Giáo án Tuần 6 Lớp 2

Giáo án Tuần 6 Lớp 2

 TẬP ĐỌC (2 tiết)

PPCT :49 MẨU GIẤY VỤN .

I.Mục tiêu:

 1.Đọc:

-Học sinh đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ :sạch sẽ ,giữa lối, lắng nghe, mẩu giấy,im lặng, xì xào ,sọt rác, cười rộ lên.

-Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, sau các cụm từ.

-Biết phân biệt lời kể với các nhân vật.

-Học sinh có ý thức luyện đọc thường xuyên.

 2.Hiểu:

-Học sinh hiểu nghĩa các từ:xì xào ,đánh bạo, hưởng ứng, hứng thú.

-Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: khuyên ta phải giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.Nếu thấy rác làm xấu bẩn trường ,lớp,các em phải dọn ngay.

 

doc 38 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ˜™–—˜™	
TUẦN 6.
Ngày soạn:	
Ngày giảng: 
	TẬP ĐỌC (2 tiết)
PPCT :49	 MẨU GIẤY VỤN .
I.Mục tiêu:
	1.Đọc:
-Học sinh đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ :sạch sẽ ,giữa lối, lắng nghe, mẩu giấy,im lặng, xì xào ,sọt rác, cười rộ lên.
-Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, sau các cụm từ.
-Biết phân biệt lời kể với các nhân vật.
-Học sinh có ý thức luyện đọc thường xuyên.
	2.Hiểu:
-Học sinh hiểu nghĩa các từ:xì xào ,đánh bạo, hưởng ứng, hứng thú.
-Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: khuyên ta phải giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.Nếu thấy rác làm xấu bẩn trường ,lớp,các em phải dọn ngay.
II.Đồ dùng dạy – học:
-Thầy:giáo án, bảng phụ, bài đọc.
-Trò: sgk, bài cũ, vở.
III.Các hoạt động dạy –học: 
 TIẾT 1.
 1.Bài cũ: (4-5’).
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài: Cái trống trường em&trả lời câu hỏi.
Giáo viên nhận xét-ghiđiểm.
 2.Bài mới:
*Hoạt động 1: (8-10’)luyện đọc câu : Yêu cầu học sinh đọc đúng , phát âm đúng các từ khó .
-Giáo viên giới thiệu bài- ghi bảng.
-Giáo viên đọc mẫu .
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát,kiểm tra, giúp đỡ.
H.Trong bài từ nào khó đọc.?
-Giáo viên đọc lại từ khó.
-Yêu cầu học sinh.
(Giáo viên theo dõi, sửa lỗi phát âm).
*Hoạt động 2: (18-20’) luyện đọc đoạn bài : Học sinh đọc đúng đoạn , bài . Biết giải nghĩa từ khó .
-Yêu cầu học sinh.
“giải nghĩa từ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, hứng thú”
-Giáo viên treo câu khó đọc.
-Giáo viên đọc lại.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét-bình chọn.
-Yêu cầu học sinh.
-Học sinh đọc bài - nhận xét 
- Học sinh lắng nghe .
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh lắng nghe –theo dõi.
-1 em đọc bài- 1 em đọc chú giải.
-Học sinh đọc thầm-gạch chân từ khó.
-Sạch sẽ ,giữa lối, lắng nghe, mẩu giấy,im lặng, xì xào,sọt rác, cười rộ lên,...
-Học sinh theo dõi-đọc tiếp sức câu.
-Đọc tiếp sức đoạn, giải nghĩa từ mới.
-Học sinh lắng nghe –nhận xét.
-Học sinh quan sát- nêu cách đọc.
-Học sing lắng nghe.
-Đọc đọan nhóm 4- thi đua giữa các nhóm-bình chọn.
-Đọc cá nhân cả bài-đọc đồng thanh 1 lần
*Chơi trò chơi.
	TIẾT 2.
*Hoạt động 3: (20-22’) tìmhiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu : Học sinh hiểu nội dung bài – trả lời câu hỏi đúng .
Yêu cầu học sinh.
H.Mẩu giấy nằm ở đâu ? Có dễ thấy không?
-Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
-Tại sao trong lớp lai xì xào?
H.Khi cả lớp đang hưởng ứng lời của bạn trai là mẩu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra?
H.Bạn gái nghe thấy mảnh giấy nói gì?
H.Đó có đúng là lời của mẩu giấy không?
H.Đó là lời của ai?
H.Tại sao bạn gái nói như vậy?
H.Tại sao cô giáo lại muốn nhắc các em cho rác vào thùng?Việc đó đã làm cho cảnh quan nhà trường thế nào?
*Hoạt động 4: (10-12’) luyện đọc lại : Học sinh biết nhập vai theo nội dung chuyện .
-Yêu cầu học sinh.
(người dẫn chuyện, cô giáo, bạn gái, bạn trai)
-Giáo viên nhận xét, bình chọn.
H.Em thích nhất nhận vật nào trong chuyện? Vì sao?
3.Củng cố, dặn dò:(4-5’)
-Nhận xét giờ học –tuyên dương.
-Về nhà đọc cho người thân nghe.
-Học sinh theo dõi.
-Đọc thầm đoạn- trả lời câu hỏi-nhận xét
-Ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
-Nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy nói gì?
-Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì.
-1 bạn gái đứng lên nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
-Các bạn ơi!Hãy nhặt tôi bỏ vào sọt rác.
-Không.
-Lời của bạn gái.
-Vì bạn hiểu lời cô giáo nhắc nhở học sinh hãy bỏ rác vào thùng.
-Vì cô muốn nhắc học sinh biết giữ vệ sinh trường học để trường luôn sạch đẹp.
-Thi đọc phân vai.Học sinh lắng nghe- bình chọn.
-Học sinh trả lời câu hỏi theo ý riêng của mình: 
“cô bé, vì cô bé là người thông minh hiểu được ý cô giáo lại rất dí dỏm làm cả lớp được cười vui./Cô giáo , vì đã dạy cho các em bài học quí 1 cách nhẹ nhàng, hóm hỉnh./Bạn trai ,vì cậu thật thà, hồn nhiên”
-Học sinh lắng nghe 
 ĐẠO ĐỨC.
PPCT :6	 GỌN GÀNG NGĂN NẮP (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
-Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.Biết cách ứng sử mọi tình huống.
-Biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy:giáo án, bảng phụ, bài tập.
-Trò: vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy – học:
 1.Bài mới: 
*Hoạt động 1: (10-13’) đóng vai theo tình huống : Giúp hs biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng , ngăn nắp .
a)Ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì có bạn rủ đi chơi.Em sẽ
b)Nhà sắp có khách ,mẹ muốn em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình.Em sẽ
c)Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ day nhưng bạn không làm.Em sẽ
*Kết luận :Em nên cùng với mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.
*Hoạt động 2: (15-17’) tự liên hệ : Kiểm tra hs giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học , chỗ chơi . 
-Mức độ a:tự xắp xếp chỗ học , chỗ chơi ;b :chỉ làm khi được nhắc nhở; c: thường nhờ người khác làm hộ.
Ì Ghi bảng: a:?em ;b:? em; c: ? em.
H.Em thấy thực hiện được ở mức độ nào là tốt nhất và nên làm?
-Giáo viên khen ngợi học sinh thực hiện được ở mức độ a.Nhắc nhở học simh thực hiên ở mức độ b, c.
+Bài tập 5:nhận xét lớp mình đã gọn gàng, ngăn nắp chưa và cần làm gì để giữ lớp gọn gàng, ngăn nắp?
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên nhận xét- khen ngợi.
(Đồ dùng cất đúng nơi qui định, nhặt rác bỏ vào thùng rác)
-Giáo viên đánh giá.
*Kết luận :Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà thêm sạch, đẹp và khi phải sử dụng gì thì không phảu mất công tìm kiếm .Sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
 2.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H.Vừa học bài gì?
-Nhận xét giờ học- tuyên dương.
-Rèn thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. 
-Học sinh thảo luận nhóm 4- đại diện nhóm lên đóng vai- các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Đáp án: 
a)Em cần donï mâm trước khi đi chơi.
b)Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim.
c)Em cần nhắc bạn xếùp gọn chiếu.
Học sinh nhắc lại.
-Học sinh nêu việc mình đã làm ở mức độ nào- giơ tay.
-Học sinh quan sát- so sánh số liệu giữa các mức độ.
-Mức độ a.
-Học sinh lắng nghe.
-Nêu yêu cầu bài- thảo luận nhóm 2 .
-Các nhóm nêu ý kiến của mình.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Gọn gàng, ngăn nắp.
-Học sinh lắng nghe.
 TOÁN.
PPCT :26	7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7+5.
I.Mục tiêu: giúp học sinh:
-Biết thực hiện phép cộng dạng 7+5.Từ đó lập và thuộc các công thức 7 cộng với 1 số
-Củng cố giải toán về nhiều hơn.
-Học sinh ham thích học toán.
II.Đồ dùng dạy –học:
-Thầy:Giáo án, bảng từ, que tính, bảng phụ.
-Trò: Bài cũ, vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 3,4/25 .
-Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
*Hoạt động 1: (8-10’) giới thiệu phép cộng 7+5 : HS biết thao tác trên que tính – biết lập bảng cộng .
-Giáo viên nêu: “có 7 que tính, thêm 5 que tính.Hỏi có ? que tính.”
-Yêu cầu học sinh thao tác.
“lấy 3 que tính ở phần 5 gộp với 7 que tính được 10 que tính .Như vậy được 1 chục và 2 que tính rời”
H. Vậy 7+5 =?
-Học sinh thực hiên phép tính dọc theo nhóm 4.
-Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính,tính
-Yêu cầu học sinh TL(7+5=12)
-Yêu cầu học sinh tự lập bảng cộng 7 với 1 số và học thuộc nhóm 2.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
*Hoạt động 2: (15-19’) luyện tập,thực hành. 
HS biết vận dụng bảng cộng để làm tính và giải toán .
Giáo viên treo bài tập1: Tính nhẩm.
Yêu cầu học sinh.
H.Dựa vào đâu để làm bài tập này?
+Bài 2: Tính (tương tự bài 1)
H.Nêu cách tính?
+Bài tập 3:Tính nhẩm:(tương tự bài 1)
H.7+5=12 
7 + 2 + 3 vì sao cũng = 12?
+Bài 4:Bài toán.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài toán ,tìm hiểu ,tóm tắt, giải toán , chữa bài.
H.Bài toán cho biết gì?(em :7 tuổi ;anh hơn em: 5 tuổi)
H.Bài toán hỏi gì? (Anh bao nhiêu tuổi?)
-Giáo viên theo dõi- nhận xét.
+Bài tập 5 : điền dấu + hoặc dấu – vào chỗ chấm để được kết quả đúng .
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- thi đua theo tổ.
-Giáo viên chấm bài 4-5 em- nhận xét.
 3.Củng cố- dặn dò: (4-5’)
-Hệ thống bài- nhận xét giờ học.
-Về nhà học thuộc bảng cộng với 1 số-làm tính, giải toán. 
-Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe .
-Học sinh lắng nghe.
-Lấy 7 que tính, thêm 5 que tính 
-Học sinh thao tác.
-Nêu cách làm và kết quả.
7+5 = 12. +7
“Lấy 7 +5 =12 viết 2 ở hàng 5
đơn vị ,1 ở hàng chục” 12.
-Học sinh thao tác trên que tính(nhóm 2)-1 em lên ghi kết quả-nhận xét.
-Học sinh thi đua học thuộc lòng.
-Học sinh quan sát.
-Nêu yêu cầu bài-làm miệng thi đua.
-Bảng 7 cộng với 1 số.
-Học sinh làm nhóm 4.
-Lấy 7+4= 11 viết 1 ở hành chục,1 ở hàng đơn vị.
-Học sinh làm miệng-nêu cách tính.
-Vì tách 5 = 2 + 3.
 Bài giải.
 Anh có số tuổi là:
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi.
 a) 7 + 6 = 13.
 b) 7 – 3 = 11
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe .
PPCT :54	 TẬP VIẾT.
 CHỮ HOA : Đ
I.Mục tiêu:
-Học sinh viết được chư D hoa cỡ vừa và nhỏ.
-Viết đúng ,đẹp , sạch cụm từ ứng dụng :Đẹp trường đẹp lớp đúng cỡ chữ ,cách nối nét, khoảng cách
-Học sinh có ý thức luyện viết thường xuyên.
II.Đồ dùng dạy –học:
-Thầy :Giáo án , chữ mẫu, bảng phụ.
-Trò: Bài cũ, vở, bảng.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Học sinh viết chữ D, Dân .
-Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
*Hoạt động 1: (8-10’) hướng dẫn viết bảng. Học sinh viết được chữ Đ , Đẹp đúng về khoảng cách cỡ chữ cách nối nét .
Cô treo chữ D.
“Chữ D cao 5 dòng , gồm 2 nét :1 nét là chữ D đã học,1 nét là là nét ngang ở giữa chữ.”
-Cách viết: đặt viết ở đường kẻ 6 viết nét dọc lượn 2 đầu , xoay bút tạo nét thắt ở dưới chữ rồi viết tiếp nét cong trải đầu nét lượn vào trong, rồi rê bút viết nét ngang ở dưới chữ.”
-Giáo viên vừa viết vừa nói
 lại qui trình cách viết .
-Yêu cầu học sinh.
(Giáo viên nhận xét- chữa lỗi)
+Giáo viên đưa cụm từ ứng dụng .
“Cụm từ này có ý thức khuyên chúng ta giữ gìn lớp học ,tr ... ẫn học sinh.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh- nhận xét- khen ngợi-bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H.Vừa học gấp cái gì?
-Nhận xét giờ học- tuyên dương.
-Về nhà tập gấp máy lại máy bay đuôi rời cho thành thạo.
-Chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công để họctiếp 
-Học sinh báo cáo.
-2 em lên gấp máy bay- nhận xét
-Học sinh khác nhắc lại.
-Theo nhóm 2.
-Học sinh suy nghĩ, sáng tạo tt máy bay cho đẹp- trưng bày sản phẩm theo nhóm –chọn ra sản phẩm đẹp.
-Học sinh lắng nghe.
-Gấp máy bay đuôi rời.
-Học sinh lắng nghe.
PPCT :57	 TẬP LÀM VĂN.
	KHẲNG ĐỊNH ,PHỦ ĐỊNH.LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
-Biết tìm và ghi mục lục sách.
-Học sinh ham thích học nói viết , viết văn đúng , hay.
II.đồ dùng dạy –học:
-Thầy: giáo án, bảng phụ , truyện thiếu nhi.
-Trò: bài cũ, vở ,sgk.
III.Các hoạt động dạy- học.
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Trả lời câu hỏi BT1/47(không vẽ bay lên tường – đọc mục lục sáchcác bài 6-7.
-Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới: 
**Hoạt động 1: (10-12’) hướng dẫn làm bài tập miệng.
Giáo viên giới thiệu bài- ghi bảng.
+Giáo viên treo bài tập 1: Trả lời câu hỏi bằng 2 cách theo mẫu.
-Yêu cầu học sinh.
-Hướng dẫn học sinh.
-Giáo viên đi sát giúp đỡ học sinh.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên ghi câu đúng lên bảng.
“a)Có, emcó thích xem phim.
Không, em không thích xem phim.
b)Có, mẹ có mua báo.
Không ,mẹ không mua báo.
c)Có, em có ăn cơm bay giờ.
Không,em không ăn cơm bay giờ.
+Bài2:đặt câu theo mẫu, mỗi mẫu 1 câu.
Yêu cầu học sinh.
-Giúp học sinh nắm yêu cầu bài.
-Gọi học sinh đọc.
-Yêu cầu học sinh dặt câu mẫu.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên ghi câu đúng lên bảng.
Vd:Cây thông này không cao đâu.
-Cây thông này đâu có cao.
-Cây này có cao đâu.
**Hoạt động 2: (11-13’) hướng dẫn làm bài tập viết.
+Bài 3:Tìm đọc mục lục sách của tập truyện thiếu nhi .Ghi lại 2 tên truyện , tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục:
-Yêu cầu học sinh.
-Gọi học sinh đọc mục lục .
-Yêu cầu học sinh ghi lại 2 tên truyện .
(giáo viên đi sát- giúp đỡ học sinh còn lúng túng)
-Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
-Chấm bài 5-7 em. Nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò: (14-15’)
-Hệ thống bài- nhận xét giờ học.
-Về nhà luyện nói , viết bài học.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh quan sát.
-Nêu yêu cầu bài- tìm hiểu-đọc câu mẫu
-Thảo luận nhóm 2 theo câu mẫu
-Thảo luận nhóm 2.
-Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-Nhiều em nhắc lại.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh nêu yêu cầu bài.
-Học sinh lắng nghe.
-3 em đọc câu mẫu.
-3 em đọc câu.
-Hoạt động nhóm 4 đặt câu.
-Đọc cho lớp nghe,nhận xét.
-Nhiều học sinh nhắc lại.
-Học sinh quan sát.
-Đọc yêu cầu bài2.
-Mở trang mục lục truyện thiếu nhi.
3-4 em đọc, nhận xét.
-Học sinh làm vào vở.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn :	
Ngày dạy :
 TOÁN
PPCT :30	 BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I.Mục tiêu:Giúp học sinh:
-Củng cố khái niệm “ít hơn” và biết giải toán về ít hơn(dạng đơn giản)
-Rèn kĩ năng giải toán về ít hơn.(toán đơn có 1 phép tính)
-Học sinh ham thích học toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, bảng phụ, mô hình, bài toán.
-Trò: bài cũ, vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học.
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Học sinh làm bài 2,3,4/29- giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (8-10’) giải bài toán về ít hơn.
-Cô nêu bài toán: hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam.Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
-Yêu cầu học sinh.
“gài hàng trên 7 quả cam, hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam”.
-Giúp đỡ học sinh tách 2 quả cam ở hàng trên rồi chỉ dường thẳng biểu diễn số cam ở hàng dưới.
H.Bài toán hỏi gì?
(Có thể giới thiệu qua sơ đồ đường thẳng)
Yêu cầu học sinh.
H.Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta phải làm thế nào?
**Hoạt động 2: (15-18’) Luyện tập, thực hành.
+Giáo viên treo bài tập 1: Bài toán.
Yêu cầu học sinh đọc bài toán-tìm hiểu bài-tóm tắt- gải toán- chữa bài.
H.Bài toán cho biết gì?(Vườn nhà Mai: 17 cây; -Vườn nhà Hoa ít hơn :7 cây)
H.Bài toán hỏi gì? (vườn nhà Hoa? Cây)
Giáo viên đi sát giúp đỡ học sinh yếu.
H.Muốn biết vườn có bao nhiêu cây ta làm thế nào?
+Bài 2:Tiến hành tương tự bài tập 1
+Bài 3:(tương tự bài 2)
-Giáo viên chấm bài 3-5 em- nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
-Hệ thống bài-nhận xét giờ học- tuyên dương.
-Về nhà ôn bài –giải toán.
- 3 em lên bảng làm bài .
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Đọc bài toán .
-Gắn mô hình lên bảng.
-Hàng dưới có mấy quả cam.
-Học sinh trả lời – tóm tắt.
-Học sinh quan sát- kiểm tra tóm tắt-giải bài toán –nhận xét.
-Lấy số cam ở hàng trên trừ đi ít hàng dưới.
 Bài giải.
Vườn nhà Hoa có số cây là:
 17- 7 = 10 (cây)
 Đáp số: 10 cây.
Lấy số cây vườn nhà Mai trừ đi số cây ít hơn của vườn nhà Hoa
Học sinh thực hiện.
 Bình cao là:
 95- 5 =90( cm)
 Đáp số: 90 cm.
Lớp 2 A có số học sinh là:
 15- 3 = 12 (học sinh)
 Đáp số: 12 học sinh.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của cá nhân và tập thể
- Biết được nhiệm vụ của tuần sau
- Giáo dục tính kỷ luật trong môn học
II. Tổng kết tuần qua
- Các tổ trưởng nhận xét ưukhuyết điểm của tổ viên
- Lớp trưởng nhận xét từng mặt
- Giáo viên tổng kết – xử phạt
+ Ưu điểm:
 - Đa số đi học đúng giờ
- Truy bài đầu giờ tốt
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt 
- Vệ sinh cá nhân ,trường lớp sạch sẽ
+ Nhược điểm : 
 - Một số HS còn quên mang vở, bảng
 - Nghỉ học khong có giấy phép
III. Kế hoạch tuần sau
- Học chương trình tuần 6
- Phát huy ưu điểm tuần trước 
- Hạn chế nhược điểm tuần trước
- Nghỉ học khong có giấy phép
- Chấm dứt tình trạng quên vở
- Duy trì sĩ số 
- Xếp hàng ra và vào lớp
- Học và soạn bài trước khi đến lớp
- Truy bài đầu giờ
- Vệ sinh cá nhân , trường lớp 
- Học sinh giỏi kèm học sinh yếu
- Tham gia đại hội đội : Cử 2 học sinh giỏi đi dự đại hội
IV. Sinh hoạt sao
- Phụ trách sao tập một số bái hát đội
- Chơi một số trò chơi yêu thích
- Sinh hoạt, vui chơi
PPCT : 16 MỸ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ : MÀU SẮC – VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I.Mục tiêu
- Sử dụng được 3 màu cơ bản ở lớp 1 
- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau : da cam , tím xanh , lá cây
- Vẽ màu vào hình cơ bản theo ý thích 
II.Chuẩn bị
Thầy : một số tranh ảnh , có hoa , quả, đồ vật . Các màu : đỏ , vàng , xanh lam, da , cam , tím xanh, lá cây
Trò : vở tập vẽ , màu vẽ 
III.Các hoạt động dạy và học
1. Bài cũ : 
Thu 5-7 bài chấm và nhận xét đánh giá 
2. Bài mới :
* Hoạt động 1 : Quan sát – Nhận xét
Giới thiệu – ghi đầu bài
Treo một số tranh ảnh để học sinh nhận biết 
Màu sắc trong thiên nhiên luôn thay đổi và phong phú : hoa ,quả , cây cối , đất , mây , núi các con vật  đều có màu sắc . Đồ vật dùng hằng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu sắc như quyển sách , cái bút , cái cặp , quần áo 
Kết luận : Màu sắc làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn 
Gợi ý để học sinh nhận ra các màu sắc 
Yêu cầu : Tìm các màu đó ở các hộp màu 
Giáo viên chỉ vào hình minh họa cho thấy : Màu da cam , màu đỏ , pha vàng , tím do màu đỏ pha lam 
* Hoạt động 3 : Cách vẽ
Treo tranh – Yêu cầu 
Giải thích : Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian đông hồ ( Bắc Ninh ) Tranh có tên “ Vinh Hoa “
Gợi ý cách vẽ màu : em bé , con gà trống , hoa cúc . vẽ màu khác nhau : vui tươi , rực rỡ , có đậm có nhạt
* Hoạt động 3 : Thực hành
Nhắc thêm : Vẽ màu tự do , nên chọn màu theo ý thích , phù hợp với mỗi tranh Ví dụ : Hoa cúc tô màu vàng 
* Hoạt động 4 : Nhận xét – Đánh giá
Hướng dẫn nhận xét : Màu sắc và cách vẽ màu 
4.Củng cố – Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh TN
xdc
Nộp bài
Quan sát và nhận xét
Màu đỏ , da cam , xanh lam, màu vàng , màu tím xanh lá cây
Quan sát và trả lời
Vẽ : em bé , con gà trống , bông hoa cúc 
Vẽ vào vở tập vẽ
Nộp vở 
Nhận xét tuyên dương bài vẽ đẹp
ÂM NHẠC
PPCT : 17 HỌC BÀI HÁT : MÚA VUI
I.Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu lời ca
- Biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát
II.Chuẩn bị
Thầy : Băng nhạc , nhạc cụ , tranh ảnh về trẻ em đang múa
Trò : Tập bài hát
III.Các hoạt động dạy và học
NỘI DUNG 
1.Bài cũ
2Bài mới
* Hoạt động 1 : Dạy bài hát múa vui
Giới thiệu
- Dạy hát từng câu
Hát theo tổ
Hát cả bài
* Hoạt động 2 :Hát kết hợp vỗ taytheo phách hoặc vỗ tay theo nhịp
Giáo viên đánh dấu ( x ) vào phách mạnh sau đó làm mẫu và học sinh thực hiện- Vỗ tay theo nhịp
Hát kết hợp vận động
3.củng cố – Dặn dò
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Gọi 3 học sinh lên hát 
Nhận xét – đánh giá
Ghi bảngvà giới thiệu
- Bài hát có tên là gì ?
- Nhạc và lời của ai ?
- Nội dung bài hát nói gì ?
Hát mẫu bài hát một lần
Hướng dẫn đọc lời ca
Dạy hát từng câu theo lối móc xích
Yêu cầu 
Tổ chức cho học sinh 
Cả lớp và giáo viên nhận xét – tuyên dương 
Giáo viên hát kết hợp vỗ tay
Cùng nhau múa xung quanh vòng 
 x x x
Cùng nhau múa cùng vui
 x x x
Hướng dẫn vỗ tay theo phách lần lượt cho đến hết
Theo dõi nhận xét sửa sai
Yêu cầu
Nhận xét – Tuyên dương
Giáo viên vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
Cùng nhau múa xung quanh vòng 
 x x
Cùng nhau múa cùng vui
 x x
Hướng dẫn học sinh thực hành
Yêu cầu
Lớp và giáo viên nhận xét , sửa sai , tuyên dương
Hướng dẫn múa một số động tác đơn giản
H : Chúng ta vừa học bài gì ?Nhạc và lời của ai ?
Về nhà hát thuộc bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Học sinh hát
Múa vui 
Lưu Hữu Phước
Trả lời
Lắng nghe
Đọc lời ca
Hát từng câu
Hát theo tổ
Thi hát giữa các tổ
Hát kết hợp vỗ tay theo phách
Hát và vỗ tay theo nhịp
Hát và vỗ tay
3 học sinh lên hát và vỗ tay
Học sinh thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.doc