Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Năm học 2010 - 2011

 A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

 - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các kĩ năng làm văn nghị luận nói chung.

 - Nhận ra những khuyết điểm khi làm bài, từ đó rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.

B. Phương tiện- PP thực hiện.

 - Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + Bài làm của HS

C. Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.

 2. Nội dung tiết trả:

 

doc 13 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1232Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14/9/2010
Tiết 15
	 trả bài viết số 01, ra đề bài viết số 02
 A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh: 
	- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các kĩ năng làm văn nghị luận nói chung.
	- Nhận ra những khuyết điểm khi làm bài, từ đó rút kinh nghiệm cho các bài làm sau.
B. Phương tiện- PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + Bài làm của HS
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Nội dung tiết trả:
đề bài
 Tục ngữ có câu: "Có chí thì nên"
 	Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về câu tục ngữ trên.
	I.Tìm hiểu đề
1. Thể loại: NLXH
2. Nội dung:
3. Dẫn chứng: Thực tế đời sống và sách vở 
	II. Lập dàn ý
1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
	A. Giải thích câu tục ngữ:
	1. Giải tích từ ngữ.
	a. "Chí": quyết tâm theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
	b. "Nên": Đạt được mục đích, trở thành người có ích, được tập thể và xã hội trọng dụng.
	2. Giải thích ý nghĩa chung của câu tục ngữ:
	Quyết tâm bền bỉ theo đuổi mục đích tốt đẹp thì sẽ đạt được mục đích và được xã hội trọng dụng.
	B. Chứng minh nội dung câu tục ngữ:
	1. Dẫn chứng trong học tập, rèn luyện.
	2. Dẫn chứng trong sản xuất kinh doanh và trong nghiên cứu khoa học.
	3. Dẫn chứng trong chiến đấu và hoạt động chính trị.
	C. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
	1. Trong học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức, cần luôn luôn vươn tới những điều tốt đẹp.
	2. Gặp khó khăn không nản, đạt kết quả không vội thoả mãn, phấn đấu không ngừng.
	III. Nhận xét chung
	1. Ưu điểm:
	Đa số hiểu đề
	Đẫ biết cách làm bài văn nghị luận về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo lí
	Một số bài viết nội dung sâu sắc dẫn chứng thực tế xác thực
	2. Nhược điểm: 
	Một số bài viết còn sơ sài và chưa biết cách trình bày vấn đề
	Lỗi chính tả và diễn đạt vẫn còn
	IV. Trả bài
	V. ra đề bài viết số 02
 Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
đáp án
 I. Yêu cầu về kĩ năng:
	- Học sinh hiểu đề, biết làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống, có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt chuẩn.
	II. Yêu cầu về kiến thức:
	HS có thể trình bày theo nhiều cách miễn sao phù hợp với đề ra và phải đủ các ý chính sau :
	1. Nói không tiêu cực trong thi cử.
	- Học tập nghiêm túc. Khi làm bài kiểm tra, làm bài thi không quay cóp, chép tài liệu. Không dựa vào người khác. Trung thực với bản thân.
	- Phát huy hết năng lực kiến thức của mình. Học tập và thi cử nghiêm túc.
	- Tố giác những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong nhà trường.
	- Lấy các dẫn chứng cụ thể xảy ra trong trường, trong lớp mình.
	2. Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục.
	- Luôn trung thực trong học tập, rèn luyện.
	- Không vì thành tích mà quay cóp, gian lận trong học tập, thi cử.
	- Tố giác những tiêu cực xả ra trong trường trong lớp.
	- Lấy các dẫn chứng cụ thể xảy ra trong trường, trong lớp mình.
	=> Có như vậy mới trở thành người có ích trong xã hội, được xã hội trọng dụng.
Biểu điểm
- Cho 9- 10 điểm khi HS đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 7- 8 điểm khi HS cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm. Diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 5- 6 điểm khi HS đáp ứng được khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm rõ được trọng tâm. Diễn đạt thoát ý. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
	- Cho 2- 4 điểm khi HS chưa nắm được yêu cầu của đề bài , bàn luận không đúng với tinh thần của đề ra. Dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
	- Cho 0- 1 điểm khi HS không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
	*************************
Ngày 16/9/2010
Tiết 16- 17	thông điệp nhân ngày thế giới 
phòng chống aids, 1-12-2003
	Cô-phi-an-nan
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân; từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.
	- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn.
	B. Phương tiện thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận và rút ra kết luận.
GV cho học HS đọc văn bản và tìm những câu quan trọng nhất trong bản thông điệp.
CH: Qua những câu then chốt đó, em hãy chỉ ra vấn đề chính mà Cô- phi An- nan hướng tới là gì?
CH: Em hãy chỉ ra những cơ sở mà Cô- phi An- nan đưa ra trong bản thông điệp?
CH: Để thuyết phục mọi người, Cô- phi An- nan còn nhấn mạnh đến điều gì ở đại dịch HIV/ AIDS?
CH: Theo em, bản thông điệp nà có ý nghĩa gì?
CH: ở phần cuối có câu văn nào gây được ấn tượng cho em? Vì sao?
CH: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để viết lên những câu văn như vậy?
CH: Câu cuối cùng của bản thông điệp có ý nghĩa gì?
 I. Khái quát.
 - Sau hơn nửa thế kỉ (1945- 1997), Liên hợp quốc mới có một người thuộc châu Phi, da đen được bầu vào chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc: Cô- phi An- nan. Đó không chỉ là chiến thắng của tinh thần bình đẳng, bình quyền của các dân tộc trên trái đất. Việc đảm đương trong hai nhiệm kì liền, cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất, có uy tín nhất, còn là sự thừa nhận những phẩm chất ưu tú nhất của cá nhân Cô- phi An- nan. 
 - Có thể coi Giải thưởng Nô- ben hoà bình mà Cô- phi An- nan được trao tặng năm 2001 là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với việc xây dựng "một thế giới được tổ chức tốt hơn và hoà bình hơn". Giữa bộn bề những lo toan nhiều mặt cho đời sống nhân loại, ông vẫn không quên dành sự ưu tiên đặc biệt cho cuộc chiến chống đại dịch HIV/ AIDS. 
 - Văn bản được Cô- phi An- nan công bố hơn 2 năm sau khi ông ra lời kêu gọi hành động trước hiểm hoạ HIV/AIDS và tiến hành vận động quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu. Văn bản này thể hiện sự quyết tâm bền bỉ của ông trong việc theo đuổi cuộc đấu tranh chống lại mối hiểm nguy đang đe doạ toàn nhân loại.
 II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Bản thông điệp của Cô- phi An- nan.
- HS chỉ ra nnhững câu quan trọng:
 * Thông điệp: Chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình thương yêu và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
 * Cơ sở:
 - Đã có cam kết quốc tế về việc chống HIV/AIDS với những mục tiêu và thời hạn cụ thể.
 - Tuy vậy, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc chưa hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm 2003, "đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005".
 - Trong khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành dữ dội thì nhiều quốc gia vẫn chưa "đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình", thêm nữa, thái độ kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn phổ biến.
 - Tác giả đã chú ý làm rõ tốc độ lây lan chóng mặt của "căn bệnh thế kỉ" cùng với những con số và sự kiện xác thực.
 2. ý nghĩa của bản thông điệp.
 - Đánh thức lương tâm và tình nhân loại trong mỗi chúng ta.
 - Bảo vệ hạnh phúc chung cho nhân loại và bảo vệ hạnh phúc cho mỗi cá nhân con người.
 + Trong phần cuối- phần có giá trị hơn cả trong bản thông điệp này- những câu văn hay thường ngắn gọn và được viết với một cảm xúc kìm nén, không ồn ào, khoa trương. Chúng mang vẻ đẹp của sự sâu sắc và cô đúc.
 - Tác giả đã tìm cách nén chặt ngôn từ, sao cho có thể nói được nhiều ý nghĩ và tình cảm lớn bằng một số từ tối giảm. 
 Sự tìm tòi theo hướng này đã đem lại cho bài văn không ít kết quả đặc sắc. 
 + Có câu văn hiện ra trong dáng dấp một quy luật gọn gẽ nhưng độc đáo, bất ngờ: 
 "Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết". 
 + Lại có câu văn mà ở đó, yêu cầu cô đọng không ngăn cản việc tạo ra hình ảnh dễ hình dung và gợi cảm:
 "Hãy cùng tôi giật đổ cách thành luỹ cuẩ sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này". 
 + Và còn có những câu cộng hưởng được cả hai sức mạnh và vẻ đẹp nói trên, như:
 "Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bước rào ngăn cách giữa "chúng ta" và "họ". Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ".- Tác giả không thôi nhắc nhở mỗi người chúng ta đừng quên nghĩa vụ cần thiết, cấp bách ấy: "Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn".
	4. Luyện tập, củng cố.
	- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
	- Hướng dẫn HS làm phần luyện tập.
Ngày soạn: 16/09/2010.
Tiết 18	 
	 nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,...
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Phương tiện - PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	CH: Nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
 	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc các đề trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý theo hệ thống câu hỏi.
CH: Em cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
CH: Vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện qua chi tiết nào?
CH: Tâm trạng của người chiến sĩ hiện lên như thế nào?
CH: Tính cổ điển và hiện đại thể hiện như thế nào trong bài thơ?
CH: Khi phân tích bài thơ cần phải chú ý những điểm gì?
CH: Có thể chia đoạn thơ ra làm mấy phần? Nội dung từng phần?
CH: Đoạn thơ có điểm gì đáng chú ý về nghệ thuật?
CH: Qua VD trên em cho biết đối tượng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm những vấn đề nào?
CH: Nghị luận về thơ gồm những nội dung nào?
 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Đề 1 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ ra đời vào thời điểm những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Địa điểm là chiến khu Việt Bắc. Lúc này Hồ Chủ Tịch đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ những vô cùng oanh liệt của nhân dân ta.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên một đêm trăng ở chiến khu (hình ảnh, âm thanh... cho thấy một đêm trăng đẹp, thơ mộng).
 - Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng "lo nỗi nước nhà".
- Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.
 + Thể thơ Đường luật cùng với những hình ảnh thiên nhiên làm cho bài thơ có màu sắc cổ điển.
 + Hình ảnh "lo nỗi nước nhà" kèm với sự phá cách trong hai câu cuối đã làm cho bài thơ mang tính hiện đại.
- Khi phân t ... ây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng.
 II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến (14 câu đầu).
 Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian.
Sông Mã xa rồi . . . trong đêm hơi
 - Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi.
 - Hai chữ “chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh mà nặng vô hình, bởi không đo nó được, không cân nó được, chỉ biết nó lửng lơ đầy ắp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết thương nhớ vô cùng.
 “Chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu. . . mưa xa khơi
 - Chỉ 4 câu thơ, tác giả đã vẽ ra 1 bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc.
 - Hai câu đầu, những từ đầy giá trị tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả thật hay sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.
- Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa có chất tinh nghịch của người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn heo hút. Những ngươì lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm đến đỉnh trời.
 - Câu thơ thứ 3 như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
 - Câu 4: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
 Có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa qua một không gian mịt mù sương rừng mưa núi thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
 - Vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí ẩn ghê gớm của núi rừng Tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà cả thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp của con người.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
 - Cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút của Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ. Những tên đất lạ: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả, nhọc nhằn, được xoa dịu bằng những câu thơ có nhiều vần bằng ở câu cuối khổ thơ.
 - Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng 2 câu:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
 Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiên gian khổ, người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm lúa nếp ngày mùa xua tan nỗi mệt nhọc trên gương mặt người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên. Hai câu này tạo lên một cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai.
2. Nhớ lại những kỉ niệm vui vầy hào hứng (từ câu 15 đến câu 22).
 Cảnh một đêm liên hoan lửa đuốc bập bùng và cảnh một buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang.
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực và cũng rất thực, rất ảo.
Doanh trại . . . hồn thơ
 Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi, nhộn nhịp trong tình dân quân gắn bó.
+ “Hội đuốc hoa”, nhà thơ dùng từ ngữ này với 2 nghĩa: nghĩa thực là đốt đuốc sáng để vui chơi; nghĩa ẩn có ý bông đùa là lễ cưới, vì đêm tân hôn thường được nói bằng thành ngữ “động phòng hoa chúc”.
+ Trong ánh sáng lung linh của lửa đuốc, trong âm thanh réo rắt của tiếng khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngây ngất, rạo rực. Hai chữ “kìa em” thể hiện một cái nhìn vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vừa mê say, vui sướng.
 Nhân vật trung tâm ở đây là các cô gái nơi núi rừng Tây Bắc bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy, vừa e thẹn vừa tình tứ, trong một vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ đã thu hút cả hồn vía những chàng trai Tây Tiến. Các anh thanh niên bộ đội say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ tưởng đến những ngày mai tươi vui ở Viên Chăn- thủ đô nước Lào.
- Nếu cảnh đêm liên hoan gợi ra không khí mê say, ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang mờ ảo.
Người đi . . . đong đưa
+ Không gian dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương. Sông nước, bến bờ, lặng tờ hoang dại.
+ Trên dòng sông mang màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy có một hình ảnh rất lãng mạn: “dáng người trên độc mộc”. Đó là dáng đứng đẹp, hiên ngang, hùng dũng của chàng trai, cô gái hoặc người chiến sĩ Tây Tiến trên con thuyền độc mộc, lao trên sông nước. Và hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ- một vẻ đẹp hoang dã nên thơ.
3. Cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, hi sinh anh dũng của người chiến sĩ.
- Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng :
“Tây Tiến độc hành”
+ Những cái đầu không mọc tóc của người lính Tây Tiến đâu phải là hình ảnh li kì, giật gân, sản phẩm của trí tưởng tượng bịa đặt của nhà thơ mà chứa đựng một sự thật nghiệt ngã . Do thiếu thốn về vật chất thuốc men, hơn nữa những cơn sốt rét kéo đến thường xuyên, mỗi lần như vậy, những sợi tóc xanh của các anh lại rụng xuống nơi rừng sâu, nhiều lần như vậy hoá ra “ trọc đầu”.
+ Cái vẻ xanh xao vì đói, rét của người lính, qua cái nhìn của Quang Dũng vẫn toát lên cái oai phong, cái dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng.
+ Chen lẫn tính chất bi tráng ấy là hình ảnh Hà Nội, là “dáng kiều thơm”, diễn tả một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người chiến sĩ trẻ quê ở thủ đô. Hình ảnh “Hà Nội dáng kiều thơm” là nguồn động viên cổ vũ đối với các chiến sĩ. Nó giống như một bóng cây mát, một miếng nước ngọt đối với người bộ hành trên dọc đường vất vả. Một thoáng kỉ niệm êm đềm ấy sẽ tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan.
+ Một lần nữa cái bi thương lại được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.
+ Bi thương là thế, vậy mà họ vẫn ngời lên lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
 Những người lính Tây Tiến tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những người chiến sĩ thủa xưa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Những người lính Tây Tiến khi gục ngã không có đến cả manh chiếu để bọc thân, qua cái nhìn của Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng.
+ Câu cuối:
 “Sông Mã gầm lên khúcđộc hành”
Con sông cũng giận, cũng thương, cũng tiếc nó đau đớn và gầm lên giận giữ.
4. Lời thề của các chiến sĩ (4 câu cuối).
- Cái tinh thần “nhất khứ bất phục phản” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của đoàn quân Tây Tiến.
- Người lính Tây Tiến ra đi chỉ trở về khi đã giành được thắng lợi.
- “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân.
- “Hồn về Sầm Nứa” dù đã ngã xuống trên đường hành quân, hồn vẫn đi cùng đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội.
4. Luyện tập, củng cố:
	- GV cho HS đọc phần ghi nhớ và hướng dẫy HS làm bài tập 1 trong phần luyện tập.
	***************************
Ngày soạn: 22/9/2010
 nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Tiết 21	 
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,...để làm bài nghị luận văn học.
	- Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
	B. Phương tiện - PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	CH: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
 	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho HS đọc các đề trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý theo hệ thống câu hỏi.
CH: Em chỉ ra nghĩa của các cụm từ trong đề bài?
CH: Đề bài yêu cầu điều gì?
CH: Điều này thể hiện ở những chi tiết nào?
CH: Em chỉ ra 3 hình ảnh so sánh trong đề văn trên?
CH: Câu này có ý nghĩa gì?
CH: Có phải ai có trình độ, ai có kinh nghiệm sống cũng có thể hiểu sâu sắc tác phẩm văn học không? Vì sao?
CH: Qua VD trên em cho biết đối 
tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học gồm những vấn đề nào?
CH: Bài làm nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào những thao tác nào?
 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Đề 1
- Nghĩa của các cụm từ trong đề bài:
 + Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau.
 + Chủ lưu: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu, chi lưu.
 + Quán thông kim cổ: thông xuốt từ xưa đến nay.
- Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai: Từ xưa đến nay trong cái phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
+ Cuộc sống của con người Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống đó.
 + Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng, dân tộc Việt Nam từ xưa đã phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình. Do hoàn cảnh đặc biệt đó, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay.
 + Trên thế giới, mỗi dân tộc có hoàn cảnh riêng, số phận riêng. Là người Việt Nam cần nắm được hoàn cảnh lịch sử của đất nước và đặc điểm của văn học dân tộc mình. Đó cũng là một cách nhớ đến công lao và tâm sức của cha ông ta. ý kiến của GS. Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhìn rõ và khắc sâu những điều đó.
 Đề 2
- Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: Tuổi trẻ đọc sách chỉ nhìn thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp.
 - Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: Theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách.
 - Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: càng nhiều vốn sống, văn hoá và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.
 Câu này ý nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm,... nhiều thì đọc sách càng có hiệu quả.
 => Tác phẩm văn học những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc đời. Nhưng tiếp nhận những điều đó đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc đời của người đọc.
Tuy nhiên, không phải ai từng trải cũng có thể hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. Và đối với những người trẻ tuổi, nếu chú ý quan sát, tìm hiểu, biết nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lí luận, nhất định họ cũng sẽ hiểu sâu sắc tác phẩm văn học.
 2 . Sơ kết.
 - Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học...
 - Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
4. Luyện tập, củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong phần luyện tập, sgk trang 93.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 121521.doc