Giáo án Văn 12 tiết 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Giáo án Văn 12 tiết 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Làm văn

 Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

A . KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh về:

1) Kiến thức : Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm tốt bài văn NL về một hiện tượng đời sống.

2) Kỹ năng : Biết cách làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3) Thái độ : Có lòng vị tha; ý thức đúng đắn về việc sử dụng một cách có ích quỹ thời gian của bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 + Thầy: SGK; Sách GV; Thiết kế bài dạy, bảng phụ; sưu tầm các đề văn liên quan.

 + Trò: Đọc kĩ ngữ liệu (Bài đọc thêm, dàn ý của đề văn mẫu) và giải các BT - tr.67-69 SGK.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4180Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 04
Tiết: 12
Ngày soạn: / /09
Ngày dạy: / /09
Làm văn
 Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A . KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh về:
1) Kiến thức : Biết vận dụng các thao tác lập luận để làm tốt bài văn NL về một hiện tượng đời sống.
2) Kỹ năng : Biết cách làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3) Thái độ : Có lòng vị tha; ý thức đúng đắn về việc sử dụng một cách có ích quỹ thời gian của bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 + Thầy: SGK; Sách GV; Thiết kế bài dạy, bảng phụ; sưu tầm các đề văn liên quan.
 + Trò: Đọc kĩ ngữ liệu (Bài đọc thêm, dàn ý của đề văn mẫu) và giải các BT - tr.67-69 SGK.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
	Thông qua 6 hoạt động trong tiết học, GV sử dụng các PP: Phân tích đề mẫu; kết hợp với phát vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận ->quy nạp về yêu cầu và cách viết một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định lớp: 
Nội dung
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Kiểm diện
Kiểm tra bài cũ
* Hỏi: Nêu dàn ý tổng quát phần thân bài của bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí? 
Thân bài:
 - Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí.
 - Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí (Dùng luận cứ từ cuộc sống và XH để ch. minh) 
 - Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng, hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến nội dung tư tưởng đạo lí.
 - Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và con người (Đặc biệt trong XH hiện nay)
HOẠT ĐỘNG 2: Vào bài mới: Cuộc sống đang diễn ra muôn màu muôn vẻ, với vô số những hiện tượng gây bất ngờ cho mỗi chúng ta. Trước mỗi hiện tượng ấy, chúng ta cần có chính kiến của riêng mình. Khi cần thể hiện, chúng ta phải có phương pháp. Bài học “NL về một hiện tượng đời sống” sẽ giúp các em điều đó. (Kể chuyện Thanh niên vô cảm và nhà văn Nguyễn Khải)
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
 HOẠT ĐỘNG 3: 
Gọi HS đọc bài đọc thêm Sgk- trang 69.
*GV: Treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng.
* HS đọc đề văn trong SGK .
-> Chia HS làm 4 nhóm-> trả lời câu hỏi 1, phần tìm hiểu đề (Xác định luận đề)
->GV gơi ý: dựa vào nhan đề văn bản và đọc văn bản: Chuyện “cổ tích” mang tên Nguyễn Hữu Ân .
->GV nhận xét và hướng dẫn, bổ sung
*4 nhóm HS tiếp tục trả lời câu hỏi 2, phần tìm hiểu đề (Xác định luận điểm)
->GV gợi ý: Dựa vào các ý chính văn bản: Chuyện “cổ tích” mang tên Nguyễn Hữu Ân .
->GV nhận xét và hướng dẫn bổ sung.
*4 nhóm HS trả lời câu hỏi 3 phần tìm hiểu đề (Xác định luận cứ)
->GV gơi, nhận và hướng dẫn, bổ sung!
*HS trả lời câu hỏi 4 phần tìm hiểu đề (Xác định cách lập luận)
->GV gơi ý: Học tập cách lập luận của Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh.
Hỏi: Dàn ý tổng quát của một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm những nội dung gì?
HOẠT ĐỘNG 4:
Hỏi: Theo em, nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì? Cần đạt các yêu cầu nào khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?
-> Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 5:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1-Tr.67.
I. Cách làm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề mẫu:
a. Đọc tư liệu tham khảo: “CHUYỆN “CỔ TÍCH” MANG TÊN NGUYỄN HỮU ÂN”
b. Nhận xét:
- Luận đề: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với hiện tượng Nguyễn Hữu Ân-Vì tình thương “dành chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo => Các bạn trẻ hôm nay chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?
+ Luận điểm: Bài viết gồm 4 luận điểm sau:
* Nguyễn Hữu Ân là một tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hi sinh của thanh niên.
* Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân
* Thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm cần phê phán.
* Tuổi trẻ cần dành thời gian học tập, tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha
+ Dẫn chứng (Luận cứ): Từ bài đọc thêm, từ cuộc sống, Vh
 * Đưa ra một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay như Nguyễn Hữu Ân (Ví dụ: dạy học ở lớp tình thương, tham gia phong trào thanh niên tình nguyện ).
 * Đưa ra một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh như: đua xe, bỏ học đi chơi điện tử
- Thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, vấn đáp.
2. Lập dàn ý đề mẫu:
a. Mở bài: Nêu hiện tượng, nêu luận đề các bạn trẻ hôm nay chia chiếc bánh thời gian của mình cho ai?
b. Thân bài:
- Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bị bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên học sinh ngày nay.
- Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
c. Kết bài:
 - Khẳng định luận đề “chiếc bánh thời gian”.
 - Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng trên. 
 3) DÀN Ý TỔNG QUÁT:
a) Mở bài: Giới thiệu, nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
b) Thân bài:
 - Luận điểm 1: Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ nghị luận 
 - Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng-sai,lợi hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh mặt đúng, bác bỏ mặt sai)
 - Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên (Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh, hoặc bác bỏ)
 - Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận (đối với cuộc sống, con người-nhất là với giới trẻ hiện tại).
c) Kết bài:
 - Tóm lại hiện tượng đời sống đã nghị luận
 - Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng. 
II. Khái niệm:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng trong cuộc sống có ý nghĩa đối với xã hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng sai, lợi, hại; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết.
- Ngoài việc vận dụng các thao tác lập luận phân tích so sánh, bác bỏ, bình luậnngười viết cần diễn đạt giản dị, ngắn gọn, sáng sủa- nhất là phần biểu cảm.
III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1: Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng lãng phí thời gian của thanh niên An Nam.
- Hiện tượng: thanh niên, sinh viên Việt Nam du học dành quá nhiều thời gian vào chơi bời, giải trí. 
- Thòi gian: đầu TK XX
- Lập luận: 
 + Phân tích (thanh niên du học mãi chơi bời)
 + So sánh (với sinh viên Trung Hoa), vấn đáp, bác bỏ (thanh niên của ta đang làm gì?..họ không làm gì cả!)
- Nghệ thuật diễn đạt: dùng nhiều kiểu câu: câu hỏi, câu cảm thán, từ ngữ chính xác biểu cảm.
 - Bài học cho bản thân: Thời giờ là vàng bạc.
2. Bài tập 2: (HS về nhà làm.)
 HOẠT ĐỘNG 6: Củng cố - Dặn dò: 
- Nắm vững 2 ý nêu ở phần Ghi nhớ-tr. 67.
- Học thuộc phần Ghi nhớ, làm lại bài tập 2 - trang 67 - SGK và các BT ở Sách BTNV 12-T.I
- Chuẩn bị bài Tiếng Việt: " Phong cách ngôn ngữ khoa học ". 

Tài liệu đính kèm:

  • docT.12-Nghi luan ve mot hien tuong doi song.doc