Giáo án Tuần 17 Lớp 2

Giáo án Tuần 17 Lớp 2

Tiết 1 TẬP ĐỌC (2tiết)

PPCT 145 TÌM NGỌC

I.Mục đích yêu cầu:

 1.Đọc:

-Học sinh đọc trơn toàn bài.Đọc đúng: chàng trai, giết con rắn, Long Vương, làm rơi, lần này trúng kế, trả lại,.

-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm ,phẩy, giữa các cụm từ.Biết nhấn mạnh ở 1 số từ kể về tình nghĩa, sự thông minh của chó, mèo.

 2.HIểu:

-Học sinh hiểu nghĩa của từ mới: Long vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi những con vật nuôi trong gia đình thông minh ,tình nghĩa.

II.Đồ dùng dạy – học:

- Thầy: giáo án, tranh sgk, bảng phụ.

- Trò: bài cũ, vở, bảng.

 

doc 33 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 17 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
˜™–—˜™
TUẦN 17
Ngày soạn:	25– 12 – 2006 	 
Ngày giảng: Thứ 2 – 25- 12 – 2006 
Tiết 1 TẬP ĐỌC (2tiết)
PPCT 145 TÌM NGỌC
I.Mục đích yêu cầu:
	1.Đọc:
-Học sinh đọc trơn toàn bài.Đọc đúng: chàng trai, giết con rắn, Long Vương, làm rơi, lần này trúng kế, trả lại,...
-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm ,phẩy, giữa các cụm từ.Biết nhấn mạnh ở 1 số từ kể về tình nghĩa, sự thông minh của chó, mèo.
	2.HIểu:
-Học sinh hiểu nghĩa của từ mới: Long vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: khen ngợi những con vật nuôi trong gia đình thông minh ,tình nghĩa.
II.Đồ dùng dạy – học:
- Thầy: giáo án, tranh sgk, bảng phụ.
- Trò: bài cũ, vở, bảng.
III.Các hoạt động dạy – học:	
 TIẾT 1
 1.Bài cũ:
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài: Thời gian biểu - trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (30-32’) Luyện đọc.
 * Học sinh đọc đúng từ khó, câu, đoạn, ngắt nghỉ đúng. Biết giải nghĩa từ mới.
-Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Yêu cầu học sinh.
H.Trong bài từ nào khó đọc? (chàng trai, giết con rắn, Long Vương, làm rơi, lần này trúng kế, trả lại,...)
-Giáo viên đọc lại.
-Yêu cầu hoc sinh.
-Giáo viên treo câu khó đọc.
“Mèo liền nhảy tới/ngoạm ngọc/chạy biến//”- giọng nói nhanh – hồi hộp.
-Giáo viên đọc lại.
-Yêu cầu học sinh đọc tiếp sức đoạn.
“Từ cần giải nghĩa: Lonh Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.”
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, chữa lỗi cùng học sinh.
-Yêu cầu học sinh 1em đọc- lớp đồng thanh 1 lần.
- 3 em lên bảng thực hiện ,lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh theo dõi.
-Đọc cá nhân, đọc thầm, giải nghĩa từ khó.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh lắng nghe.
-Đọc tiếp sức câu.
-Học sinh quan sát.
-Học sinh đọc cá nhân.
-Nêu cách ngắt nghỉ.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc đoạn- tiếp sức, giải nghĩa từ .
Đọc nhóm 4- thi đọc giữa các nhóm- sửa lỗi cho bạn-nhận xét- bình chọn.
 TIẾT 2.
**Hoạt động 2: (18-20’) Tìm hiểu bài.
 * Học sinh hiểu nội dung bài, trả lời câu hỏi đúng.
-Giáo viên đọc mẫu.
-Yêu cầu học sinh.
H.Gặp bọn trẻ định giết con rắn, chàng trai làm gì?
H.Con rắn đó có gì lạ?
H.Con rắn tặng chàng trai vật gì quí?
H.Ai đánh tráo viên ngọc?
H.Thái độ của chàng trai ra sao?
H.Chó ,mèo đã làm gì để lấy được ngọc quí từ nhà người thợ kim hoàn?
H.Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
H.Khi bị cá đớp mất ngọc , chó, mèo đã làm gì?
H.Lần này con nào đã mang ngọc về?
H.Chúng có mang ngọc được về không, vì sao?
H.Mèo nghĩ ra kế gì?
H.Quạ có mắc mưu không? Và nó đã phải làm gì?
H.Thái đôï của chàng trai thế nào khi thấy viên ngọc?
H.Tìm những từ ngữ khen ngợi chó và mèo?
**Hoạt động 3: (8-10’) Luyện đọc laị:
 * Học sinh biết đọc đúng, hay, thể hiện được giọng đọc theo nội dung chuyện.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên theo dõi, nhận xét, bình chọn cùng học sinh đọc đúng, hay.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H. Vừa học bài gì?
-Nhận xét giờ học- khen ngợi.
-Về nhà đọc bài, chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
-Học sinh dò theo.
-Đọc thầm đoạn- trả lời câu hỏi.
-Bỏ tiền ra, mua rắn rồi thả đi.
-Nó là con của Long Vương.
-Viên ngọc quí.
-Người thợ kim hoàn.
-Rất buồn.
-Mèo bắt chuột, nó sẽ không ăn thịt nếu chuột tìm được ngọc.
-Chó làm rơi ngọc và bị một con cá nuốt mất.
-Rình trên bờ sông...
- Mèo đội trên đầu.
-Không ,vì bị một con quạ đớp lấy rồi bay lên cao.
-Giả vờ chết để lừa quạ.
-Quạ mắc mưu và phải van lạy xin trả lại ngọc.
-Vô cùng mừng rỡ.
-Thông minh, tình nghĩa.
-Đọc cá nhân đoạn , bài.
-Thi đua giữa các tổ, bình chọn.
- Tìm ngọc.
-Học sinh lắng nghe.
Tiết 4 ĐẠO ĐỨC
PPCT 17 Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
-Học sinh biết nêu ý kiến của mình cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi cộng cộng trong trường hợp nào 
-Biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và liên hệ thực tế việc đã làm để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng
-Rèn thói quen giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
II) Đồ dùng dạy – học:
- Thầy :giáo án , tranh sgk, bảng phụ ghi bài tập
- Trò : vở , bút ,...
III) Các hoạt động dạy – học:
1) Bài mới :
** Hoạt động 1: (10 -13’) Bày tỏ ý kiến 
 * Học sinh biết suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình .
-Giáo viên giới thiệu bài – ghi bảng
-Giáo viên treo BT4: ghi vào ô trống trước ý kiến em tán thành 
-Yêu cầu học sinh
( Giáo viên đi sát – giúp đỡ – nhận xét – đánh giá )
“ Đáp án : a, c ,d”
-Yêu cầu học sinh
** Hoạt động 2: (16-18’) Liên hệ thực tế 
 * Học sinh nêu được những việc em đã làm và những việc cần làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-Giáo viên treo Bt5 : Hãy nêu những việc em đã làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
-Yêu cầu học sinh
-Giáo viên theo dõi – nhận xét 
“ Không xả rác bừa bãi , đi tiểu tiện đúng nơi quy định , không làm ồn ,...)
-Yêu cầu học sinh
Kết luận : mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng . Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người thuận lợi , môi trường trong lành , có lợi cho sức khoẻ.
 2) Củng cố – dặn dò : (4-5’)
-Vừa học bài gì ?
-Nhận xét giờ học – tuyên dương
-Rèn thói quen giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
-Học sinh nhắc lại 
-Quan sát
-Nêu yêu cầu bài- Hoạt động nhóm 2
-Đại diện nhóm nêu ý kiến- 1 em làm bảng lớp
-Nhắc lại bài làm đúng 
-Quan sát – đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài tập 5- Hoạt động nhóm 4
-Đại diện nhóm nêu những việc mình đã làm 
-Thi đua làm theo 4 tổ – nhận xét – bình chọn
-Học sinh lắng nghe- nhắc lại
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
-Học sinh lắng nghe
Tiết 3 TOÁN
PPCT 81 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho học sinh về cộng , trừ nhẩm và cộng trừ viết,giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị.
-Ứng dụng kiến thức đã học để giải toán và làm tính.
-Học sinh ham thích học toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, bảng phụ, bài tập.
-Trò: vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài mới:
**Hoạt động 1: (17-18’) Làm tính.
 * +Bài 1: Tính nhẩm.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- làm miệng tiếp sức.
H.Dựa vào đâu để làm bài tập này?
H.Nhận xét cột tính? (Mối quan hệ giữa phép cộng và phé trừ)
+Bài 2: Đặt tính và tính:
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- làm vào vở- bảng, nhận xét- chữa bài.
+Bài 3: Số?
-Yêu cầu học sinh làm theo nhóm 4- thi đua, nhận xét- chữa bài.
H.Nêu cách thực hiện dãy tính?
**Hoạt động 2: (10-12’) Giải toán- điền số.
 * Học sinh biết giải toán, biết điền số vào phép cộng khi biết số hạng thứ nhất và tổng.
+Bài toán:
-Yêu cầu học sinh đọc bài toán- tìm hiểu- tóm tắt bài toán- giải, chữa bài.
H.BT cho biết gì? (Lớp 2A trồng:48 cây ; lớp 2B trồng hơn: 12 cây)
H.BT hỏi gì? (lớp 2B trồng được ? cây)
+Bài 5: Số?
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- thi đua làm theo nhóm.
H.Vì sao ta điền số 0?
 2.Củng cố, dặn dò: (4-5’)H.Vừa học bài gì?
-Hệ thống bài, nhận xét giờ học...
-Về nhà ôn lại bảng cộng ,trừ.
9+7=16 8+4=12
7+9=16 4+8=12
16-9= 7 12-8=4
16-7=9 12-4= 8
+38 +47 _81 _63
 42 35 27 18
 80 82 54 45
 +1 +7 +3 +5
a) 9" 10"17 b) 7 "10"15
 9 + 8 = 17 7 + 8 = 15
c) 9 + 6 =15 d) 6 + 5 = 11
 9 + 1 + 5 = 15 6 + 4 + 1 = 11
-Học sinh trả lời.
 Bài giải.
 Lớp 2 Btrồng được số cây là: 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số:60 cây.
72+£ = 72 85 - £ = 85
-Học sinh trả lời.
-Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
-Học sinh lắng nghe. 
Tiết 5 THỂ DỤC.
PPCT 33 TRÒ CHƠI: BỊT MẮT BẮT DÊ VÀ NHÓM BA NHÓM BẢY
I.Mục tiêu:
-Ôn 2 trò chơi: nhóm 3 ,nhóm 7 và bịt mắt, bắt dê.
-Học sinh tham gia chơi 1 cách tương đối chủ động.
-Học sinh có ý thức tự rèn luyện sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, sân bãi, trò chơi.
-Trò: trang phục.
III.Các hoạt động dạy-học:
PHẦN
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
1.Phần mở đầu: (7-8’)
2.Phần cơ bản: (20-22’)
3.Phần kết thúc: (5-7’)
-Giáo viên yêu cầu học sinh
-Giáo viên nhận lớp, nêu yêu cầu giờ học
-Yêu cầu học sinh làm các động tác khởi động.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
*Ôn trò chơi: nhóm 3 nhóm 7.
-Yêu cầu học sinh 
-Vừa chuyển chạy thành vòng tròn- đọc vần điệu: “ Tung tăng múa ca/ nhi đồng chúng ta /hợp thành nhóm 3, hay là nhóm 7.”
-Giáo viên nói nhóm 3 (7)
*Ôn trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
-Giáo viên nêu tên trò chơi- nêu cách chơi.
-Yêu cầu học sinh.
-Yêu cầu học sinh làm các động tác hồi tĩnh
-Nhận xét giờ học- khen ngợi.
-Về nhà luyện bài thể dục phát triển chung.
 -Tập hợp, điểm số, báo cáo.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh xoay khớp
-Học sinh thực hiện.
-Chuyển đội hình vòng tròn.
-Học sinh nghe, kết nhóm.
-Học sinh lắng nghe.
-Chơi trò chơi.
-Học sinh thả lỏng.
-Học sinh lắng nghe.
Tiết 2 TẬP VIẾT
PPCT 150 CHỮ HOA : Ô, Ơ 
I) Mục đích yêu cầu :
 -Biết viết đúng , đẹp chữ Ô , Ơ hoa. Viết được câu ứng dụng: Ơn sâu nghĩa nặng.
-Biết cách nối các chữ Ô , Ơ sang các chữ đứng liền sau
-Có ý thức luyện viết thường xuyên
II) Đồ dùng dạy – học:
- Thầy : giáo án , chữ mẫu , bảng phụ 
- Trò : bài cũ , bảng , vở 
III) Các hoạt động dạy – học:
 1) Bài cũ :(4 -5’)
-Yêu cầu học sinh viết O, Ong ( bảng lớp , bảng con)
-Học sinh nhận xét – giáo viên nhận xét – ghi điểm 
2) Bài mới :
** Hoạt động 1 : (8-10’) Hướng dẫn viết bảng 
 * Học sinh viết được chữ Ô, Ơ, Ơn đúng về cỡ chữ
, cách nối nét.
-Giáo viên giới thiệu bài – ghi bảng
-Giáo viên treo chữ mẫu 
“ Các chữ Ô, Ơ giống chữ O chỉ thêm các dấu phụ Ô thêm dấu mũ ; Ơ thêm râu
. Viết chữ O thêm dấu mũ được Ô
. Viết chữ O thêm râu được chữ Ơ”
-Giáo viên vừa viết vừa nói 
-Yêu cầu học sinh
-Giáo viên theo dõi – nhận xét , sửa lỗi
-Cô treo
-Yêu cầu học sinh
H. Câu trên có ý nghĩa gì ?( có tình nghĩa sâu nặng với nhau)
-Yêu cầu học sinh
“ Chữ Ơ, g, h cao 2,5 li
Chữ s cao 1,25 li
Chữ n, â, u, I, a ,ă cao 1 li
Khoảng cách của chữ bằng viết 1 chữ 0
Nét đầu của chữ n nối với né ... ột lọc )
 Xanh như tàu lá 
 Đỏ như gấc ( son , lửa)
** Hoạt động 2 : (10 -12’) Hướng dẫn làm bài tập viết 
 * Học sinh biết viết trọn câu theo cách nói trên.
-Cô treo bài tập 3 : Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau:
-Yêu cầu hs
H. Bài tập yêu cầu gì ? 
( Dùng cách nói trên ´ viết tiếp câu )
-Yêu cầu học sinh
-Giáo viên nhận xét – dánh giá – chấm bài 4 -5 em 
“ Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve / tròn như hạt nhãn /...
Toàn thân ... màu tro , mượt như nhung / mượt như tơ 
Hai cái tai nhỏ xíu như 2 búp lá non / như 2 cái mộc nhĩ tí hon “
 3) Củng cố , dặn dò : (4-5’) 
-Vừa học bài gì ?
-Nhận xét giờ học – tuyên dương
-Về nhà luyện mở rộng vốn từ , dùng từ đặt câu , và tập dùng câu so sánh 
- 3 em lên bảng thực hiện, lớp nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh nhắc lại 
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
-Hoạt động nhóm 2- đại diện nhóm nêu trước lớp – nhận xét 
-1 em nêu mẫu 
- Học sinh nói tiếp sức 
- Học sinh quan sát 
-Nêu yêu cầu bài – lớp đọc thầm bài- lớp đọc thầm – hoạt động nhóm 4 – làm nháp – đọc bài của mình – nhận xét 
-Học sinh đọc lại 
- Học sinh quan sát
-Nêu yêu cầu bài 
- Học sinh tìm hiểu 
-Hoạt động nhóm 2 – làm vào vở – nhiều em đọc bài làm của mình – nhận xét 
-Từ ngữ về vật nuôi . Câu kiểu Ai thế nào ?
-Lắng nghe
Tiết 2 CHÍNH TẢ. (Tập chép)
PPCT 152 GÀ “TỈ TÊ VỚI GÀ”.
I.Mục đích yêu cầu :
-Học sinh chép lại chính xác 1 đoạn trong bài.Viết đúng các dấu chấm ,dấu ngoặc kép.
-Trình bày đúng đoạn viết.Làm đúng bài tập chính tả au/ao ; r/d/gi.
-Học sinh có ý thức luyện viết thường xuyên.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy:giáo án, bảng phụ, bài tập.
-Trò: vở, bảng.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài mới:
**Hoạt động 1: (18-20’) Hướng dẫn học sinh tập chép.
 * Học sinh nhìn bảng chép đúng bài virt61 , trình bày sạch, đẹp.
-Giáo viên giới thiệu bài- ghi bảng.
-Giáo viên đọc mẫu bài viết.
-Yêu cầu học sinh.
H.Đoạn văn nói lên điều gì?
H.Trong đoạn văn những câu nào là của gà mẹ nói với gà con? 
H. Cần dùng dấu câu nào để ghi lời của gà mẹ? 
-Giáo viên đọc: Dắt bầy con, nguy hiểm, lại đây, ngon lắm.
-Giáo viên yêu cầu học sinh:Chép vào vở-chữa lỗi
-Cô chấm bài 4-5 em, nhận xét.
**Hoạt động 2: (8-10’) Làm bài tập.
 * Học sinh biết điền ao/ au, r/ gi/ d đúng.
+Cô treo bài 2: Điền ao/ au.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát , giúp đỡ, nhận xét cùng học sinh.
“Sau...,gạo, sáo, xao, rào, báo, mau, chào”
+Bài 3: r/d/gi.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, nhận xét, chữa bài.
“Báng rán,con gián, dán giấy, dành dụm, tranh giành, rành mạch”.
 2.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H.Vừa viết bài gì?
-Nhận xét giờ học- tuyên dương.
-Về nhà luyện viết cho đẹp hơn.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh lắng nghe.
2,3 em đọc bài.
-Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Cách gà mẹ báo tin cho con biết : “không có gì nguy hiểm”.Lại đây mau các con, mồi ngon lắm.
-“cúc ... cúc...”
- dấu : và dấu “”
-Học sinh viết bảng.
- Học sinh viết vào vở
-Học sinh lắng nghe.
-Nêu yêu cầu bài,làm nháp- 1 em làm bảng- nhận xét- đọc lại.
-Nêu yêu cầu bài- làm nhóm 2- làm vở, bảng ,nhận xét- chữa bài.
-Gà “tỉ tê” với gà.
-Học sinh lắng nghe.
Tiết 3 THỦ CÔNG
PPCT 51 GẤP CẮT DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
-Vận dụng kiến thức đã học để gấp, cắt ,dán được biển cấm đỗ xe đúng, đẹp.
-Học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, hình mẫu, bảng qui trình.
-Trò: giấy màu, kéo, hồ dán, thước...
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Bài cũ: (2-3’)
-Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo đồ dùng học tập- - - Giáo viên nhận xét.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1:(6-8’) Hướng dẫn gấp , cắt biển báo giao thông
 * Học sinh biết quan sát , nhận xét hình mẫu đúng. Biết cách gấp, cắt biển báo GT...
-Cô đưa hình mẫu
-Biển báo giao thông cấm đõ xegồm có: “ hình tròn to màu đỏ, hình tròn nhỏ màu xanh, hình chữ nhật màu đỏ, hình chữ nhật màu đỏ, hình chữ nhật làm cột khác màu”.
+Giáo viên nói:
-Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông 6 ô
-Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông 4 ô 
-Cắt hình chữ nhật màu đỏ : rộng 1 ô , dài 1 ô 
-Cắt hình chữ nhật khác màu : rộng 1 ô , dài 10 ô ;làm chân biển báo 
** Hoạt động 2 : (5 -7’) Hướng dẫn dán biển báo cấm đỗ xe 
 * Học sinh biết cách dán biển báo giao thông cấm đỗ xe .
-Ta dán như sau:
-Dán chân biển báo trước cho cân đối 
-Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô 
-Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ 
-Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh
** Hoạt động 3: ( 10-13’) Hướng dẫn thực hành 
 * Học sinh gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.
-Yêu cầu học sinh gấp , cắt , dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
-Giáo viên đi sát – giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng 
-Giáo viên cùng học sinh nhận xét – đánh giá – khen ngợi 
 3) Củng cố , dặn dò :(4 -5’)
H. Vừa học bài gì ?
-Nhận xét giờ học – tuyên dương
-Về nhà chuẩn bị giấy cho tiết sau học tiếp hoàn thành sản phẩm 
- Học sinh báo cáo
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát – nhận xét 
-Nhiều em nhắc lại 
-Học sinh lắng nghe, bổ sung
-Học sinh lắng nghe, quan sát.
-Hoạt động nhóm 4, các nhóm trình bày sản phẩm- đánh giá sản phẩm.
-Gấp ,cắt, dán biển báo giao thông.
-Học sinh lắng nghe. 
Tiết 4 TẬP LÀM VĂN
PPCT 153 NGẠC NHIÊN THÍCH THÚ . LẬP THỜI GIAN BIỂU
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.Biết lập thời gian biểu.
-Biết nghe và nhận xét lời nói của bạn.Biết vận dụng kiến thức đã học để viết đúng, lập đúng thời gian biểu theo giờ học tập, làm việc của mình.
-Có ý thức luyện nói, viết thường xuyên.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án , bảng phụ, bài tập.
-Trò:bài cũ, vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Yêu cầu học sinh kể vật nuôi trong nhà,đọc thời gian biểu tối của em- giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (10-13’) Hướng dẫn nói thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
 * Học sinh đọc, và nói được đó là lời ngạc nhiên, thích thú.
+Cô treo bài tập 1: Đọc lời bạn nhỏ trong tranh.Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ.
-Yêu cầu học sinh.
H.Lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ gì? -Cô treo BT2 
-Yêu cầu học sinh
H. Bố tặng quà gì ?
 H .thái độ của em thế nào ? 
H. Em hãy nói lời thể hiện sự ngạc nhiên , thích thú ?
-Yêu cầu học sinh
“ Ôi ! con ốc biển đẹp quá ! to quá! Con cảm ơn bé ạ !
Ôi ! con ốc lạ quá , đẹp quá bố nhỉ ! con cảm ơn bố ! “
** Hoạt động 2 : ( 10-12’) Lập thời gian biểu 
 * Học sinh biết dựa vào nội dung chuyện, viết được thời gian biểu của bạn Hà.
+Cô treo BT3: Dựa vào mẩu chuyện sau , em hãy viết thời gian biểu sáng của bạn Hà :
-Yêu cầu học sinh
Ví dụ : Bạn Hà Ăn sáng từ mấy giờ đến mấy giờ ? ( 7h đến 7h15)
-Giáo viên đi sát – giúp đỡ học sinh yếu 
-Chấm bài 4 -5 em – nhận xét 
“ Thời gian biểu buổi sáng của bạn Hà : 
6h30 đến 7h : Ngủ day , tập thể dục , đánh răng , rửa mặt 
7h đến 7h15: ăn sáng 
7h15 đến 7h30 : mặc quần áo 
7h30 : tới trường dự lễ sơ kết học kỳ I
10h : về nhà , sang thăm ông bà “
 3) củng cố , dặn dò : ( 4 -5’)
H. Vừa học bài gì ?
-Nhận xét giờ học – tuyên dương
-Về nhà luyện nói – viết bài vừa học
- 3 em lên thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung.
-Đọc yêu cầu bài 
-Đọc lời của bạn nhỏ 
“Ôi quyển sách đẹp quá!Con cảm ơn mẹ”.
- Thái độ ngạc nhiên và rất thích thú khi thấy món quà mẹ tặng. Thể hiện lòng biết ơn với mẹ .
- Vỏ ốc biển
- Ngạc nhiên.
- Học sinh hoạt động nhóm 2 – các nhóm nói ...- nói tiếp sức 
- Học sinh quan sát 
-Đọc bài tập – tìm hiểu bài 
-Đọc yêu cầu bài – đọc mẩu chuyện 
-Hoạt động nhóm 2 – H. Trả lời Học sinh làm miệng – làm vở – làm bảng – nhận xét 
- 3-4 em đọc bài làm của mình. 
-Ngạc nhiên , thích thú . Lập thời gian biểu 
-Học sinh lắng nghe
Ngày soạn:	27 – 12 – 2006 	
Ngày giảng: Thứ 6 – 29 – 12 – 2006 
Tiết 1 TOÁN
PPCT 85 Ôn tập về đo lường
I) Mục tiêu:
-Củng cố cho học sinh về : xác định khối lượng ( qua sử dụng cân ) . Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ 
-Xác định thời điểm ( qua xem giờ đúng trên đồng hồ )
-Vận dụng kiến thức đã học để giải toán và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày 
-Học sinh ham thích học toán 
II) Đồ dùng dạy – học :
-Thầy : giáo án , cân , đường , gạo ,... tờ lịch 
-Trò : vở, sgk.
III.Các hoạt độïng dạy học:
 1.Bài mới:
**Hoạt động 1: (6-7’) Ôn về cân.
 * Học sinh biết thực hành cân và xem cân.
+Cô yêu cầu học sinh: 2 em lên cân bịch đường, gạo.
“Bịch đường nặng 1kg,bịch đường nặng 2 kg.”
Yêu cầu học sinh.
a) Con vịt nặng 3kg.
b)Gói đường cân nặng 4 kg vì cả gói đường với quả cân nặng 5kg.
c)Lan cân nặng 30 kg.
**Hoạt động 2: (22-23’) Ôn tập xem lịch, xem đồng hồ.
 * Học sinh biết xem lịch, biết xác định thời gian...
+Bài 2: Xem lịch rồi cho biết:
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, nhận xét, khen ngợi.
+Bài 3: xem tờ lịch ở bài 2 rồi cho biết :
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, nhận xét.
“a)Ngày 1.10 là ngày thứ tư/ 10.10 là thứ sáu.
b) ngày 20-11 là thứ năm, 30-11 là ngày chủ nhật.
c)19.12 là thứ sáu , 30 tháng 12 là thứ ba”.
+Bài 4: 
-Yêu cầu học sinh.
“Các bạn chào cờ lúc 7 giờ/Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ”.
 2.Củng cố, dặn dò: (4-5’) H.Vừa học bài gì?
-Nhận xét, khen ngợi.
-Về nhà luyện tập về đo lường.
-Đọc số kg vật đó nặng 
-Mở sgk-đọc thầm.
-Hoạt động nhóm 2- hỏi, trả lời.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-Mở sgk/86 – đọc yêu cầu bài- làm nhóm 2.
-Nêu yêu cầu bài- hoạt động nhóm 2- thi đua tổ- nhận xét , bình chọn.
-Học sinh nhắc lại.
-Quan sát đồng hồ, trả lời nhanh.
-Ôn tập về đo lường.
-Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.doc