Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 49: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 49: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người lao động Việt Nam.

 - Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 - Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá TP qua phát vấn, đàm thoại về các h/ả, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.

- Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.

IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:5’

Thế nào là trào lưu văn học? Hãy kể ra một số trào lưu văn học lớn trên thế giới.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1784Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 49: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Tiết CT : 49
Ngày dạy: 17/12/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hoà
Bài : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ..NGUYỄN TUÂN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người lao động Việt Nam.
 - Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 	- Hướng dẫn HS tiếp cận và khám phá TP qua phát vấn, đàm thoại về các h/ả, từ ngữ, âm điệu của bài thơ.
- Kết hợp việc đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Thế nào là trào lưu văn học? Hãy kể ra một số trào lưu văn học lớn trên thế giới.
3/ Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
5’
25’
 Hoạt động 1:
Hãy trình bày những nét chính về tác giả.
Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm?
 Người lái đò sông Đà được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hãy phát biểu cảm hứng chủ đạo của tác phẩm?
Hoạt động 2:
Tổ chức cho HS thảo luận câu 2 SGK: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những BP nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo? Gợi ý:
+ Tác giả đã khắc họa sự hung bạo ấy trên nhiều dạng vẻ. + Để diễn tả chính xác và sinh động những gì NT quan sát thấy về sự hung bạo của dòng sông, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết NT độc đáo? 
Nếu phải cho một lời nhận xét ngắn gọn về khả năng sử dụng ngôn từ của NT, em sẽ nói thế nào?
* GV chuyển ý.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà trữ tình: 
* Gọi 1 HS đọc các đoạn văn ở trang 190, 191.
Chứng minh rằng những đoạn văn viết về vẻ trữ tình của sông Đà cũng là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một người nhất quyết không bao giờ chịu bằng lòng với những tri thức hời hợt?
* Nêu vấn đề và tổ chức cho HS thảo luận: Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình? Dẫn chứng minh hoạ? (Câu 3, SGK)
* GV chốt lại ý chính
* Chuyển ý
*Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:
Gọi HS đọc đoạn miêu tả 1 quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà.
Tổ chức cho HS thảo luận câu 4 SGK: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung bạo? 
Gợi ý:
+ Thoạt nhìn, em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến?
+ Kết quả ra sao?
 Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của NT, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?
-GV thuyết giảng
 Thử phát hiện nét độc đáo trong cách khắc hoạ nhân vật ông lái đò?
 Có thể xem NLĐSĐ như một khúc hùng ca, ca ngợi điều gì?
Đọc tiểu dẫn trả lời.
Đọc văn bản và trả lời.
Chỉ ra những dạng vẻ đó?
 Nêu vài dẫn chứng minh họa
Nguyễn Tuân còn cho ta thấy, bên cạnh và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sông vẫn nổi bật lên như một biểu tượng cho sức mạnh của tự nhiên mà con người phải chinh phục.
Thảo luận và tìm yếu tố trữ tình của sông Đà.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời.
Đọc và tìm dẫn chứng về vẻ đẹp của ông lái đò.
Căn cứ vào phần tiểu dẫn để trả lời.
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1.Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
2/ Hoàn cảnh ra đời:Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
+ Cảm hứng chủ đạo: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn “thiếu quê hương”.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Hình tượng con sông Đà 
 a. Con sông Đà hung bạo:
- Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:
+ Trong phạm vi lòng sông hẹp: như cái yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng.
+ Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa.
+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.
+ Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.
+ Những thác nước gào thét với muôn vạn âm thanh: oán trách nỉ non- khiêu khích, chế nhạo- rống lên.
- Vận dụng ngôn ngữđộc đáo , kiến thức uyên bác để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.
+ Cảnh tượng hoang sơ -liên tưởng đến chốn thị thành,“cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
+ Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát:nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc; ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
+ Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền 
+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.
+ Dùng lửa để tả nước.
->Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
->Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ của cây bút thực sự tài hoa
b. Một con sông Đà trữ tình:
- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,...
- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.
+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.
+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.
+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.
*Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn 
những trang tuyệt bút.
*Tạo dựng nên cả một không gian 
trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.
2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:
- Tính chất cuộc chiến: không cân sức
+ Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm dữ dội với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.
+ Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.
- Kết quả: + Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.
+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.
- Nguyên nhân chiến thắng: sự dũng cảm, tài trí và nhất là bề dày kinh nghiệm vượt thác leo ghềnh.
* Nhận xét: 
+ Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.
- Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình.
=>Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.
III/ KẾT LUẬN: Ghi nhớ
5’
4/ Củng cố:
Qua bài học cần thấy được:
Bút pháp độc đáo của Nguyễn Tuân qua bài tùy bút.
Thấy được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là ngợi ca chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn người dân tây bắc.
5’
5/ Dặn dò:
Học bài, học thuộc bài thơ
Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Đọc các bài tập, tìm lỗi về lập luận và chữa lỗi. Đọc lại bài lập luận trong văn nghị luận đã học ở lớp 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUOI LAI DO SONG DA.doc