Giáo án Văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập

Giáo án Văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập

Đọc văn

 Tuyên ngôn độc lập

 PHẦN HAI: TÁC PHẨM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

- Nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, nội dung, ý nghĩa văn bản, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại.

- Phân tích, đánh giá bản tuyên ngôn như một áng văn chính luận mẫu mực.

- Giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc, ý thức phấn đấu và bảo vệ độc lập-tự do của Tổ quốc.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 + Thõ̀y: SGK; sách GV; Đọc lại "VĂN THƠ CHỦ TỊCH HCM" ; Thiết kế bài dạy; chiếu hình Bác đọc TNĐL.

 + Trò: Đọc kĩ Phần hai, chú thích chân trang; soạn bài theo 4 câu hỏi ở SGK-Tr.42

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1807Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 7, 8: Tuyên ngôn độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03
Tiết: 07- 08
Ngày soạn: / /09
Ngày dạy: / /09
 Đọc văn
 Tuyên ngôn độc lập
 PHẦN HAI: TÁC PHẨM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
- Nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh, nội dung, ý nghĩa văn bản, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại. 
- Phân tích, đánh giá bản tuyên ngôn như một áng văn chính luận mẫu mực. 
- Giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc, ý thức phấn đấu và bảo vệ độc lập-tự do của Tổ quốc.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 + Thõ̀y: SGK; sách GV; Đọc lại "VĂN THƠ CHỦ TỊCH HCM" ; Thiết kế bài dạy; chiếu hình Bác đọc TNĐL.
 + Trò: Đọc kĩ Phần hai, chú thích chân trang; soạn bài theo 4 câu hỏi ở SGK-Tr.42
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
	Thụng qua 5 hoạt động trong tiết học, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phân tích nghệ thuật viết văn chính luận của HCM; phát vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận ->quy nạp về giá trị nội dung & nghệ thuật của tác phẩm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Nội dung
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ 
*Hỏi: Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh?
Hoạt động 2: Vào bài mới: Trong LS VHVN, có ba văn bản được xem là tuyên ngôn độc lập của đất nước ta qua từng thời kỳ. Đó là bài thơ Thần(L.T.Kiệt); Đại cáo bình Ngô(N.Trãi) và bản TNĐL của HCM. Mỗi áng văn thơ đều ra đời sau một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng ngập tràn hào quang chiến thắng. Trong đó, TNĐL là VB hiện đại nhất với phong cách chính luận rõ rệt nhất mà qua 2 tiết học hôm nay, các em sẽ hiểu một cách đầy đủ các giá trị của nó.
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần tiểu dẫn.
*Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của t. phẩm?
->GVdiễn giảng: Ở phía Nam: Thực dân pháp núp sau lưng quân Anh, đang tiến vào Đông Dương; Phía Bắc: bọn Tàu Tưởng đang chực sẵn ở biên giới. 
*Hỏi: Gía trị của tác phẩm? 
*Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?
Hoạt động 4: 
*Hỏi: Bác đã viết gì trong phần mở đầu? Tại sao Bác lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ?
->Trên thế giới, các dân tộc đều có quyền tự do và bình đẵng. Vì dưới chế độ TB quyền mưu cầu hạnh phúc thực ra là tự do cạnh tranh. 
-> YÙ nghĩa của việc so sánh với 2 nước lớn trên ® 3 nước ngang hàng nhau.
TIẾT 2:
*Hỏi: Bác đã tố cáo những tội ác gì của giặc Pháp? 
*Hỏi: Em có nhận xét gì về giọng văn, câu văn?
->Giáo viên bình: Sự chuyển ý khéo léo "thế mà" nhằm đề cao bản tuyên ngôn của nước Pháp và phơi bày bản chất của TD Pháp trước dư luận 
*Hỏi: Cuộc CMDTDC của ta đứng trên lập trường nào? 
*Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn chính luận của Bác? 
Hoạt động 5: 
->GV gợi ý cho HS suy nghĩ và trả lời, giả BT ở SGK-TR.42.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay ND
- Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về H.Nội.
- Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản"Tuyên ngôn độc lập" 
2. Giá trị:
- Là một một văn kiện lớn lao.
- Là một tác phẩm văn học có giá trị; áng văn chính luận xuất sắc. 
3. Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm) 
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nờu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập): Tố cáo tội ác của TD Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước VN Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dõn tộc VN.
II. ĐỌC-HIỂU:
1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: 
+ Tuyên ngôn nước Mĩ (1776): Nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ đấu tranh giải phóng khỏi thực dân Anh giành độc lập dân tộc. 
+ Tuyên ngôn nhân quyền của thực dân Pháp (1789): CMTS Pháp xoá bỏ chế độ phong kiến Pháp lập nên nền dân chủ tư sản. 
®Nghệ thuật trích dẫn sáng tạo, suy ra một cách khéo léo (từ quyền con người ® quyền của cả dân tộc); chiến thuật sắc bén (dùng gậy ông đập lưng ông).
ÞTinh thần 2 bản tuyên ngôn trích dẫn có ý nghĩa tích cực, tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn và nhằm chặn trước âm mưu đen tối, lâu dài của kẻ thù.
2. Cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn:
a. Tội ác của Thực dân Pháp:
- Cướp nước ta, bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Áp bức đồng bào ta ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội. 
+ Bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay, cướp ruộng đất. 
+Tắm máu các cuộc khởi nghĩa của ta.
+ Xây nhà tù nhiều hơn trường học. 
+ Khuyến khích dân ta dùng thuốc phiện.
+Thu thuế vô lí. 
 - > Hậu quả: hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
 ÞCách nêu tội ác đầy đủ, cụ thể, điển hình.Giọng văn đanh thép, căm thù với nhũng câu văn ngắn gọn, đồng dạng về cấu trúc, nối tiếp nhau liên tục Từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sâu sắc-Sự chuyển ý khéo léo. 
=>Bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của Thực dân Pháp. 
b. Cuộc CMDTDC của nhân dân ta:
- Lập trường: Chính nghĩa và nhân đạo.
- Ý chí: Trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
- Kết quả:
+ Bác bỏ luận điệu "bảo hộ "của thực dân Pháp.
+ Giành độc lập từ tay Nhật. 
+ Làm chủ đất nứơc, lập nên nền dân chủ cộng hoà. 
=>Lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ Bác đã phơi bày luận điệu xảo trá của bon Thực dân Pháp. Đồng thời thể hiện truyền thống nhân đạo chính nghĩa của dân tộc ta. 
3. Lời tuyên ngôn độc lập: "Nước Việt Nam có quyền ": Lời khăng định đanh thép, ngắn gọn, trang trọng nhưng đầy sức thuyết phục. 
®Lời tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 
III. TỔNG KẾT&LUYỆN TẬP:
 1) Tổng kết: "Tuyên ngôn độc lập" là tác phẩm chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chính xác-Thể hiện tầm tư tưởng văn hoá lớn được tổng kết trong một văn bản ngắn gọn, khúc chiết.
 2) Luyện tập: Gợi ý trả lời:
- Do chất văn hùng hồn, truyền cảm xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng độc lập tự do cháy bỏng trong lòng tác giả.
- Do có sự đồng cảm giữa người viết và người nghe. Khát vọng của tác giả cũng chính là khát vọng của cả dân tộc.
 Hoạt động 6: Củng cố-Dặn dũ:
+ Nắm, phân tích được 2 giá trị quan trọng của TP trong phần Ghi nhớ-tr.42.
+ Tiết sau học bài Tiếng Việt: "Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. "(TT)
PHẦN RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.7,8- Tuyen ngon doc lap(tt).doc