I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biét phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Gv cung cấp các ngữ liệu thực tế ngoài ngữ liệu sgk để từ đó nắm nội dung bài học.
Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm.
TUẦN: 3 TIẾT CT: 9 NGÀY DẠY: 6 / 9 /2008 GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa Bài: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT ( tiếp theo) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Nắm được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biét phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt. II/PHƯƠNG PHÁP: Gv cung cấp các ngữ liệu thực tế ngoài ngữ liệu sgk để từ đó nắm nội dung bài học. Kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm. III/ PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ:7’ Hãy nêu giá trị lịch sử, giá trị văn học, giá trị tư tưởng của Tuyên ngôn độc lập. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lậpua3 3/ Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 7’ 7’ 7’ 2’ HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc mục II sgk . Vì sao để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt? Cho Hs trình bày, Gv nhận xét, từ đóhình thành lòng yêu tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần có những hiểu biết gì về tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của TV? GV nhận xét, bỗ sung những ý còn thiếu và cho thêm VD thực tế. - Chúng ta nói hoặc viết như thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? - Cho VD về những cách nói và viết không đúng chuẩn? HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần nghi nhớ. Đọc mục iI, chia lớp thảo luận các câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm tranh luận, bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời. Hs tìm trong cuộc sống để trả lời. Suy nghĩ, trả lời. Hệ thống lại kiến thức cần nhớ. I/ TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: 1/ Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt: 2/ Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt: 3/ Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng TV trong giao tiếp( nói hoặc viết). 4/ Ghi nhớ: SGK 10’ 4. Củng cố: Qua bài học, các em cần nắm được: Cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có nhận thức đúng đắn từ đó rèn luyện kĩ năng để sửng dụng tiếng Việt vưà đúng vừa mang tính nghệ thuật. Luyện tập: Bài tập 1: Các câu b,c,d là những câu trong sáng. Ở câu a có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ( muốn xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn) với chủ ngữ của động từ đòi hỏi, trong khi đó, các câu b,c,d thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu. Bài tập 2: - Lễ tình nhân: Cấu tạo theo tiếng Hán và thiên nói về con người. - Lễ Valentine: Hình thức biểu hiện của tiếng nước ngoài. - Lễ tình yêu: Có ý nghĩa cơ bản tương ứng với 2 từ trên vừa có sắc thái biểu thị ý nhị, dễ cảm nhận và dễ lĩnh hội đối với người VN vừa mang ý nghĩa cao đẹp chỉ chung về con người. 5’ 5. Dặn dò: Về nhà: Học bài, tự rèn luyện ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV. Soạn bài:Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.. Đọc phần yêu cầu cần đạt, đọc văn bản để năm được những nét khái quát về hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nội dung, giá trị tác phẩm.
Tài liệu đính kèm: