Giáo án Văn 12 tuần 13 tiết 37, 38: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Giáo án Văn 12 tuần 13 tiết 37, 38: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

1. Hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.

 2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.

IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:5’

Hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ trong mối quan hệ với em.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 13 tiết 37, 38: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13
Tiết CT : 37,38
Ngày dạy: 15/11/2008
GV: Nguyễn Vũ Thái Hoà
Bài : VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
1. Hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.
 2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, SGV, thiết kế bài dạy.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:5’
Hãy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ trong mối quan hệ với em.
3/ Bài mới:
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt
15’
15’
Hoạt động 1: 
-Yêu cầu HS nhắc lại một số KT cơ bản về các phương thức biểu đạt mà em đã học ở lớp 8.
- Yêu cầu HS chú ý SGK, trả lới các câu hỏi ở mục1.1, 1.2,1.3- trang 158.
-Theo dõi trao đổi của lớp, nhận xét và yêu cầu rút ra lí thuyết qua câu hỏi gợi mở
- Yêu cầu HS chú ý câu hỏi 2 mục 1 ( SGK) , đọc ngữ liệu phân tích và rút ra kết luận.
- Gợi ý : Nội dung văn bản nói gì? Những yếu tố thuyết minh là yếu tố nào?Hiệu quả diễn đạt như thế nào?
Hoạt động 2:
- Tổ chức cho lớp luyện tập – yêu cầu Hs làm việc cá nhân, trình bày trước lớp, tập thể nhận xét, rút kinh nghiệm
- Chốt lại kiến thức qua kết quả thực hành của HS, dựa theo phần Ghi nhớ trong SGK 
- Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà các bài tập 1,2 ( SGK ) 
HS làm việc cá nhân, trả lời.
- Các phương thức biểu đạt gồm 6 pt
-Các nhóm đưa đoạn văn đã chuẩn bị
- Lớp theo dõi, nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng đoạn , rút ra kết luận.
- Hs viết bài theo sự lựa chọn của cá nhân : Về một nhà văn mà em thích nhất ( Yêu cầu ngắn gọn, súc tích dựa theo gợi ý của SGK , bài tham khảo viết về nhà văn Thạch Lam)
- Theo dõi và ghi ý tổng quát của bài học trong phần Ghi nhớ
I/ Luyện tập trên lớp
 1. Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận:
- Việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận là rất cần thiết, làm cho bài văn sinh động, thuyết phục.
- Khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả,biểu cảm vào bài văn nghị luận đúng lúc đúng cách, mỗi yếu tố đó sẽ giúp cho bài văn có sức thuyết phục cả về nhận thức và tình cảm.
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào bài văn nghị luận:
- Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài nghị luận là cần thiết.
- Tác dụng: Tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn ( Lí thuyết, thực tiễn...)
-Vấn đề : Có nên chỉ đưa chỉ số GDP vào việc đánh giá thu nhập hàng năm của người VN hay cần tính đến cả chỉ số GNP nữa?
- Yếu tố thuyết minh: Là những kiến thức về GDP và GNP=> hỗ trợ đắc lực cho ý kiến của tác giả.
3. Bài tập vận dụng:
+ Bài tập 3 :( SGK )
- Có thể viết về một nhà thơ hoặc nhà văn đã học trong chương trình hoặc thường xuyên đọc và nắm vững.
- Đưa ra những ý kiến nhận định, đánh giá và thuyết phục người đọc qua việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.
II/ Ghi nhớ : ( SGK )
III/ Luyện tập ở nhà: 
- Bài tập 1,2 trang 161
5’
4/ Củng cố:
GV củng cố lại kiến thức qua phần ghi nhớ.
Bài tập về nhà:
 Trong bài văn nghị luận, việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh phải thực sự xuất phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận. Cái hay của một bài, đoạn văn nghị luận không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bài, đoạn văn đó có hay không có, nhiều hay có ít các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thuyết minh.Về mặt này, điều có ý nghĩa quyết định phải là: các yếu tố đó được sử dụng đúng chỗ và đúng lúc không, và chúng có được phát huy hết tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả nghị luận không.
5’
5/ Dặn dò:
Học bài, chuẩn bị bài: Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo. Đọc phần tiểu dẫn để soạn về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. Đọc văn bản tìm hiểu các câu hỏi phần hướng dẫn đọc bài để bước đầu tiếp cận bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TAP VAN DUNG KET HOP CAC PHUONG THUC BIEU DAT.doc