Giáo án Văn 12 tuần 17 tiết 50: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới - Võ Nguyên Giáp

Giáo án Văn 12 tuần 17 tiết 50: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới - Võ Nguyên Giáp

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Qua hồi ức của một vị tướng tài ba, khiêm nhường, hs cảm nhận được những nỗ lực của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mang tháng Tám để giữ vững nền độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới.

- Nghệ thuât đặc sắc của bài hồi kí: cách viết vừa khách quan vừa dạt dào cảm xúc đã tái hiện chân thật những người thật, việc thật, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn thử thách của đất nước. Một cuốn biên niên sử của cả một dân tộc, mang tầm vóc mới.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1382Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 17 tiết 50: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới - Võ Nguyên Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17
Tiết CT : 50
Ngày dạy: 20/12/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hoà
Bài : NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚIVÕ NGUYÊN GIÁP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Qua hồi ức của một vị tướng tài ba, khiêm nhường, hs cảm nhận được những nỗ lực của Đảng, chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta trong những ngày đầu sau cách mang tháng Tám để giữ vững nền độc lập, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới.
- Nghệ thuât đặc sắc của bài hồi kí: cách viết vừa khách quan vừa dạt dào cảm xúc đã tái hiện chân thật những người thật, việc thật, những sự kiện lịch sử quan trọng ở vào thời điểm trọng đại, một giai đoạn đầy khó khăn thử thách của đất nước. Một cuốn biên niên sử của cả một dân tộc, mang tầm vóc mới.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 	- Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá TP qua phát vấn, đàm thoại về các h/ả, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.
- Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Hình ảnh ông lái đò sông Đà được thể hiện thế nào qua ngòi bút của Nguyễn Tuân ?
3/ Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
5’
10’
HĐ 1:Tìm hiểu tác giả, hồi kí “ Những năm tháng không thể nào quên”
- Gọi hs đọc phần tiểu dẫn và thực hiện yêu cầu sau: đôi nét về VNG, kể tên những tập hồi kí của tác giả.
- giới thiệu đôi nét về thể loại hồi kí
HĐ 2 : Tóm tắt nội dung của “NNTKTNQ”
- Gọi học sinh đọc đoạn trích NNĐCNVNM và phân chia bố cục nêu nội dung của từng đoạn
- Theo em điểm nhìn của tác giả là bối cảnh của Đất nước ta năm nào?, tình hình Đát nước lúc đó như thế nào?
HĐ 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
- Câu hỏi 1 : Cảm nghĩ cụ thể của tác giả về NNĐCNVNM như thế nào? Được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật gì?
- Câu hỏi 2 : NVNM vừa mới khai sinh đã phải đương đầu với bao khó khăn, nguy nan nào?
- Câu hỏi 3 : Để đưa Đất nước vượt qua những khó khăn nguy nan ấy Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách đub\ngs đắn và sáng suốt như thế nào?(những dẫn chứng cụ thể nào là tiêu biểu)
- Câu hỏi 4 : Hình ảnh Bác Hồ được tác giả ghi lại trong đoạn trích này đã giúp em hiểu thêm gì về Bác trong những ngày mới khai sinh ra Nước VNDCCH?
- HS đọc tiểu dẫn tóm tắt đôi nét về tác giả
- Nghe GV thuyết giảng về thể loại hồi kí
- Thực hành nhóm( 2 người) về nội dung của tập hồi kí NNTKTNQ
- Đọc đoạn trích NNĐNVNM
- Tìm hiểu bố cục(làm việc cá nhân)
- Trả lời theo yêu cầu
- Thảo luận nhóm câu hỏi 1
- Thảo luận câu hỏi 2
 Thảo luận câu hỏi 3
I/ TÌM HIỂUCHUNG:
1/ Tác giả: 
2/ Vài nét về tập hồi kí “ TKTNQ””
a)Thể loại hồi kí: +Ghi chép những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng, có giá trị văn học và xã hội, lịch sử.
b) Nội dung của “ NNTKTNQ”:
- Hướng tới tái hiện những sự kiện trọng yếu, những biến cố có tính chất bước ngoặt trong lịch sử việt nam từ những ngày sục sôi trước cách mạng tháng tám đến những ngày gay go ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khắc hoạ hình ảnh những con người tiêu biểu của thời đại.
- Nhân vật : người bình thường vô danh và những người lãnh đạo đất nước 
=> Tái hiện lịch sử ở những nét lớn, những bức tranh toàn cảnh, có sự đánh giá, bình luận ở tầm khái quát
c) Đoạn trích “ Những ngày đầu của nước việt nam mới”
- Vị trí: Thuộc chương 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện.
- Bố cục: 4 đoạn
* Đoạn 1: Từ đầu  ập vào miền bắc. Tư thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của đất nước việt nam mới.
* Đoạn 2: Tiếp theothêm trầm trọng. Những khó khăn của đất nước-“ ngàn cân treo sợi tóc”
* Đoạn 3: Tiếp theo  ba trăm bảy mươi kí lô gam vàng. Những biện pháp của chính quyền mới và tinh thần quyết tâm vượt khó khăn của toàn Đảng toàn dân ta.
* Đoạn 4 : còn lại. hình ảnh Bác Hồ
- Điểm nhìn trần thuật: bối cảnh đất nước ta năm 1970- cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1)Cảm nghĩ của tác giả: 
- Năm 1945 là thời kì làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc.Còn bây giờ mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền nam đều hoài công vô ích.
- Năm 1945 nước việt nam chưa có tên trên bản đồ thế giới. Còn bây giờ là nước Nước Việt nam dân chủ cộng hòa
-So sánh thể hiện tình cảm tự hào ngợi ca dân tộc tổ cáo đế quốc .
2)Hình ảnh nước Việt nam mới:
a) Những khó khăn khi nước Việt nam mới ra đời:
- Nhận định: “ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn”
- cụ thể: * Đảng hoạt động bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới “ chưa được nước nào công nhận”
 + Kinh tế:ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách.
 + Chính trị: nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh và thực dân Pháp xâm lược 
=> khó khăn “ càng thêm trầm trọng”, là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ 
b)Những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ: 
- Củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng 
- Giải tán chính quyền cũ, xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở 
- Thi hành một số chính sách mới giúp nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.
c) Hình ảnh Bác Hồ-Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn: 
- Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước : “Ở Người, ...trong tình cảm”
- Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân.
- Đề ra 3 mục tiêu quan trọng : Diệt giặc đói, diệt giặc dôt, diệt giặc ngoại xâm(dựa vào lực lượng và tinh thần của dân).
 Tác giả kết luận : “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của Nước, của cách mạng
III/ Tổng kết : 
5’
4/ Củng cố:
Qua bài học cần thấy được:
Những nỗ lực lớn của Đảng, các quyết sách kịp thời, thông minh và đầy hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước lớn lao của Bác.
2) Về nghệ thuật : Điểm nhìn trần thuật của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phát họa những nét lớn, tạo án tượng sâu sắc vớ nhiều người, làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc.
5’
5/ Dặn dò:
Học bài, học thuộc bài thơ
Soạn bài : Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Đọc văn bản, tiến hành làm các bài thực hành. Trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung nagy dau cua nuoc VN moi.doc