Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu được định luật Len-xơ và định luật Fa-ra-đây.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật Len-xơ xác định chiều của dòng điện cảm ứng.
- Vận dụng được định luật Fa-ra-đây để giải bài tập.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Thí nghiệm hình 38.5
- Chuẩn bị máy chiếu Projector và thí nghiệm ảo.
- Dự kiến nội dung ghi bảng
Ngày soạn: 23/02/2011 GV: Trần Vĩnh Rin Ngày dạy : 02/03/2011 Lớp dạy : 11/4 Tiết : 59 Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG (Tiết 2) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Hiểu được định luật Len-xơ và định luật Fa-ra-đây. 2.Kĩ năng: - Vận dụng được định luật Len-xơ xác định chiều của dòng điện cảm ứng. - Vận dụng được định luật Fa-ra-đây để giải bài tập. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - Thí nghiệm hình 38.5 - Chuẩn bị máy chiếu Projector và thí nghiệm ảo. - Dự kiến nội dung ghi bảng Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG (Tiết 2) 4.Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Len-xơ. a.Thí nghiệm: (SGK) b.Nhận xét: c.Định luật Len-xơ: 5.Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ. a.Định luật: (SGK) b.Biểu thức: Dấu “ –“ biểu thị định luật Len-xơ Nếu mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì: 6.Bài tập vận dụng. Bài tập: Một khung dây hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 - 4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Tính từ thông qua khung dây dẫn đó. 2.Học sinh: - Đọc trước SGK và những kiến thức về cảm ứng điện từ. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Ổn định lớp, và kiểm tra bài cũ(5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Đặt câu hỏi: Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức tính từ thông? - Định nghĩa dòng điện cảm ứng? - Trả lời: Từ thông là số đường cảm ứng từ đi qua diện tích giới hạn của một khung dây. - Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. 2.Hoạt động 2: Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Len-xơ (15phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a.Thí nghiệm: - Giới thiệu và bố trí thí nghiệm như hình 38.5 - Làm thí nghiệm - Các em quan sát kim điện kế và cho thầy biết dòng điện trong ống dây có chiều như thế nào khi đưa nam châm lại gần hoặc ra xa ống dây? - Kết luận: chiều của dòng điện qua điện kế cũng có nghĩa là chiều dòng điện cảm ứng trong ống dây. - Đặt câu hỏi: Biết chiều dòng điện cảm ứng trong ống dây, hãy xác định đầu 1 của ống dây hình 38.5a là cực gì? đầu 1 của ống dây hình 38.5b là cực gì? - Hãy trả lời câu C3 trong SGK: Thí nghiệm hình 38.5a nếu giữ nam châm đứng yên và cho ống dây lại gần nam châm thì chiều dòng điện cảm ứng có thay đổi không? Tại sao? - Hãy trả lời tiếp câu C4 trong SGK: Vẫn thí nghiệm hình 38.5a, quay nam châm để cực Nam hướng về phía ống dây rồi đưa nam châm lại gần ống dây thì chiều dòng điện cảm ứng sẽ như thế nào? b.Nhận xét: - Các em có nhận xét gì? - Nhận xét và khẳng định lại: Nhận xét trên cũng chính là nội dung định luật xác định chiều dòng điện cảm ứng, gọi là định luật Len-xơ c.Định luật Len-xơ: - Các em nhìn sách và phát biểu định luật. - Gọi thêm vài HS nhắc lại - Quan sát thí nghiệm - Khi đưa nam châm lại gần ống dây, kim chỉ giá trị dương, chiều dòng điện từ vị trí 2 1. Ngược lại, khi đưa nam châm ra xa ống dây, kim chỉ giá trị âm, chiều dòng điện từ vị trí 1 2. Suy nghĩ và trả lời: Đầu 1 của ống dây hình 38.5a là cực Bắc, còn ở đầu 1 hình 38.5b là cực Nam . - Chiều dòng điện cảm ứng trong ống dây không đổi. Vì theo định luật Len-xơ thì đầu 1 của ống dây vẫn là cực Bắc. - Theo định luật Len-xơ thì đầu 1 của ống dây phải là cực Nam, vậy dòng điện cảm ứng trong ống dây phải có chiều ngược với chiều đã vẽ ở hình 38.5a. - Nhận xét: Khi nam châm lại gần ống dây thì từ trường của dòng điện cảm ứng trong ống dây như muốn ngăn cản nam châm lại gần nó, còn khi nam châm ra xa ống dây thì từ trường của dòng điện cảm ứng trong ống dây cũng như muốn ngăn cản nam châm ra xa nó. - Phát biểu định luật - Nhắc lại 3.Hoạt động 3: Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a.Định luật: - Các em đọc SGK và phát biểu định luật b.Biểu thức: - Các em đọc SGK và viết biểu thức vào vở - Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch - Viết biểu thức vào vở 4.Hoạt động 4: Củng cố và bài tập vận dụng (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Viết bài tập lên bảng, hướng dẫn HS giải bài tập - Đây là bài tập cơ bản, ta chỉ cần áp dụng công thức để tính. - Gọi 2 HS lên giải - Chú ý theo dõi - Lên bảng giải bài tập 5.Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Các em về làm các bài tập trong SGK và chuẩn bị bài tiếp theo - Làm theo lời GV
Tài liệu đính kèm: