Giáo án Tuần 14 Lớp 2

Giáo án Tuần 14 Lớp 2

Tập đọc (2 tiết )

Câu chuyện bó đũa

I) Mục tiêu :

1) Đọc :

- Học sinh đọc trơn toàn bài . Đọc đúng :Gia đình , lớn lên , lần lượt , sức mạnh , dễ dàng ,

- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu và giữa các cụm từ .

Biết đọc phân biệt giọng : người cha , 4 người con .

- Hs có ý thức luyên đọc thường xuyên .

2) Hiểu :

- Hs hiểu các từ ngữ : chia sẻ , hợp lại , đùm bọc , đoàn kết .

- Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài :Câu chuyện khuyên anh , chị em trong nhà phải đoàn kết , yêu thương nhau.

 

doc 27 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1963Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 14 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ˜™–—˜™
 TUẦN 14
 Ngày soạn : 03 – 12 - 2005 
 Ngày giảng : Thứ 2 – 05 – 12 – 2005 
Tập đọc (2 tiết )
Câu chuyện bó đũa
I) Mục tiêu :
1) Đọc :
- Học sinh đọc trơn toàn bài . Đọc đúng :Gia đình , lớn lên , lần lượt , sức mạnh , dễ dàng , 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu và giữa các cụm từ .
Biết đọc phân biệt giọng : người cha , 4 người con .
- Hs có ý thức luyên đọc thường xuyên .
2) Hiểu :
- Hs hiểu các từ ngữ : chia sẻ , hợp lại , đùm bọc , đoàn kết .
- Hiểu nội dung , ý nghĩa của bài :Câu chuyện khuyên anh , chị em trong nhà phải đoàn kết , yêu thương nhau.
II) Đồ dùng dạy – học :
- Thầy : Giáo án , bảng phụ , tranh , sgk.
- Trò : Bài cũ , vở , sgk
III) Các hoạt động dạy – học : 
 TIẾT 1 
1) Bài cũ : (4-5 ‘)
- Yêu cầu học sinh đọc bài : Há miệng chờ sung + TLCH theo ND bài 
H. Anh chàng lười nằm dưới gốc sung để làm gì ?
H. Chàng lười nhờ người qua đường giúp việc gì ?
H. Câu nói của chàng có gì đáng buồn cười ?
+ Yêu cầu hs nhận xét – gv nhận xét – ghi điểm .
2 ) Bài mới : 
** Hoạt động 1 : (28-30’) Luyện đọc :
 * HS đọc đúng từ khó, câu, đoạn. Biết giải nghĩa từ khó.
- Gv đọc mẫu 
-Yêu cầu hs: 
H. Trong bài có từ nào khó đọc ? (Gia đình , hoà thuận , lớn lên , dễ dàng , chia lẻ, sức mạnh )
- Gv đọc lại 
Yêu cầu hs : đọc tiếp sức câu 
- Cô treo câu khó đọc : 
“ Một hôm / ông đặt 1 bó đũa / và một túi tiền trên bàn / rồi gọi các con / cả trai / gái / dâu /rể lại và bảo :/ /
 + Yêu cầu học sinh :
+ Gv theo dõi - nhận xét .
- Gv đọc lại .
- Yêu cầu hs
“ từ cần giải nghĩa : va chạm , đùm bọc , đoàn kết , chia sẻ, hợp lại “
- Yêu cầu h s đọc nhóm 
_ Gv đi sát – nhận xét – bình chọn 
 TIẾT 2
** Hoạt động 2 : (15 -18’) Tìm hiểu bài :
 * HS hiểu nội dung bài, trả lời câu hỏi đúng.
- Gv đọc mẫu 
- Yêu cầu học sinh 
H. Câu chuyện này có những nhân vật nào ? ( có 5 nhân vật : ông cụ và 4 người con) 
H. Thấy các con không htương yêu nhau, ông cụ đã làm gì ? ( Ông cụ rất buồn phiền , Bèn tìm cach1 dạy bảo các con : Ông dặt một túi tiền  thưởng cho ai bẻ được bó đũa )
H. Tại sao 4 người con không bẻ được bó đũa ?
( Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ ./
Vì không thể bẻ gay cả bó đũa )
H. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?
( Người cha cởi bó đũa ra , thong thả bẻ từng chiếc đũa )
H. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ?
Cả bó đũa được so sánh với gì?
(Với từng người /Với sự chia rẽ /Với sự mất đoàn kết )
- ( Với 4 con người / Với sự yêu thương đùm bọc / Với sự đoàn kết )
H. Người cha muốn khuyên các con điều gì ?(Anh em phải biết đoàn kết thương yêu , đùm bọc lẫn nhau. Đoàn két sẽ tạo nên sức mạnh , chia rẽ thì sẽ yếu )
Ỉ Người cha đã dùng câu chuyên hết sức dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con , giúp các con thấu hiểu tác hại của việc chia rẽ , sức mạnh của đoàn kết .
** Hoạt động 3: (10 -12’) Luyện đọc lại :
 * HS biết tự nhận vai, biết đọc phân vaiđúng, đọc hay.
- Yêu cầu học sinh đọc theo vai ( Người kể chuyện , người cha , 4 người con ( cùng nói )
- Gv cùng nhận xét – bình chọn với hs 
3) Củng cố – dặn dò : (4 -5’)
H. Vừa học bài gì ?
H. Đặt tên khác cho câu chuyện ?
Nhận xét giờ học – tuyên dương 
- Về nhà đọc bài – Chuẩn bị cho tiết kể chuyện .
-3 em lên đọc bài- lớp nhận xét. 
-Học sinh trả lời.
-Học sinh lắng nghe. 
-Học sinh lắng nghe.
-1 em đọc bài 
- Lớp đọc thầm gạch chân từ khó.
-HS trả lời- Đọc cá nhân- đồng thanh.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát.
- Đọc đoạn ( câu ) trên .
- Nêu cách ngắt nghỉ
-Học sinh lắng nghe.
-Đọc tiếp sức đoạn , giải nghĩa từ.
-Học sinh đọc nhóm 4, chữa lỗi cho bạn- đại diện nhóm thi đọc- học sinh đọc cá nhân, đồng thanh 1 lần.
-Học sinh theo dõi.
-Đọc thầm đoạn- trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời- lớp nhận xét- bổ sung.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh tự nhận vai- thi đọc 2 dãy- nhận xét- bình chọn.
-Câu chuyện bó đũa.
-Học sinh trả lời theo ý mình- giải thích.
-Học sinh lắng nghe.
 ĐẠO ĐỨC
 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ( Tiết1 )
 I) Mục tiêu : Học sinh biết :
-Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết lý do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết nêu ý kiến của mình về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Biết đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Biết làm 1 số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II)Đồ dùng dạy học:
-Thầy : giáo án, tranh vẽ, bảng phụ ghi bài tập.
-Trò : Vở, bài hát.
III)Các hoạt động dạy – học :
 2)Bài mới:
** Khởi động: (2-3’) 
-Giáo viên giới thiệu - ghi bảng
-Yêu cầu hoc sinh
** Hoạt động 1 :(10-13’) Tiểu phẩm bạn Hùng thật đáng khen.
 * Giúp HS biết được một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
_Yêu cầu hoc sinh
-GV theo dõi, nhận xét
Hỏi : Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhạt của mình.
Hỏi: Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
Kết luận : Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định là góp phần giữ trường lớp sạch đẹp.
** Hoạt động 2:( 8-9’) Bày tỏ thái độ:
 *HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Gv treo bài tập 3 : Em đồng tình với việc làm nào trong tranh ? vì sao? 
- Yêu cầu học sinh
Hỏi : Bạn có đồng ý với việc làm của những bạn trong tranh không ? vì sao?
Hỏi: Nếu là bạn trong tranh , bạn sẽ làm gì?
Hỏi : Cần làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp?
Hỏi : Bạn đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
Kết luận chung : Chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn , vẽ bay lên bàn ghế , không vứt rác bừa bãi , đi vệ sinh đúng nơi quy định, 
** Hoạt động 3 : (7-8’) Bày tỏ ý kiến.
 *HS nhận thức được bổn phận của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Gv treo bài tập 2: Hãy đánh dấu + vào £ trước các ý kiến mà em tán thành.
- Yêu cầu học sinh.
-Gv đi sát- giúp đỡ học sinh còn lúng túng
Kết luận : Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi học sinh, điều đó là thể hiện lòng yêu trường , yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
 2)Củng cố, dặn dò : ( 4 -5 ‘)
Hỏi : vừa học bài gì ? ( giữ gìn trường lớp sạch đẹp)
-Hệ thống bài- nhận xét giờ học- tuyên dương 
-Rèn thói quen giữ gìn trườnglớp sạch đẹp.
-Hs nhắc lại
-Hát bài : Đi học, em yêu trường em
-Đóng vai : Hùng, cô giáo, 1 số bạn trong lớp, người dẫn chuyện.
-Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Hs quan sát.
-Nêu yêu cầu bài
-Thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày.
 – HS trả lời.
-Nhận xét- bổ sung.
Hs lắng nghe
-Hs quan sát
-Nêu yêu cầu bài
- Hoạt động nhóm
- ( làm phiếu học tập )
-Các nhóm trình bày , nhận xét- giải thích lí do
-Học sinh trả lời.
-Hs lắng nghe.
 TOÁN.
55-8 ; 56-7 ; 37-8 ; 68-9.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết thực hiện các phép tính trừ có nhớ.
Biếât tìm số hạng chưa biết, vẽ theo mẫu.
-Học sinh biết thực hiện phép tính khoa học, chính xác.
-Học sinh có hứng thú học toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy:giáo án, qt, bảng từ, bảng phụ.
-Trò:bài cũ, vở, qt, bảng.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Yêu cầu học sinh làm bài tập1(b),1(c),2/65-giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (8-10’)hướng dẫn thực hiện phép tính trừ
 * HS biết cách đặt tính, cách tính dạng toán trên. 
-Giáo viên đọc: 55-8.
-Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, cách tính.
-55 * 5không trừ được 8, lấy 15-8=7, viết 
 8 7 nhớ 1. 
 47 * 5-1= 4 viết 4.
-Tiến hành tương tự với 3 phép tính còn lại.
**Hoạt động 2: (15-18’) Luyện tập, thực hành.
 * HS biết làm tính, tìm số hạng trong một tổng, vẽ hình theo mẫu.
+Cô treo bài 1: tính.
-Yêu cầu học sinh quan sát, nêu yêu cầu bài- làm tiếp sức tổ- nhận xét- chữa bài.
-Giáo viên theo dõi, nhận xét.
H.Nêu cách tính?(từ phải sang trái)
(mượn ở số bị trừ, trả ở số trừ.)
+Bài 2: Tìm x:
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài, làm vở, làm bảng, chữa bài.
-Giáo viên chấm bài 5-6 em, nhận xét.
H.X là thành phần nào?
H.Muốn tìm số hạng ta làm thế nào?
+Bài 3: Vẽ hình theo mẫu:
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên cùng nhận xét, đánh giá.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
-Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
-Về nhà rèn làm tính, giải toán.
-3 em lên làm bài, lớp nhận xét, bổ xung.
-Học sinh làm bảng lớp, bảng con.
-55 -56 -37 -68
 8 7 8 9
 47 49 29 59
-Học sinh thực hiện.
-45 -75 -95 -65
 9 6 7 8
 36 69 88 57
-66 -96 -87 -77
 7 9 9 8
 59 87 78 69
x+9=27 7+x= 35
 x= 27-9 x= 35-7
 x= 18 x= 28.
-Số hạng.
Lấy tổng trừ đi số hạng kia
-Đọc bài- làm thi đua theo tổ- nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
THỂ DỤC.
TRÒ CHƠI: VÒNG TRÒN.
I.Mục tiêu:
-Học sinh chơi trò chơi: vòng tròn.
-Biết cách chơi và tham gia ở mức ban đầu.
-Học sinh ham thích học trò chơi.
II.Đồ dùng dạy- học.
-Thầy:giáo án, sân bãi, còi.
-Trò:trang phục.
III.Các hoạt động dạy- học:
PHẦN
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Phần mở đầu: (8-10’)
2.Phần cơ bản: (17-18’)
3.Phần kết thúc: (6-7’)
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên nhận lớp, nêu yêu cầu, nội dung giờ học.
-Yêu cầu học sinh khởi động.
-Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn.Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần 2x8 nhịp.
*Trò chơi: vòng tròn:
-Yêu cầu học sinh.
-Yêu cầu vừa đọc, vỗ tay, nghiêng ngả đầu như múa: “Vòng tròn, vòng tròn/ từ 1 (2) vòng tròn/chúng ta cùng chuyển/thành 2(1) vòng tròn.”
-Vừa đọc tiếng cuối xong thì học sinh nhảy chuyển vòng tròn.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên theo dõi, sửa động tác sai.
-Yêu cầu học sinh bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp, khi có lệnh nhảy( còi).
-Giáo viên theo dõi, sửa lỗi sai.
-Yêu cầu học sinh.
-Hệ thống giờ học , nhận xét.
-Yêu cầu học sinh.
-Nhận xét giờ học- tuyên dương.
-Về nhà tập bài thể dục phát triển chung.
-Tập hợp , điểm số, báo cáo.
-Học sinh lắng nghe.
-Xoay khớp.
-Học sinh thực hiện.
-Lớp trưởng điều khiển- cả lớp thực ...  ngợi 
H. Nhận xét hình vừa vẽ ?(Hình vuông ở dưới , hình tam giác ở trên Ú cái nhà )
 3) Củng cố , dặn dò : (4 -5’)
H. Vừa học bài gì ?
- Hệ thống bài – nhận xét giờ học 
- Về nhà học thuộc bảng trừ , làm tính , vẽ hình .
-3 em lên làm bài, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs quan sát 
-Nêu yêu cầu bài toán 
- Hs làm sgk – 7 em lên bảng – nhận xét – chữa bài 
- Học thuộc bảng – thi đua theo tổ – nhận xét .
5 + 6 – 8 = 3 6+9-8 = 7
8 + 4 – 5 =7 3 +9 -8 = 7 
9 +8 -9 = 8 7 + 7 – 9= 5
- Hs trả lời 
- Nêu yêu cầu bài 
- Thi đua vẽ hình nhóm 4 – nhận xét 
- Hs trả lời 
- Bảng trừ 
- Hs lắng nghe
Ngày soạn : 07 – 12 – 2005 
Ngày giảng :Thứ 6 – 09 – 12 – 2005 
CHÍNH TẢ (Tập chép )
 Tiếng võng kêu
I)Mục tiêu :
+ Học sinh chép lại chính xác khổ thơ 2 của bài : Tiếng võng kêu .
+ Trình bày đúng thể thơ, viết đúng , đẹp 
- Làm đúng các bài tập phân biệt l / n
+ Học sinh có ý thức luyện viết thường xuyên 
II)Đồ dùng dạy – học :
Thầy : Giáo án , bảng phụ , bài viết , bài tập 
Trò : Bảng , vở.
III) Các hoạt động dạy – học :
 1) Bài mới :
** Hoạt động 1 :(20 -22’)Hướng dẫn viết chính tả :
 *HS biết viết đúng từ khó, câu, bài. Biết trình bày bài khoa học, viết đúng, đẹp.
- Gv treo bảng bài viết 
- gv đọc bài 
- Yêu cầu hs
H. Bài viết cho em biết điều gì ? (Bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em )
H. Chữ đầu dòng thơ viết thế nào ?(Viết hoa , cách lề vở 2 ô )
- gv đọc – ( Hs viết ) : bé Giang , nụ cười , trong giấc , lặn lội , bờ sông.
Gv đi sát uốn nắn hs
- Gv yêu cầu 
(Nhìn từng dòng thơ chứ không nhìn viết 
từng chữ )
- Yêu cầu hs
- Chấm vở 5 – 6 em – chữa lỗi phổ biến 
** Hoạt động 2 : (7 -8’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 * HS biết chọn chữ để điền vào chỗ trống đúng.
- Gv treo bài BT 2 (a) : Chọn chữ điền vào chỗ trống 
- Yêu cầu hs
“ lấp lánh , nặng nề , lanh lợi , nóng nảy )
- Yêu cầu hs 
 2) Củng cố , dặn dò : (4 – 5’)
H. Vừa viết bài gì ?
-Nhận xét giờ học – tuyên dương 
- Về nhà luyện viết cho đẹp hơn
- Hs quan sát 
- Hs lắng nghe 
-2 em đọc bài 
- Hs trả lời 
-Hs viết bảng con
- Hs chép vào vờ 
- Đổi vở , soát lỗi 
- Hs theo dõi .
- Hs quan sát 
- Nêu yêu cầu bài – Hs làm vở , bảng 
Nhận xét – chữa bài 
- Đọc lại bài làm đúng 
- Tiếng võng kêu
- Hs lắng nghe
 THỦ CÔNG.
 GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (Tiết2)
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết gấp, cắt, dán hình tròn.
-Gấp cắt dán được hình tròn đúng ,đẹp.
-Học sinh ham thích tạo hình
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy:giáo án, hình mẫu, qui trình
-Trò:Giấy màu, kéo, hồ dán,
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Yêu cầu học sinh kiểm tra chéo đồ dùng học tập-giáo viên nhận xét.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 3: (25-28’) Thực hành 
 * HS biết gấp, cắt, dán hình tròn đúng, đẹp.Biết trình bày sản phẩm sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình.
H.Nêu các bước gấp, cắt, dán hình tròn?
B1:Gấp hình.
B2:Cắt hình tròn.
B3:Dán hình tròn.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, giúp đỡ, kiểm tra- đính mẫu tương ứng.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên cùng học sinh đánh giá, bình chọn.
 (Chùm bóng, đoàn tàu)
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H.Vừa học bài gì?
-Nhận xét giờ học tuyên dương.
-Về nhà luyện tập.Chuẩn bị giấy, kéo, hồ dán chuẩn bị cho giờ sau
-Học sinh báo cáo.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhắc lại.
-Thực hiện nhóm 4 theo từng bước.
-Thực hành cá nhân-trình bày sản phẩm- bình chọn- đánh giá (trình bày theo trí tưởng tượng.)
-Gấp, cắt, dán hình tròn.
-Học sinh lắng nghe.
 TẬP LÀM VĂN.
QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI.VIẾT NHẮN TIN.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết quan sát tranh, trả lời đúng về nội dung tranh.Viết được 1 mẩu nhắn tin ngắn, gọn, đủu ý.
-Biết làm bài tập và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
-Học sinh yêu thích môn tập làm văn.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, bảng phụ, bài tập, tranh sgk.
-Trò: bài cũ, vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5’)
-Yêu cầu học sinh đọc bài 2/110- giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (8-10’) Làm bài tập miệng.
 * HS biết quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo sự hiểu biết của mình.
-Giáo viên giới thiệu bài- ghi bảng.
+Bài 1:quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, nhận xét, chữa lỗi.
“Vd:Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê
Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm”
-Yêu cầu học sinh
**Hoạt động 2: (15-17’) : Hướng dẫn làm bài viết.
 * HS viết được một mẩu nhắn tin theo yêu cầu bài.
-Cô treo bài 2:
-Yêu cầu học sinh.
“Bà đến nhà đón em đi chơi.Hãy viết 1 vài câu nhắn lại để bố, mẹ biết.”
-Gợi ý:Hãy nhớ tình huống, viết ngắn gọn, đủ ý.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên đi sát, giúp đỡ học sinh yếu.
-Yêu cầu học sinh.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung- chấm bài 4-5 em.
-Yêu cầu học sinh.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
-Hệ thống bài- nhận xét giờ học.
-Về nhà luyện nói theo tranh.
-Tập viết nhắn tin trong mọi tình huống.
-Học sinh khác nhận xét.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh quan sát.
-1 em đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm- hoạt động nhóm2-các nhóm nói trước lớp- nhận xét.
-Đọc lại bài làm hay.
-Học sinh quan sát.
-Đọc yêu cầu bài- lớp đọc thầm.
-Học sinh lắng nghe.
-Làm bài vào vở.
-Đọc bài làm của mình
-Nhận xét.
-Đọc bài làm hay.
-Quan sát tranh trả lời câu hỏi.Viết tin nhắn.
-Học sinh lắng nghe.
TOÁN.
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu:
-Giúp học sinh củng cố về phép trừ có nhớ, tìm số hạng,sô bị trừ.Làm quen với việc ước lượng độ dài đoạn thẳng.
-Vận dụng kiến thức đã học để làm tính, giải toán.
-Học sinh thích học toán.
II.Đồ dùng dạy- học:
-Thầy: giáo án, bảng phụ, bài tập.
-Trò: bài cũ, vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: (4-5)
-3 em làm bài 3/69- học sinh dưới lớp đọc bảng trừ- giáo viên nhận xét- ghi điểm.
 2.Bài mới:
**Hoạt động 1: (12-14’) Củng cố làm tính.
 *HS biết tính nhẩm, tìm số hạng, số bị trừ.
-Giáo viên giới thiệu bài- ghi bảng.
+Treo bài 1: Tính nhẩm.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- làm miệng tiếp sức.
H.Dựa vào đâu mà tính bài này nhanh vậy? (các bảng trừ.)
+Bài 2:Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- làm bảng, nháp- chữa bài.
-Giáo viên nhận xét- chữa bài cùng học sinh.
H.Nêu cách đặt tính, cách tính?
+Bài 3: Tìm x.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài- làm vở, làm bảng- nhận xét, chữa bài.
Giáo viên cùng nhận xét, chữa bài với học sinh.
H.x là thành phần nào? (số hạng, số bị trừ.)
H.Muốn tìm x ta làm thế nào?
**Hoạt động 2: (9-12’) Củng cố giải toán & ước lượng độ dài đoạn thẳng.
 *HS biết giải toán có lời văn và ước lượng độ dài đoạn thẳng.
+Bài 4: Bài toán.
-Yêu cầu học sinh đọc bàitoán ,tìm hiểu bài- tóm tắt-kiểm tra tóm tắt, giải bài toán, chữa bài.
-Giáo viên chấm bài 4-5 em, nhận xét.
+Bài 5:khoanh vào chữ đặt trước câu hỏi đúng.
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài – hoạt động nhóm 4- các nhóm nêu kết quả- nhận xét- bổ sung.
-Giáo viên đi sát, nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
-Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
-Về nhà học thuộc bảng trừ- rèn làm tính, giải toán.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh nhắc lại.
18-9=9 16-8=8
17-8= 9 15-7 = 8
16- 7= 9 14-6= 8
12- 3 = 9 12-4 = 8
-35 -57 -63 -72 -81 -94 
 8 9 5 34 45 36
 27 48 58 38 36 58
-Học sinh trả lời.
x+7= 21 x-15= 15
 x=21 – 7 x= 15+15
 x= 14. x= 30.
 8 + x = 42
 x = 42 – 8
 x = 34.
 Bài giải.
Thùng bé có số kg đường là:
 45 – 36 = 39 (kg)
 Đáp số: 39 (kg)
-Đáp án : c) khoảng 9 cm.
-Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn :08 – 12 – 2005 
Ngày giảng : Thứ 7 – 10 – 12 – 2005 
 AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 3 : HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
 VÀ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I)Mục tiêu :
+ HS biết CẢnh sát giao thông dùng hiệu lệnh ( bằng tay, còi, gậy ) để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng taycủa CSGT và của biển báo hiệu giao thông.
+ Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lêïnh của CSGT.
- Phân biệt 3 biển báo cấm: 101, 102, 112.
+Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT
-Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
II )Đồ dùng dạy học:
- Giáo án, tranh( SGK) Biển báo giao thông: 102, 102, 112.
-Trò: Vở, SGK.
III)Các hoạt động dạy học:
 1)Bài mới:
**Hoạt động 1:(8-10’)Hiệu lệnh của CSGT:
-Giới thiệu bài, ghi bảng
-Yêu cầu học sinh 
“Hình 1: Hai tay dang ngang.
Hình 2, 3: Một tay dang ngang.
Hình 4, 5 : Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng.
 Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
**Hoạt động 2 : (13-15’): Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông.
- Chia lớp thành 8 nhóm
- Gợi ý: Nhận xét về: hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong.
-Yêu cầu học sinh
. Biển 101: Cấm người và xe cộ đi lại.
. Biển 112 : Cấm người đi bộ: Người đi bộ không được đi ở đoạn đường có đặt biển báo này.
. Biển 102: Cấm đi ngược chiều; Các loại xe không được đi theo chiều có đặt biển báo này.
 Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng theo hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó.
**Hoạt động 3: (5-6’): Trò chơi: “ Ai nhanh hơn”
-Yêu cầu học sinh chọn biển báo vừa học. Thi đua đội nào nhanh là thắng cuộc.
 Kết luận : Nhắc lại nội dung, đặc điểm của từng biển báo.
 2)Củng cố, dặn dò: (4-5’)
H. Vừa học bài gì?
-Hệ thống bài, nhận xét giờ học. Tuyên dương những em học tốt.
-Rèn thói quen thực hiện An toàn giao thông.
- Học sinh nhắc lại.
- Quan sát 5 bức tranh: 1, 2, 3, 4, 5 .
-HS thảo luận nhóm 2.
-Thực hành làm CSGT.
- Học sinh lắng nghe.
-HS quan sát biển báo cấm. Nêu đặc điểm của biển báo.
-Đại diện nhóm trình bày – Lớp nhận xét.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh chơi theo đội: ( 2đội)
- Học sinh lắng nghe.
- Hiệu lệnh của CSGT và biển báo hiệu giao thông đường bộ.
-Học sinh lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doc14.doc