Giáo án Văn 12 tuần 11 tiết 32, 33: Bài kiểm tra viết số 3

Giáo án Văn 12 tuần 11 tiết 32, 33: Bài kiểm tra viết số 3

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp HS:

 Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong phần VH ở nửa đầu HKI để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.

 Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học.

 Bước đầu rèn luyện cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng kực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tuần 11 tiết 32, 33: Bài kiểm tra viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 11
TIẾT CT: 32,33
NGÀY DẠY: 4/11/2008
GV: NguyễnVũ Thái Hoà
BÀI KIỂM TRA VIẾT SỐ 3
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp HS:
 Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong phần VH ở nửa đầu HKI để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ.
 Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận văn học.
 Bước đầu rèn luyện cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng kực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu.
II/PHƯƠNG PHÁP:
 Tổ chức cho hs làm bài nghiêm túc.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: GV chép đề lên bảng.
Đề bài: 
Câu 1: (3 điểm) Câu thơ” Cha mẹ thương nhau bằng gừng gay muối măn” ( Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu l1 dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Aùo bào thay chiếu anh về đất
 qSông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Câu 1: HS cần nêu được các ý chính sau:
- Đặc điểm quan trọng trong cách sử dụng thi liệu, xây dựng hình tượng của bài thơ: ảnh hưởng của văn hoá, VHDG (cổ tích, ca dao) (0.5 điểm)
- Xác định được những bài ca dao có mối quan hệ về thi liệu, hình tượng với câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của từng hình tượng.(1 điểm)
- Sự khác biệt hình ảnh muối-gừng trong ca dao: là hình ảnh tượng trưng của tình yêu đôi lứa bền chặt qua những câu thề nguyễn, đính ước. Còn trong bài thơ là biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên- nguồn mạch tạo nên giá trị tinh thần, văn hoá của đất nước.( 1.5 điểm)
Câu 2: 
HS cần trình bày được hai luận điểm chính:
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến.
+ Vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt – có bóng dáng của tráng sĩ xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống làm bừng sáng cuộc đời chiến đấu gian khổ.
+ Vẻ đẹp của người lính không tách rời chiến tranh ác liệt.	Sự hi sinh của họ được thể hiện bằng hình ảnh bi thương nhưng không bi luỵ.
Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
+ Lí giải nguyên nhân tạo nên nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong tác phẩm với hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở các tác phẩm khác.
+ Vẻ đẹp ấy được bộc lộ trong tâm hồn , giai điệu, cảm xúc.
III/ Biểu điểm:
Điểm 6-7: Đáp ứng đủ ý, bài viết có tính sáng tạo, hành văn trôi chảy, không sai chính tả, ngữ pháp.
Điểm 5: Đáp ứng đủ ý, bài viết có tính sáng tạo, hành văn trôi chảy, không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 4: Đáp ứng nửa số ý,hành văn chưa thật trôi chảy, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3: Phần nào đáp ứng được ý. Văn nghèo nàn, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1-2: Bài viết quá yếu, hành văn lủng củng, mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
 Điểm 0: Sai lạc nội dung, phương pháp.
* Khưyến khích những bài làm sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI VIET SO 3.doc