Giáo án Văn học 12: Tây tiến - Quang Dũng

Giáo án Văn học 12: Tây tiến - Quang Dũng

tây tiến

Quang dũng

I-Mục tiêu:

1-Kiến thức: Qua cảm hứng bi hùng của bài thơ giúp cho H nhận thức được:

a) Những cảm hứng bi hùng, tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến không sờn lòng trước khó khăn gian khổ, họ phơi phới lạc quan, sẵn sàng hy sinh vì lí tưởng.

b) Vẻ đẹp hoang vu kì thú hấp dẫn của phong cách phù hợp với tâm hồn lãng mạn anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.

c) Thấy được nét đặc sắc trong thơ Quang Dũng.

2-Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.

3-Giáo dục tư tưởng: giáo dục tư tưởng yêu nước, tinh thần chịu đựng hy sinh về sự sống còn của dân tộc.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3421Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn học 12: Tây tiến - Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Tiết 
Ngày dạy: 
TÂY TIẾN 
QUANG DŨNG 
I-MỤC TIÊU:
1-Kiến thức: Qua cảm hứng bi hùng của bài thơ giúp cho H nhận thức được: 
Những cảm hứng bi hùng, tinh thần yêu nước của các chiến sĩ Tây Tiến không sờn lòng trước khó khăn gian khổ, họ phơi phới lạc quan, sẵn sàng hy sinh vì lí tưởng.
Vẻ đẹp hoang vu kì thú hấp dẫn của phong cách phù hợp với tâm hồn lãng mạn anh hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.
Thấy được nét đặc sắc trong thơ Quang Dũng.
2-Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
3-Giáo dục tư tưởng: giáo dục tư tưởng yêu nước, tinh thần chịu đựng hy sinh về sự sống còn của dân tộc. 
 II-TRỌNG TÂM: khắc hoạ hình ảnh người lính Tây Tiến.
III- CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng dạy học ,
+Thu thập 1 số bài thơ viết về người chiến sĩ và so sánh với bài thơ Tây Tiến.
Học sinh: 
+ Dụng cụ học tập: sách, vở, bút thước, 
+ Kiến thức: đọc & chuẩn bị kĩ bài thơ.
IV-TIẾN TRÌNH: 
1-Ổn định lớp (3’): Điểm danh, trật tự, tạo không khí học tập.
2-Kiểm tra bài cũ: 
1)Đọc và cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và chủ đề bài “Đôi mắt”.
2)Hoàng có đôi mắt, thái độ như thế nào với người nông dân kháng chiến, với cuộc kháng chiến.
3-Bài mới :
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
-G hỏi: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang Dũng có những điểm nổi bật nào?
I-Vài nét về tác giả Quang Dũng: (192 -1988)
1)Cuộc đời: 
-Tên thật: Bùi Đình Dậu (tức Dậu).
-Quê ở Phương Trì (Phùng), huyện Đan Phượng, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
-Từ trần: 13-10-1988 tại Hà Nội.
2)Sự nghiệp sáng tác: 
-Ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh.
-Tác phẩm: Rừng biển quê hương (in chung 1957).
-Màu hoa gạo (truyện ngắn 195 ).
-Đường lên Châu Thuận (1964).
-Rừng về xuôi (1968).
-Nhà đồi (truyện và kí 1970).
-Gương mặt Hồ Tây (Bút kí in chung 1984).
-Bài thơ “Tây Tiến” được xuất xứ trong hoàn cảnh nào?
-H dựa vào sgk trả lời.
-Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-H dựa vào sgk trả lời.
-G nhấn mạnh.
II-Xuất xứ-Hoàn cảnh sáng tác: 
1-Xuất xứ: Tập thơ sáng tác 1948. Lúc đầu bài thơ có tên “nhớ Tây Tiến”.
2-Hoàn cảnh sáng tác: 
-Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập 1947. Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến từ đầu 1947 đến 1948. Khi rời đơn vị cũ chuyển sang đơn vị khác công tác thì Quang Dũng cảm xúc viết nên bài thơ nầy.
G hỏi:Bố cục truyện gồm mấy phần? Ý từng phần là gì?
H: trình bày.
H: bổ sung.
G: nêu bố cục để H ghi nhận.
III-Bố cục: 3 phần.
	1)14 câu đầu: Nhớ về Tây Tiến là nhớ con đường hành quân đầy gian khổ nơi núi rừng Tây Bắc. 
	2)8 câu giữa: Tây Tiến còn thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm của đời thường đầy chất thơ và lãng mạn.
	3)Phần còn lại: Nhớ hình ảnh người lính Tây Tiến oai, dữ, hào hoa, hào hùng.
H: đọc diễn cảm bài thơ.
G: chủ đề bài thơ là gì?
H: phát biểu.
G: nhận xét, bổ sung & hoàn chỉnh chủ đề.
IV-Chủ đề: Bài thơ là nỗi nhớ da diết của mình với đoàn quân Tây Tiến. Qua đó, khắc hoạ vẻ đẹp về tinh thần yêu nước, lòng gan dạ sẵn sàng hy sinh vì lí tưởng cùng tâm hồn lãng mạn hào hoa của họ.
-G hỏi: những cuộc hành quân của người lính ra sao? Nó được miêu tả cụ thể như thế nào? Em hãy phân tích để làm rõ.
-H phân tích.
-G hỏi: những từ ngữ h/ảnh nào trong đoạn thơ giúp em hình dung được cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến?
-G hỏi: nhà thơ đã sử dụng NT gì trong câu “Heo hút cồn mây súng ngởi trời”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
-H trả lời.
-G nhấm mạnh.
V-Phân tích: 
1)Nhớ lại cuộc hành quân gian khổ: tác giả thể hiện nỗi nhớ da diết không định hình về đoàn quân Tây Tiến cũ.
-Hai câu đầu: 
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”: kg gian thực tại.
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”:kg gian hồi tưởng.
	+Câu cảm thán & điệp từ “nhớ”, từ láy “chơi vơi”.
Tiếp theo 
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
 là nỗi nhớ về miền đất dữ dội, những địa danh, những chặng đường hành quân đầy gian khổ mà đoàn binh đã trải qua. Đó là những rừng núi xa lạ, hiểm trở với những địa dạnh lạ tại Sài Khao- Mường Lát và những con đường hành quân gian nan 
“Dốc lên khúc khuỷ dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời . . . xa khơi” 
=> tác giả đã vẻ nên bức tranh con đường hành quân.
	+Các từ láy: khúc khuỷa, thăm thẳm => núi rừng Tây Bắc gập ghềnh, hiểm trở.
“Heo hút . . . ngửi trời” tô đậm ấn tượng về độ cao của núi đèo. Núi cao lắm, sương núi chưa tan, biến thành đám mây bay là là thung lũng. Người leo núi có cảm giác như đang bước chân lên cồn mây, mũi súng của người lính như chạm tới bầu trời “súng ngửi trời” =>NT nhân hoá mới mẻ, độc đáo, vừa tinh nghịch, vừa hồn nhiên theo cách nói của người lính Tây Tiến. 
-Đứng trên đỉnh dốc núi cao, họ nhìn xuống con đường hiểm trở đã vượt qua, con đường gấp khúc sẽ đi xuống. Đường lên và xuống dốc đều heo hút “Ngàn thước . . . xa khơi”.
-Từ núi cao chót vót mờ ảo trong mây trắng, người lính tạm dừng chân khoan khoái ngắm nhìn đất trời. 
	+“Mưa xa khơi- thác gầm thét- cọp trêu người”: màu mưa núi, sương rừng, bản làng, mờ ảo thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện. =>Tăng ấn tượng về 1 rừng núi xa xôi, hoang sơ đầy khốc liệt.
G hỏi: Hai câu thơ nào nói lên sự hy sinh gian khổ trong hành quân?
-H phân tích.
-G giảng bình.
-2 câu thơ “Anh bạn . . . quên đời” => vẽ nên h/ảnh người lính Tây Tiến chịu nhiều vất vả hy sinh trên đường chuyển quân.
-Còn 2 câu thơ “chiều . . . trên người” cho ta thấy người lính Tây Tiến đi qua những miền rừng núi vắng, hiểm nguy đang đe doạ tính mạng của người lính. Giọng ngang tàng như muốn xoá đi vẽ bi luỵ bởi lẽ người lính Tây Tiến là những con người giàu ý chí và nghị lực phi thường vượt qua khó khăn với tinh thần hào hứng hăng say không lùi bước.
-G hỏi: em hiểu gì về 2 câu thơ cuối của đoạn 1.
-H phân tích.
-Cuối cùng “nhớ . . . thơm nếp. . . ” đây là tâm hồ thanh thản sảng khoái khi đã vượt qua chặng đường mệt nhọc. Họ sống trong cảnh yên vui đầm ấm thân tình. Nó đối lập với cảnh núi rừng hoang vắng dữ dội ở trên.
-G gọi H đọc lại đoạn 2.
-G hỏi: đoạn thơ giúp em cảm nhận được gì về vẻ đẹp đồng bào dân tộc & người lính Tây Tiến? Em cảm nhận được gì tình quân dân?
-H phân tích.
-G giảng bình.
2-Tây Tiến còn thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm của đời thường đầy chất thơ và lãng mạn:
-Tình quân dân gắn bó trong kháng chiến. Đó là cảnh tưng bừng, nhộn nhịp sôi nổi với h/ảnh những cô thiếu nữ tình tứ, dáng ngươi xuôi thuyền về Châu Mộc với những bến bờ lao lách. Con người vừa duyên dáng, vừa cứng cỏi vửa lãng mạn “xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu e ấp”. Aâm điệu tiếng khèn điệu múa độc đáo mang đậm bản sắc địa phương. Từ “kìa em” là cái nhìn ngỡ ngàng kinh ngạc, trìu mến.
-H trả lời: những chi tiết nào trong bài thơ phản ảnh cuộc sống tinh thần, tình cảm đấy chất thơ và lãng mạn của tác giả?
*Chất liệu cuộc sống thực: được vẽ thành nhiều h/ảnh thơ sinh động, có cái gì như ảo như mộng mà thất gần gũi trìu mến:
-Đó là bát cơm lên khói, mùa thơm nếp xôi.
-Đó là những đêm liên hoan, sinh hoạt văn nghệ giữa bộ đội và nhân dân với hội đuốc hoa, điệu múa, tiếng nhạc, tiếng khèn.
*Những câu: 
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lao nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòmg nước lũ hoa đong đưa”
Thì mang 1 vẻ đẹp trữ tình khác, đó là chất lãng mạn anh hùng. Những h/ảnh thơ: Châu Mộc chiều sương, hồn lao nẻo bến bờ, dòmg nước lũ, hoa đong đưa: không phải là h/ảnh vô tri vô giác, mà nó có tình, có hồn mang vẻ đẹp hoang dã, nên thơ. 
-Trong cái đẹp đó nói lên h/ảnh của “dáng người trên độc mộc” thật độ đáo, hiếm thấy. Đó là vẻ đẹp hiên ngang, kiêu hùng của con người nơi núi rừng bí hiểm và khắc nghiệt. 
-H: phân tích sơ lược 2 câu thơ 
“Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”?
*Đặc biệt:
“Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Thì vừa chân thực vừa đấy chất thơ mộng mơ đa cảm và lãng mạn của những chàng trai Hà Nội. Câu thơ diễn tả 1 cách tinh tế, chân thực tâm lý nhớ nhà của họ. Ý nghĩa sâu sắc của câu thơ muốn nói: những con người ấy tạo nên vẻ đẹp anh hùng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lại là những cáhng trai trẻ của cuộc sống đời thường. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị nhân bản của tác phẩm.
-G gọi H đọc lại đoạn cuối.
-G hỏi: chân dung người lính Tây Tiến hiện lên ra sao? Những câu thơ nào để lại trong em ấn tựơng sâu đậm nhất? Phân tích để làm rõ.
-Hãy phân tích để làm rõ sự đối lập trong 2 câu thơ: “Tây Tiến . . . oai hùm”? Tính chất đối lập ấy nói lên điều gì?
3-Nhớ hình ảnh người lính Tây Tiến oai, dữ, hào hoa, hào hùng:
-Người lính Tây Tiến hiện lên khác thường “Tây Tiến . . . oai hùm” nhưng mang vẻ độc đáo kì lạ.
-Họ chịu đựng gian khổ khó khăn mất mát hy sinh.
-“Không mọc tóc” là h/ảnh tả thực: do sốt rét rụng hết, màu da xanh như màu lá mà vẫn dữ oai hùm”. 
-2 h/ảnh đối lập: 
+1 bên: có thể xanh xao bệnh tật. 
+1 bên: là tinh thần là cốt cách của trang nam nhi thời chiến.
=>chính nhờ sự đối lập đó, nó tạo nên phẩm chất anh hùng của con người, tạo nên hào khí của cả 1 thế hệ thanh niên đam mê chiến đấu vì sự sống còn của Trung Quốc.
*“Rải rác . . . đời xanh”
Câu 1: h/ảnh có thật của cuộc chiến tranh, chứa 1 lượng thông tin lớn đấy buồn thảm. Nếu đứng riêng thì sẽ gây ấn tượng bi thảm đến vô cùng 
(vì họ thấy những nấm mồ viễn xứ nằm rải rác nơi biên giới, và biết rằng, có thể phút này bản thân mình còn tồn tại nhưng đến phút sau có thể chung số phận ấy).
Câu 2: Đây chính là cốt lõi nhân cách của con người đã ngã xuống, họ chiến đấu có lí tưởng nên họ xem cái chết nhẹ tợ lông hồng.
-H: phân tích 2 cụm từ: “áo bào thay chiếu” và “về đất” ?
*“Aùo bào . . . độc hành”
-Câu 1: h/ảnh chân thực (nhưng cách nói thì mượn lối nói xưa): người tử sĩ được mai táng bằng chính áo quần của mình mà không có manh chiếu để liệm xác (chứ chưa nói đến áo quan bằng gỗ như bình thường).
	“Về đất”: chôn xuống đất, đồng thời là hành động trả nghĩa với TQ, sự biết ơn, trân trọng của đồng đội trước sự hy sinh của anh lính Tây Tiến.
-Câu 2: thì thật hùng tráng trong sự hy sinh của người chiến sĩ Tây Tiến (cái hùng lấn át cái bi).
=>Tóm lại: Qua 1 số h/ảnh đã phân tích cho thấy cách thể hiện h/ảnh người chiến sĩ Tây Tiến như vậy là chân thực & cảm động. Phải có bàn tay NT khéo léo thì mới có đủ sức tài năng) thể hiện chân dung ngươi lính Tây Tiến ở cả 2 đối cực “bi” và “hùng”. Và cái “hùng” mới là ý nghĩa đậm nét, mơí là ý đồ của tác giả. 
*Bốn câu thơ cuối:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phâi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
-Thì 2 câu đầu nhắc lại lời hẹn ước, lời thề của đoàn quân Tây Tiến thuở lên đường.
(nó giống như lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân được truyền tụng trong bài hát:
“Đêm vệ quốc quân một lần ra đi,
Nào có mong chi đến ngày trở về . . .”
-Hai câu sau vừa là lời nhắn gởi “Ai lên Tây Tiến” vừa là sự duyệt lại kí ức “mùa xuân ấy”, mùa xuân Tây Tiến lên đường để đi đến khẳng định: không thể quên những chặng đường đã qua, người dù có đi nơi đâu, tinh thần, tình cảm “Hồn” vẫn giữ về Sầm Nứa như lời thề trước lúc lên đường. Bởi vì chặng đường đã qua đầt ắp kỉ niệm, là đồng đội, là hiến dâng cả cuộc đời riêng cho cuộc đời chung cho CM, của dân tộc. 
5)Kết luận: Đây là bức tranh tả thực về 1 chặng đường anh hùng của 1 đơn vị anh hùng. NHững câu thơ giàu chất tạo hình như 1 bức phát thảo về 1 chặng đường hành quân chiến đấu đầy gian khổ, khắc hoạ được khí phách và tâm hồn của những con người nồng nàn yêu nước, tự nguyên dấn thân vào cuộc chiến đấu 1 mất 1 còn cho độc lập dân tộc với tất cả nỗi đam mê và ý thức trách nhiệm công dân. Bài thơ nói đến cái khốc liệt hy sinh mà không bi quan, trái lại chứa chan tình người, vẫn bay bổng lạc quan của những con người tin vào cuộc sống, vào chiến thắng. Bài thơ được truyền tụng hơn nửa thế kỉ, và chắc chắn còn tiếp tục thổi vào tâm hồn tuổi trẻ chúng ta chí khí anh hùng vốn là truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên lịch sử mới.
3-Củng cố: (3’-5’) nắm ý 1 và 3.
4-Dặn dò:(1’) –Học trhuộc lòng bài thơ.
-Soạn bài “Bên kia Sông Đuống”.
 RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 12(9).doc