Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 48: Chữa lỗi lập luận trong văn nghi luận

Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 48: Chữa lỗi lập luận trong văn nghi luận

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

 - Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận.

 - Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về lập luận.

 - Có ý thức thận trọng để tránh lỗi về lập luận.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.

IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:5’

Hãy nêu chủ đề bài thơ Tự do và tìm những hình ảnh chỉ không gian và thời gian trong bài thơ.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 16 tiết 48: Chữa lỗi lập luận trong văn nghi luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16
Tiết CT : 48
Ngày dạy: 10/12/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hoà
Bài : CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
 - Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập luận.
 - Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi về lập luận.
 - Có ý thức thận trọng để tránh lỗi về lập luận.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Hãy nêu chủ đề bài thơ Tự do và tìm những hình ảnh chỉ không gian và thời gian trong bài thơ.
3/ Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
15’
15’
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm.
Bài tập 1: Tìm hiểu những đoạn văn trong sgk và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi là gì?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét.
+ Nhóm 1: đoạn văn a
+ Nhóm 2: đoạn văn b
+ Nhóm 3: đoạn văn c
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS chữa lại những đoạn văn trên cho đúng.
- GV yêu cầu HS chữa lại các đoạn văn sao cho mỗi đoạn nêu rõ luận điểm
- Sau khi HS đưa ra cách chữa đoạn văn của mình, gv yêu cầu một HS khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
- GV hướng dẫn HS tìm ra lỗi liên quan đến việc vận dụng cách thức lập luận.
- GV yêu cầu HS phân tích lỗi về cách thức lập luận và sửa chữa lại cho đúng
- GV yêu cầu HS phân tích lỗi và sửa chữa đoạn. Sau đó Gv nhận xét.
- GV yêu cầu HS tìm lỗi của đoạn và chữa lại cho đúng.GV nhận xét câu trả lời và điều chỉnh bài của HS
- Qua các bài tập đã làm em rút ra kết luận gì về những lỗi nên tránh khi viết văn nghị luận?
HS thực hiện bài tập theo yêu cầu
Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm nhận xét, hoàn chỉng câu trả lời.
HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
- Sửa lại luận cứ:
“Nắng sâu chót vót”
- Luận cứ thiếu chính xác: “Đất nướchoàn toàn” (sửa lỗi)
- Thiếu toàn diện: chỉ nêu dẫn chứng về Hai Bà Trưng không phù hợp với luận điểm “trong lịch sửcũng có” (Bổ sung luận cứ)
- Sắp xếp luận cứ theo trình tự hợp lý
- Luận cứ không phù hợp với luận điểm. “Ải chi LăngBạch Đằng” các địa danh này không phải là “tên tuổi”.
- HS suy nghĩ trả lời.- HS suy nghĩ trả lời.
I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm:
1. Bài tập 1: Lỗi nêu luận điểm
a. Việc nêu luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý
b. Đoạn văn b: Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề.
c. Đoạn văn c: Luận điểm không rõ ràng, nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, chưa logic với luận cứ nêu ra.
2. Bài tập 2: 
- Đoạn văn a: 
- Đoạn văn b: “Người làm trai thời xưa luôn mang theo bên mình món nợ công danh”
- Đoạn văn c:“VHDG là kho tàng kinh nghiệm của cha ông được đúc kết từ xưa” 
* HS đọc ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm.
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
 1. Bài tập 1:
- Lỗi nêu luận cứ: dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ.
(GV cho HS tham khảo đoạn văn đã sửa đúng)
 2. Bài tập 2: 
- Lỗi nêu luận cứ: luận cứ đưa ra thiếu chính xác, thiếu toàn diện.
3. Bài tập 3:
- Lỗi luận cứ: lộn xộn, không theo trình tự logic.
- Luận cứ không phù hợp với luận điểm. 
* HS đọc ghi nhớ về các lỗi nêu luận cứ.
III. LỖI VỀ CÁCH THỨC LẬP LUẬN:
Bài tập 1:
- Lỗi về cách thức lập luận: trình bày luận cứ thiếu lôgic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
Bài tập 2:
- Lỗi về cách thức lập luận: Luận điểm không rõ ràng.
- Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào “cái đói”trong tác phẩm viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao)
Bài tập 3:
- Luận điểm không rõ ràng, luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài.
(GV cho HS tham khảo đoạn văn).
* HS đọc ghi nhớ về các lỗi liên quan đến cách thức lập luận.
IV. Tổng kết: (ghi nhớ)/sgk
5’
4/ Củng cố:
Qua bài học cần thấy được các lỗi về lập luận và cách chữa lỗi.
Tránh các lỗi về lập luận trong quá trình viết văn.
5’
5/ Dặn dò:
Học bài, làm bài tập
Chuẩn bị bài: Quá trình văn học và phong cách văn học. Đọc kĩ nội dung bài, nắm các khái niệm và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docChữa lỗi lập luận trong văn nghi luận.doc