một vẻ đẹp rất lãng mạn. Những tàn lửa bay ra từ những bó đuốc rơi xuống mặt đất thực sự đã làm cho con đường ra trận thêm lung linh, huyền ảo. Ta có cảm giác con đường ra trận như một đêm đèn hoa đăng rực rỡ. Không chỉ sử dụng các hình ảnh, các từ láy, cách nói cường điệu trong câu thơ "bước chân nát đá” đã diễn tả sức mạnh của lòng quyết tâm từ hàng vạn con người. Họ sẵn sàng đạp bằng mọi chông gai để đi đến chiến thắng. Đây là một sự sáng tạo của Tố Hữu khi ông đã lấy ý tưởng từ câu ca dao: “Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng ". Điều đó đã tạo nên một hình ảnh vừa quen thuộc, vừa mới lạ nhằm ca ngợi sức mạnh của con người Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Ý thơ mang tầm vóc sử thi. Hai câu thơ cuối của đoạn thơ là hình ảnh của những đoàn xe cơ giới, xe tăng, xe tải chở lính, chở lương thực vũ khí ào ào ra trận: "Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" Đây là hình ảnh vừa thực nhưng cũng rất lãng mạn. Bỏ đằng sau cái nghĩa thực của cuộc hành quân xuyên rừng vượt núi, xuyên qua đêm tối sương dày thăm thẳm thì nghĩa bóng về hình ảnh ngày mai lại thật lạc quan phơi phới "đèn pha bật sáng như ngày mai lên". Nghệ thuật so sánh lại được nhà thơ sử dụng thật thành công. Hình ảnh đèn pha bật sáng được ví như mặt trời mọc "như ngày mai lên ". Như vậy, ngày mai đến từ trong đêm thăm thẳm nhờ có đèn pha bật sáng, nhờ có sức mạnh của con người cộng với lý tưởng cao đẹp : chiến đấu vì nhân dân, vì đất nước. Câu thơ vừa thể hiện được cái dư vị của cảnh hành quân hoành tráng, đầy hào khí chiến đấu, chiến thắng, vừa thể hiện một niềm tin, lạc quan phơi phới: tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Và niềm tin ấy đã được khẳng định. Những câu còn lại là niềm vui của tác giả, của nhân dân Việt Bắc trước tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn dập bay về: Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng . Hàng loạt các địa danh được liệt kê: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê,... trước đó là: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, mỗi địa danh ghi dấu một chiến công của dân tộc. Cách gọi tên các địa danh đã diễn tả được tình yêu núi sông và niềm tự hào trào dâng trong lòng tác giả khi nghĩ về những chiến công oanh liệt trên khắp mọi miền đất nước. Cùng với những địa danh ấy là điệp từ “vui” được lặp nhiều lần kèm với các giới từ “tin vui chiến thắngvui vềvui từvui lên” gợi tả chiến thắng giòn giã, dồn dập, như tiếng reo mừng cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam. Như vậy, với bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, chỉ với mười hai dòng lục bát, Tố Hữu đã dựng nên bức tranh Việt Bắc ra trận thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những tháng năm hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên căn cứ địa thần thánh, mà còn mang đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Có thể gọi đây là bức tranh thành công về Việt Bắc ra quân. Đoạn thơ câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến. Tóm lại, chỉ mười hai câu thơ, với sự điêu luyện trong cách dùng từ, lựa chọn hình ảnh và nhiều phép tu từ, tác giả đã diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc, cũng như niềm vui chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó, đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ, sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại, là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. *Nhận xét tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu. Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tác phẩm văn học. Đoạn thơ vừa đánh dấu một giai đoạn lịch sử của dân tộc, vừa nêu bật phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam trong chiến tranh. Tính dân tộc góp phần thể hiện phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ “Việt Bắc” nói chung, đúng là một bản tình ca ca ngợi đất nước và tình cảm cách mạng cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược./.
Tài liệu đính kèm: