Tiết: 01.
Bài soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG 8 – 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX( tiết 1)
I.Mục tiêu bàihọc:
- Giúp Hs:
+ Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yêú và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8- 1945 đến năm 1975 cùng những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm1975 nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
+ Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT8-1945 đến hết thế kỉ XX.
II. Phương tiện hỗ trợ dạy học:
- SGK + sgv.
- Thiết kế dạy họcngữ văn 12.
- Bảng phụ.
Ngày:24 – 8 - 2008. Tiết : 01. Bài soạn : khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến hết thế kỉ XX( tiết 1) I.Mục tiêu bàihọc: - Giúp Hs: + Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yêú và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ CMT8- 1945 đến năm 1975 cùng những đổi mới bước đầu của VHVN giai đoạn từ năm1975 nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX. + Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT8-1945 đến hết thế kỉ XX. II. Phương tiện hỗ trợ dạy học: - SGK + sgv. - Thiết kế dạy họcngữ văn 12. - Bảng phụ. III. Nội dung bài học: Hoạt động của gv- hs Yêu cầu cần đạt - Gv: Trình bày về h/c lịch sử – xh của vh giai đoạn này? - Hs : Trên cơ sở soạn bài ở nhà trả lời câu hỏi. - Gv: Nhấn mạnh các ý cơ bản. - Gv : Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 giai đoạn của văn học. Gv định hướng theo các vấn đề: I. Khái quát VHVN từ CMT8 – 1945 đến năm 1975. 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử và xã hội : - Đường lối văn nghệ của Đảng CS, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạonên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta. - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật tạo nên ở giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt. - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hoá từ năm 1945 đến 1975 điều kiện giao lưu bị hạn chế , chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước xhcn(LX, Đông âu...). 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu a). Giai đoạn từ 1945 đến năm1954 : - Một số tác phẩm trong những năm 1945 -1946 đã phản ánh được bầu không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập. - Gv : Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 giai đoạn của văn học. Gv định hướng theo các vấn đề sau: + Tình hình văn học? + Nội dung ? thể loại văn học ? + Tác giả và tác phẩm cụ thể ? - Hs : Thảo luận và trình bày. Nhóm 1 : - Nhóm 2: - Nhóm 3 : - Gv:Lưu ý Hs đến giai đoạn này văn học có gì thay đổi? - Gv: Cho Hs tìm tác phẩm cụ thể? - Gv : Đưa ra ví dụ cụ thể để phân tích cho Hs thấy. - Gv : Dựa vào SGK chỉ rõ cho Hs biết về văn học vùng địch tạm chiến. - Hs : Hãy cho biết tại sao nến văn học giai đọan này lại vận động theo hướng cmh ? - Nội dung cụ thể của văn học v/đ theo hướng cmh là ntn ?(đề tài, tác phẩm ). - Gv: Theo SGK và bài soạn Gv cho Hs khám phá đặc điểm này. - Hs: Tại sao văn học giai đoạn này lại hướng về đại chúng? Biểu hiện của một nền văn học hướng về đại chúng như thế nào? - Gv: Chuẩn bị một vài câu hỏi trắc nghiệm cho Hs củng cố bài học. - Gv: Định hướng cho Hs hệ thống câu hỏi chuẩn bị cho bài mới sau - Cuối năm 1946 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; tập trung khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dt và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. - Truyện ngắn và kí là thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu các tác phẩm: “Một lần tới thủ đô” của Trần Đăng, “Làng” của Kim Lân, “Đôi mắt” của Nam Cao.Năm 1950 xuất hiện nhiều tập truyện, kí khá dày dặn như: “Vùng mỏ”, “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc. - Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: “Cảnh khuya”, “Bên kia sông Đuống”, “Đấtnước” của Nguyễn Đình Thi. - Kịch xuất hiện và có nhiều vở được chú ý như: “Bắc sơn”. b).Giai đoạn từ 1955 đến năm 1964: - Văn xuôi mở rộng đề tài bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi hiện thực đời sống. + Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp như : “Cao điểm cuối cùng”, “Trước giờ nổ súng”. + Một số tác phẩm khai thác vấn đề hiện thực đời sống trước CMT8 như: “ Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi, “Cửa biển”- Nguyên Hồng. Viết về cuộc sống XHCN có “Sông Đà”, “Mùa lạc” của Nguyễn Khải. - Thơ ca phát triển mạnh có nhiều tập tiêu biểu như: “ ánh sáng và phù sa”(CLV), “ Gió lộng” của Tố Hữu, . - Kịch cũng phát triển. Tiêu biểu có nhiều tác phẩm hấp dẫn như : Một đảng viên của Học Phi, ngọn lửa của Nguyên Vũ.... c) Giai đoạn từ 1965 đến 1975 : - Một cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ được phát động trong cả nước. Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi chặng đường này phản ánh c/s chiến đấu và lao động , đã khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất. + Từ trong tiền tuyến các tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa phản ánh nhanh nhạy cuộc chiến của quân dân miền Nam anh dũng. Như tác phẩm Ngườimẹ cầm súng ( N. Thi), Rừng xà nu ( NTT). + Miền Bắc truyện, kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long.... - Thơ là một bước tiến mới. Nó mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Đặc biệt có sự đóng góp của các nhà thơ trẻ: “Máu và hoa”, “Ra trận” của Tố Hữu, “ Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm. - Kịch có nhiều thành tựu,gây được tiếng vang lớn. * Văn học vùng địch tạm chiến: 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 đến 1975 : a). Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Đây chính là đặc điểm nói lên bản chất của văn học giai đoạn 1945 – 1975. - Giai đoạn văn học 1945 – 1975 diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt kéo dài tới 3 thập kỉ. Chiến tranh chi phối sâu sắc mọi mặt của cuộc sống trong đó có văn học. Vì thế văn học ko thể ko vận động theo hướng cách mạng hoá để khai thác và phản ánh tiến trình cách mạng. - Lúc này : Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận . Anh chị em (nhà văn) là chiến sĩ trên mặt trận đó.(HCM) Hay nói cách khác : Nhà văn – chiến sĩ. - Văn học là thứ vũ khí sắc bén phục vụ cho cách mạng. - Đề tài phản ánh : Tổ Quốc. + Bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. - Bên cạnh đó có đề tài chủ nghĩa xã hội. Hai đề tài này gắn bó mật thiết với nhau. b). Nền văn học hướng về đại chúng : - Lưu ý: Văn học hướng về đại chúng nên: + Tác phẩm ngắn gọn. + Nội dung dễ hiểu. + Sử dụng nghệ thuật quen thuộc. + Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi. II. Tổng kết tiết học: 1. Hệ thống lại kiến thức. 2. Luyện tập. III. Củng cố và kết thúc: 1. Nắm kiến thức cơ bản. 2. Chuẩn bị bài mới tiếp theo: 2.1: Thế nào là nền văn học mang k/h sử thi và cảm hứng lãng mạn? Tại sao văn học giai đoạn này lại vừa mang cảm hứng sử thi vừa mang cảm hứng lãng mạn? 2.2: Văn học giai đoạn 1975 đến thế kỉ XX, đặc biệt là từ năm 1986 đã có sự thay đổi thực sự như thế nào? Nó có gì khác so với giai đoạn văn học 1945 – 1975? Ngày:25 - 8 - 08. Tiết : 02. Bài soạn : khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến hết thế kỉ XX ( tiết 2) I. Mục tiêu bàihọc: - Giúp Hs: + Cho Hs hệ thống được kiến thức và có cái nhìn toàn diện về văn học VN. + So sánh và thấy được sự đổi mới của Văn học VN theo các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn từ sau 1975. + Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ CMT8-1945 đến hết thế kỉ XX. II. Phương tiện hỗ trợ dạy học: - SGK + sgv. - Thiết kế dạy họcngữ văn 12. - Bảng phụ. III. Nội dung bài học: 1. ổn định lớp: 2. Hỏi bài cũ: Hãy trình bày các giai đoạn phát triển của văn học giai đoạn 1945 – 1975? Tại sao văn học giai đoạn này lại vận động theo hướng cách mạng hoá? 3. Bài mới: Hoạt động của gv- hs Yêu cầu cần đạt - Gv : Cho Hs hệ thống lại kiến thức đã học. - Gv :Gợi ý cho Hs tự trình bày. - Hs : Tự trình bày dặc điểm này. I. Khái quát VHVN từ CMT8 – 1945 đến năm 1975. 1. Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội: 2. Quá trình phát triển: 3. Các đặc điểm : a). Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá.gắn bó sâu sắc tớivận mệnh chung của đất nước. b). Nền văn học hướng về đại chúng. - Gv: Thế nào là khuynh hướng sử thi? Biểu hiện cụ thể trong văn học giai đoạn này ntn? - Hs: Em hãy kể tên các tác phẩm văn học mang k/h sử thi? -Gv : Đưa ra một vài tác phẩm phân tích cho Hs thấy cụ thể. - Gv: Em hãy cho biết tại sao văn học mang k/h sử thi lại gắn với cảm hứng lãng mạn? - Hs: Kể tên và đọc một số bài thơ, câu thơ nói về sự kết hợp giữa k/h sử thi và lãng mạn? - Hs: Hoàn cảnh lịch sử có gì thay đổi? Nó đã ảnh hưởng đến văn học ntn? - Hs: Căn cứ bài soạn hãy cho biết những chuyển biến của văn học giai đoạn này? - Gv: Tại sao văn học đến giai đoạn này mới thực sự đổi mói? - Hs: Kể tên các tác phẩm mang màu sắc mới? - Hs : Chỉ ra những hạn chế của văn học iai đoạn 1945 – 1975 ? - Gv : Gợi ý cho Hs làm bài. - Gv: Cho Hs câu hỏi chuẩn bị cho bài học mới. c). Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn : - Văn học mang khuynh hướng sử thi là không viết về số phận cá nhân mà đề cập đến số phận cả cộng đồng dân tộc, nhân vật sử thi là nhân vật anh hùng không đại diện cho cá nhân mình mà đại diện cho cộng đồng, sống chết với cộng đồng và kết tinh những phẩm chất cao quí của cả cộng đồng. - Văn học manh khuynh hướng sử thi là thứ văn sang trọng, thường dùng ngôn từ chói lọi, những hình ảnh tráng lệ ngợi ca nhân vật anh hùng. - Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút có cái nhìn con người và cuộc đời ko chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc, thời đại. - Văn học 1945 – 1975 mang đậm tính sử thi và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Đó là nét tâm lí chung của con người VN, dân tộc VN trong chiến tranh ác liệt đầy gian lao ác liệt nhưng vẫn tràn đầy mơ ước hướng tới tương lai. Những đoàn quân ra trận, đi vào cõi chết mà vui như trẩy hội : Những buổi vui sao, cả nước lên đường ( Đường ra mặt trận – Chính Hữu) Lòng yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ cùng với niềm tin ở tương lai là sức mạnh to lớn khiến dân tộc có thể vượt qua mọi thử thách ác liệt nhất : Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai ! ( Theo chân Bác – Tố Hữu) - Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cm. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau tạo nên đặc điểm cơ bản của Văn học VN từ năm 1945 đến 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ. II. Vài nét khái quát về văn học VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX. 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: - Chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử dân tộc mở ra thời kì mới – thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm 1975 đến 1985, đất nước ta gặp nhiều khó khăn và thách thức mới. - Từ năm 1986, công cuộc đổi mới do Đảng CS đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Văn hoá có điều kiện tiếp thu với nhiều nước trên thế giới. Văn học, báo chí phát triển mạnh mẽ. Theo tiến độ đó văn học buộc phải đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà ... các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước). + Phần nội dung báo cáo gồm: - Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (), thời gian (), số lượng tham gia (). - Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hóa và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà thương binh, bệnh binh). - Đánh giá chung. + Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Văn Hiếu). b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ. 2. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết. - Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác. - Muốn viết được văn bản tổng kết, cần: + Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác. + Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc. + Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: a) Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết. Đó là: - Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu; nội dung báo cáo và kết thúc. - Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng. b) T rong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu: - kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng. - Số đăng kí phấn đấu trong học tập và kết quả đạt được. - Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được. - Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được. - Công tác phát triển đoàn viên. c) Đối chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số nội dung cần bổ sung: - Tên hiệu của Đoàn, tên đoàn trường và tên chi đoàn. - Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung là: Kết quả công tác đoàn. - Đánh giá chung. 2. Bài tập 2: a) Chuẩn bị tư liệu: tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quả xếp loại hạnh kiểm, b) Dàn ý: Phần đầu: - Quốc hiệu, tên trường, lớp. - Địa điểm, ngày tháng năm - Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện- lớp ()- năm học (). Phần nội dung: - Đặc điểm tình hình lớp. - Kết quả học tập. - Kết quả rèn luyện. - Bài học kinh nghiệm. - Đánh giá chung. Phần kết: kí tên. Chú ý: Người viết nên chọn nội dung cơ bản (kết quả học tập và kết quả rèn luyện) để viết thành những đoạn văn bản. IV.Củng cố, hướng dẫn học ở nhà. 1) Củng cố: Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần. 2) Hướng dẫn học ở nhà - Tiếp tục hoàn thành bài tập (2). - Tìm hiểu một số hoạt động đã qua của trường, lớp để viết báo cáo. Ngày 7- 04 - 09. Tiết : 94+ 95. ôn tập văn học A. Mục tiêu bài học. - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nước ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó. - Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học B- Chuẩn bị. 1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ... 2. Thiết bị: Bảng phụ. C- Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt 1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm. (GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh) 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó. (GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến. 3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa? (GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát hiện. Tiết : 95 4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. (GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản). Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập văn học Nước ngoài 1. ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) Tiết : 96 2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? (GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu) 3. ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê? (GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận). - Gv: Củng cố bài học. I. Ôn tập văn học việt nam 1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Vợ nhặt Vợ chồng A Phủ Số phận và cảnh ngộ của con người Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng. Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng. 2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng: + Lòng yêu nước, căm thù giặc. + Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược. + Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp. + Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc: + Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó. + Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. + Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống. Tiết : 95 4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau: 1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt. + Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước. + Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. + Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt. 2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung. + Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. + Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị. + Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy. 3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người. II. Ôn tập văn học Nước ngoài 1. Số phận con người của Sô-lô-khốp + ý nghĩa tư tưởng: Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận. + Đặc sắc nghệ thuật: Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. Tiết : 96 2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn + Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX: - Bệnh u mê lạc hậu của người dân. - Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong. + Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: - Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc. - Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... - Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa . 3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê + Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập. + Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình. + Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. + Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời. III. Củng cố - Hệ thống bài học: - Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: