Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 34 đến 38

Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 34 đến 38

 ĐÒ LÈN

 - Nguyễn Duy -

 TIẾNG HÁT CON TÀU

 - Chế Lan Viên-

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Giúp học sinh:

 - Nắm được những nét chính về tác giả.

 - Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

B. PHƯƠNG TIỆN - PP THỰC HIỆN.

 - Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp.

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (lược).

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 34 đến 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30/10/2009
Tiết 34- 35
đọc thêm Dọn về làng
 - Nông Quốc Chấn -
 Đò Lèn
 - Nguyễn Duy -
 tiếng hát con tàu
	 - Chế Lan Viên-
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh:
	- Nắm được những nét chính về tác giả.
	- Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
B. Phương tiện - PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp... 
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược).
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác của giặc Pháp trong bài thơ được diễn tả như thế nào?
CH: Nét độc đáo trong phong cách thể hiện niềm vui Cao- Bắc- Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối bài thơ?
CH: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?
CH: Cái tôi của tác giả thuở nhỏ được thể hiện như thế nào?
CH: Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
CH: Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
CH: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt?
CH: Hình ảnh "con tàu" tượng trưng cho gì?
CH: Hình ảnh "Tây Băc" tượng trưng cho gì?
CH: Để vận động mọi người đến với Tây Bắc, tác giả đã làm gì?
CH: Đến với Tây Bắc là đến với gì?
CH: Những hình ảnh so sánh đó là gì, những hình ảnh đó như thế nào trong cuộc sống?
CH: Tiếp đó tác giả gợi lại những gì?
CH: Em hãy lấy ví dụ?
CH: Em hãy chỉ ra những câu thơ đó?
CH: Nhận xét của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn cuối?
I. Dọn về làng
Nông Quốc Chấn
Câu 1:
 Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác của giặc Pháp trong bài thơ được diễn tả khá cụ thể, chân thực. Có thể coi bài thơ là một bản cáo trạng kể tội thực dân xâm lược, qua đó bộc lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của nhân dân các dân tộc vùng cao.
 Qua việc đọc bài thơ ta thấy giá trị nghệ thuật của việc sử dụng mạch tự sự và trữ tình đan xen trong tác phẩm.
Câu 2:
Niềm vui Cao - Bắc - Lạng giải phóng được thể hiện bằng một phong cánh riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy người miền núi. Trước hết là ở bố cục giản dị. 
 + Bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc diễn đạt niềm vui khi Cao- Bắc- Lạng được giải phóng.
 + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xót xa, căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá, gieo rắt bao tội ác lên quê hương.
 + Đoạn kết, trở lại với những xúc cảm mừng vui, hân hoan, vì tờ nay quê hương trở lại cuộc sống thanh bình: "Hôm nay Cao- Bắc- Lạng cười vang, - Dọn lán, rời rừng, người xuống làng".
 Cách thể hiện niềm vui mang nét riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh: "Người đông như kiến, súng đầy như củi", "Đường cái kêu vang tiêng ô tô- Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ- Mờ mờ khói bếp bay trên ngói nhà lá".
Câu 3:
 Hình tượng mẹ được nhắc đến trong bài thơ chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức can trường trước mọi gian nan, thử thách, gợi cho người đọc suy ngẫm. Đó vừa là người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả, vừa là người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm.
II. Đò lèn
Nguyễn Duy
Câu 1:
- Người ta thường có su hướng tạo ra hình ảnh thật đẹp về chính mình trong thời thơ ấu. Còn ở đây, trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện chân thực và sống động, có phần gây ngạc nhiên cho người đọc bởi những thú nhận thành thực. Tác giả không che giấu thời thơ ấu mình là một chú bé hiếu động, tường trải qua những trò tinh nghịch của một đứa trẻ vùng nông thôn nghèo đã sống những ngày tháng hồn nhiên, có phần bản năng và chẳng được rèn rũa nhiều. 
 - Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình thời tuổi thơ là ở thái độ thẳng thắn, tôn trọng dĩ vãng, khước từ sự thi vị hoá và chính vì thế mà đem lại cách nhìn mới mẻ về quá khứ.
Câu 2: 
Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi hiếu động, nghịch ngợm sống lại trong kí ức thể hiện nỗi ân hận trong lòng tác giả đối với bà khi mình đã trưởng thành. Đó là tình thương chân thành và sâu sắc nhưng đã muộn. Phần lớn con người ta chỉ thực sự biết yêu người khác khi cơ hội đền đáp đã không còn. Điều này có một giá trị thức tỉnh bất ngờ.
Câu 3:
Để hiểu được đóng góp riêng của tác giả, cần chú ý cách thể hiện tình thương bà của tác giả trong bài thơ. muốn thế, hãy sử dụng các biện pháp đối chiếu, so sánh trên các bình diện: cảm hứng chủ đạo, giọng điệu và cách sử dụng thơ giữa 2 tác giả cùng viết về một đề tài là Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn).
III. Tiếng hát con tàu
Chế Lan Viên 
1. Nhan đề và lời tựa bài thơ.
Có 2 hình ảnh mang tính biểu tượng: “Con tàu” và “Tây Bắc”.
-“Con tàu”: Trên thực tế chưa hề có đường tàu và dĩ nhiên là không thể có con tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi, đến với nhân dân, đất nước và cũng là còn đến với những ước mơ, những ngọn nguồn và cảm hứng nghệ thuật.
- “Tây Bắc”: ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi đã ghi khắc kỉ niệm không thể quên của đời người khi đã trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi đi tới.
- Tác giả tìm đến câu trả lời để tự an ủi mình. Lúc này không riêng gì Tây Bắc mà nhiều miền của đất nước đang lên tiếng gọi, đất nước đang phát triển, hăng hái lao động xây dựng, và nhiều miền đất nước khác như đang cùng có một tiếng nói chung là lao động quên mình để xây dựng XHCN
“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”.
- Còn riêng về tác giả thì nỗi khát khao cũng thật lớn lao, làm sao có mặt trên nhiều miền của đất nước. Hình ảnh “Khi lòng ta đã hoá những con tàu” là nói đến sự thống nhất giữa cái “tôi” và cái “ta”, giữa trách nhiệm của nhà thơ với hoàn cảnh riêng, nhưng tâm hồn của nhà thơ thì đã hoà hợp, đã lên đường: 
“Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường (2 khổ đầu).
- Để vận động và thuyết phục mọi người đến với Tây Bắc, hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả đã dùng câu hỏi tu từ và mượn hình ảnh thiên nhiên để khơi gợi khát vọng lên đường của mọi người.
“Anh có nghe . . . vầng trăng”
- Nhà thơ nói với người khác và cũng là lời tự nhủ với chính lòng mình. Cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đã kết thúc thắng lợi, đất nước bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới đang rất cần sự đóng góp của mọi người. Cuộc sống mới đó là ngọn nguồi của sự sáng tạo nghệ thuật. Tác giả đã đưa ra những lời khuyên đầy tâm huyết: hãy đi ra khỏi cái cô đơn, chật hẹp của mình mà hoà nhập với mọi người, hãy vượt ra khỏi chân trời của cái tôi nhỏ bé để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy có thể sẽ tìm thấy được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn của chính mình trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân.
“Chẳng có  trên kia”.
3. Khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỉ niệm kháng chiến với nghĩa tình của nhân dân và đất nước.
- Trở lại Tây Bắc là trở lại mảnh đất anh hùng, là trở về với những gì thân thuộc nhất, như về nơi quê mẹ thân yêu.
- Để nói lên ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của việc trở về với nhân dân, tác giả dùng một loạt hình ảnh so sánh để khi sâu, mở rộng thên ý nghĩa của sự việc, của hành động đó.
+ Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ.
+ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa xuân.
+ Trẻ thơ đói lòng gặp sữa.
+ Chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa.
Những hình ảnh này đều dung dị, lấy từ cuộc sống tự nhiên và con người, nhưng chính vì thế mà gần gũi và gợi cảm.
- Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc, gần gũi nhất của lòng mẹ, về với niềm vui và hạnh phúc từng khát khao chờ mong, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong nuôi dưỡng, che chở, cưu mang.
- Tiếp đó tác giả gợi lại những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến.
Cách xưng hô thân tình, ruột thịt của chủ thể trữ tình với những con người đại diện cho nhân dân: “Co nhớ mế”, “Con nhớ anh con”, “Con nhớ em con”, “Anh bỗng nhớ em”. Bằng những chi tiết cụ thể, gợi cảm, tác giả khắc hoạ hình ảnh những con người này với những hi sinh thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự che chở, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn.
- Những câu thơ nói về tình nghĩa nhân dân biểu lộ một lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành, về những xúc động thấm thía của một tấm lòng, một trái tim.
- Trong đoạn này, cùng với những hình ảnh xây dựng theo lối tả thực, cụ thể lại có những liên tưởng bất ngờ gợi lên những hình ảnh đẹp, mới lạ, lung linh sắc màu.
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”
Có những hình ảnh thực và giàu xúc động, cô đúc: “Con nhớ mế . . . một mùa dài”
- Từ những kỉ niệm, hoài niệm về nhân dân và kháng chiến, bài thơ đưa đến những suy nghĩ tầm khái quát:
 + “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
 + “Tình yêu lầm đất lạ hoá quê hương”
=> Những câu thơ cô đúc, giống dạng của những châm ngôn, triết lí, nhưng không khô khan, giáo huấn, nó nói về quy luật của tình cảm, của trái tim và được cảm nhận bằng chính trái tim.
Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc, tình cảm lên trên những suy ngẫm triết lí đó là thành công của đoạn thơ này cũng là ưu điểm của thơ Chế Lan Viên trong những bài thành công nhất.
4. Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và mê say.
- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong, thành lời giục giã của chính lòng mình nên càng không thể chần chừ: “Đất nước gọi ta. . . tình mẹ đang chờ”, thành nỗi khát khao bồn chồn không thể cưỡng được: “Mắt ta thèm . . . nhớ tiếng”. 
Nỗi khát khao ấy càng thôi thúc tâm hồn thơ vì đó cũng là về với ngọn nguồi của tâm hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo. Những năm tháng gian khổ, những hi sinh lớn lao, những đau thương chiến tranh nay đã kết tinh thành “Mùa nhân dân giăng lúa chí rì rào- Trên mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao”, thành “Vàng” của tâm hồn, thành “trái chín đầu xuân”, đang mời gọi những tâm hồn thơ, đang vẫy gọi cả những “cơm mơ”, “những mộng tưởng”.
- Trong đoạn này, cùng với âm hưởng sôi nổi, nôi quốn của các câu thơ là những hình ảnh phong phú, biến hoá sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và những ẩn dụ. Hình ảnh “con tàu” trên đoạn đầu được trở lại thành hình ảnh trung tâm, cùng với những “Mùa nhân dân giăng lúa chín”, “Vàng ta đau trong lửa”, “Vầng trăng”, “Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”. Tạo ra âm hưởng nôi quốn trùng điệp của đoạn thơ kết thúc này có vai trò của một biện phấp nghệ thuật: đó là cách láy lại vầ mở rộng một hình ảnh hay một từ ngữ của câu cuối khổ thơ trên xuống câu đầu của khổ thơ dưới làm cho cấc khổ thơ liền mạch, dồn dập, trùng điệp.
* Dặn dò: Soạn bài theo PPCT
Ngày soạn: 1/11/2009.
 Tiết 36	
thực hành một số phép tu từ cú pháp
.
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ cú pháp; đặc điểm và tác dụng của chúng.
	- Biết phân tích các phép tu t ... ới việc bổ sung thông tin, biểu hiệntình cảm, cảm xúc?
 I. Phép lặp cú pháp.
Bài tập 1:
 a. Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp:
 + Hai câu bắt đầu từ: "Sự thật là...".
 + Hai câu bắt đầu từ: "Dân ta...".
 - Kết cấu lặp ở hai câu trước là: P (thành phần phụ tình thái)- C (chủ ngữ)- V1 (vị ngữ)- V2. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở phía sau (Sự thật là...+ nước ta/ dân ta + đã... chứ không phải...).
 Kết cấu lặp ở hai câu sau là: C- V {+ phụ ngữ chỉ đối tượng}- Tr (trạng ngữ). Trong đó C: Dân ta, V: đã/lại đánh đổ (các xiềng xích.../ chế độ quân chủ...), Tr: chỉ mục đích (bắt đầu bằng quan hệ từ để, mà).
 - Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn mang âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời khẳng định thắng lợi cảu Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
 b. Đoạn thơ dùng phép lặp cú pháp giữa 2 câu đầu và giữa 3 câu sau. 
 Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ non sông đất nước.
 c. Đoạn thơ vừa lặp từ vừa lặp cú pháp. Ba cặp lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. 
 Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc.
Bài tập 2:
 a. ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp nhờ phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế, ví dụ: bán/ mua (đều là từ đơn, đều là động từ).
 b. ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở 2 câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng). Cụ thể, mỗi vế đều có 6 tiếng theo kết cấu ngữ pháp giống nhau ở mô hình:
CN
 (danh từ)
VN 
(động từ)
Thành tố phụ của VN 
(DT- TT)
Vế 1
Cụ già
ăn
củ ấu non
Vế 2
Chú bé
trèo
cây đại lớn
 Trong đó , ấu vừa chỉ loại cây, vừa có nghĩa là non, trái lại nghĩa với già; đại vừa chỉ loại cây, vừa có nghĩa là lớn và trái nghĩa với bé.
 c. ở thể thơ Đường luật, phép lặp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa.
d. ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu.
 II. Phép liệt kê.
a. Trong đoạn trích từ Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn câu (vế câu) liên tiếp theo cùng 1 kết cấu gồm 2 vế như mô hình khái quát sau:
Kết cấu
Hoàn cảnh
thì
giải pháp
Ví dụ
không có mặc
thì
ta cho áo
 Phép liệt kê kết hợp với phép lặp cú pháp trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy nghĩa tình của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
 b. Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau: C- V{+ phụ ngữ chỉ đối tượng}) phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của TDP, chỉ mặt vạch tên kẻ thù dân tộc. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp, dồn dập.
 III. Phép chêm xen.
Bài tập 1:
 - Tất cả bọ phận in đậm trong các bài tập a,b,c,d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó.
 - Các bộ phận đó đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấy ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang.
 - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chúng còn bổ sung thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu (thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện). 
	4. Củng cố, luyện tập:
	 GV cho HS đứng dậy tại chỗ trả lời câu hỏi 3 phần I, câu 2 phần III.
	Soạn theo PPCT
***************************
Ngày soạn: 4/11/2009.
 Tiết 37-38	
sóng
 	 - Xuân Quỳnh-
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Qua bài thơ, cảm nhận được một tâm hồn phụ nữ luôn khát khao, chân thành, nồng hậu, và dám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu.
	- Thấy được những thành công trong nghệ thuật của bài thơ . . . Cảm nhận được cái hay trong thơ Xuân Quỳnh.
B. Phương tiện - PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược)
	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho học sinh đọc SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Em nêu những nét chính về tiểu sử của Xuân Quỳnh?
CH: Em cho biết đặc điểm thơ Xuân Quỳnh?
CH: Em cho biết xuất xứ của bài thơ?
GV cho HS đọc bài thơ và cho HS phát biểu chủ đề của bài thơ.
CH: Em nhận xét gì về nhịp điệu, âm hưởng của bài thơ?
CH: Đằng sau hình tượng sóng là ai?
CH: Vậy "sóng" ẩn dụ cho gì?
CH: Mở đầu bài thơ, "Sóng" được thể hiện trong những trạng thái như thế nào?
CH: Khổ tiếp theo nói về điều gì? Có gì tương đồng giữa người con gái đang yêu và "sóng"?
CH:Tình yêu thường đi liền với tâm trạng gì khi xa cách?
CH: Nỗi nhớ được tác giả miêu tả như thế nào?
CH: Em hiểu hai câu thơ này như thế nào?
CH: Qua hình tượng "sóng" và "em", Xuân Quỳnh đã nói lên điều gì?
CH: Tiếp theo, Xuân Quỳnh nói gì?
CH: Xuân Quỳnh lo âu như thế nào?
CH: Kết thúc bài thơ, Xuân Quỳnh muốn nói gì?
I. Tác giả.
Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ Xuân Quỳnh
 - Xuân Quỳnh (1942- 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
 - Quê ở La Khê- Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
 - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ.
 - Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa, là biên tập viên báo Văn Nghệ, biên tập viên nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban Chấp hành hội nhà văn Việt Nam khoá III.
 - Tác phẩm chính (SGK).
 - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu
nhất của thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
 - Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật .
 II. Xuất xứ, chủ đề.
 1. Xuất xứ.
 "Sóng" được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967. Bài thơ được rút trong tập "Hoa dọc chiến hào"- tập thơ thứ hai của tác giả.
 2. Chủ đề.
 Bài thơ thể hiện nỗi khát vọng và niềm mong ước được yêu, được sống hạnh phúc trong một tình yêu trọn vẹn của lứa đôi.
 III. Cảm nhận chung về bài thơ.
 - Bài thơ có một âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng gợi ra các con sóng liên tiếp gối nhau, lúc tràn lên sôi nổi, lúc êm dịu lắng lại.
 - Đi vào kết cấu hình tượng của bài thơ ta thấy nổi lên bao trùm cả bài là hình tượng "sóng", nhưng bài thơ còn một hình tượng nữa gắn liền với "sóng" là "em".
 "Sóng" là hình tượng ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân của "em". Hai nhân vật ấy tuy là một nhưng lại phân đôi ra để soi chiếu vào nhau, cộng hưởng. Tâm trạng của người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái xúc động, những khát khao mãnh liệt của mình.
 IV. Đọc- hiểu văn bản.
 - Mở đầu bài thơ, "sóng" được thể hiện trong những trạng thái trái ngược: dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ. Tâm hồn đang yêu tự thức nhận về những biến động khác thường của lòng mình và khát khao vượt ra khỏi cái giới hạn chật chội, tìm đến những miền bao la, vô tận cũnh như con sóng phải từ sông tìm ra bể.
Cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình. Cái khát vọng tình yêu được cảm nhận như là nỗi khát khao vĩnh hằng, muôn thuở của nhân loại, mà trước hết là của tuổi trẻ.
 - Cái khát vọng tình yêu đó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu. Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:
 "Ôi con sóng ngày xưa
 ..................................
 Bồi hồi trong ngực trẻ"
 - Từ nhìn lại để nhận thức tình yêu trong lòng mình, điều đó dẫn đến một nhu cầu cần phân tích, lí giải; đó như là quy luật tự nhiên của tâm lí:
 "Sóng bắt đầu từ gió
 ..............................
 Khi nào ta yêu nhau"
 Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời, làm sao mà hiểu hết được, nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như thiên nhiên. Tuy vậy tâm lí chung của người khi yêu vẫn muốn tìm và giải thích: Vì sao ta yêu nhau? Yêu nhau tự bao giờ? Nhưng làm sao có thể cắt nghĩa được? 
 "Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau"
 Qua việc tự tìm lời giải đáp cho câu hỏi về ngọn nguồn của tình yêu, bằng sự thành thật, hồn nhiên, Xuân Quỳnh đã nói lên được quy luật sâu xa, muôn thuở của tình yêu nam nữ.
 - Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu được tác giả diễn tả thật sâu đậm.
 + Nó bao trùm cả không gian bao la:
 "Dẫu xuôi về phương Bắc
 Dẫu ngược về phương Nam"
 + Nó chiếm lấy cả tầng sâu và bề rộng:
 "Con sóng dưới lòng sâu
 Con sóng trên mặt nước"
 + Nó khắc khoải trong mọi thời gian (ngày đêm, cả trong mơ):
 "Lòng em nhớ đến anh
 Cả trong mơ còn thức"
 Nỗi nhớ đã choáng đầy cõi lòng không chỉ trong ý thức mà cả trong tiềm thức, đi cả vào trong giấc mơ.
 Qua hình tượng "sóng" và "em", Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình: nếu "sóng" nhớ bờ "ngày đêm không ngủ được" thì "em" "... nhớ đến anh- Cả trong mơ còn thức", và "em" thì "Nơi nào em cũng nghĩ- Hướng về anh- một phương" thì "sóng" lại là sự thực hiện niềm ao ước ấy "Con nào chẳng tới bờ- Dù muôn vàn cách trở".
- Trong thơ Xuân Quỳnh rất nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian, và ý thức về thời gian thường đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại.
 "Cuộc đời tuy dài thế
 ................................
 Mây vẫn bay về xa"
Nhưng lo âu với Xuân Quỳnh không hề dẫn đến sự thất vọng mà chỉ càng thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống tích cực, hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để có thể vượt qua và thắng được cái hữu hạn thời gian mỗi đời người.
 - Bài thơ kết thúc bằng niềm khát khao được sống hết mình cho tình yêu, trong tình yêu và đi liền với nó là cái ước muốn vĩnh viễn hoá tình yêu của mình để nó sống mãi với thời gian. Đó là một khát vọng tình yêu lớn.
 V. Tổng kết.
 "Sóng" là bài thơ hay về tình yêu, nó tiêu biểu cho hồn thơ, giọng thơ, tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên trong sáng vừa ý nhị sâu xa. Đây thực sự là bài thơ hay ở toàn bài, ở tình cảm chân thành tha thiết mà tự nhiên, hồn hậu, có chỗ đạt đến sâu sắc.
	4. Luyện tập, củng cố:
	Nỗi nhớ trong tình yêu được Xuân Quỳnh miêu tả như thế nào ?
	5. Dặn dò: Soạn theo PPCT 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 123538.doc