TẬP ĐỌC
Ôn tập giữa kì 1( TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu
v Kiểm tra đọc.
v Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
v Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
v Kĩ năng đọc, hiểu: Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc.
v Nhớ được tên bài, tên tác giả, đại ý, nhớ được nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 9.
TUẦN 10 Ngày soạn : 5-11-2005 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 7/11/2005. TẬP ĐỌC Ôn tập giữa kì 1( TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu Kiểm tra đọc. Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật. Kĩ năng đọc, hiểu: Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài đọc. Nhớ được tên bài, tên tác giả, đại ý, nhớ được nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1 đến tuần 9. II. Đồ dùng dạy – học + Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. III.Các hoạt động dạy – học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định: 2. Bài cũ:Gọi học sinh lên bảng đọc bài”Điều ước của vua Mi -– đát” H:Thoạt đầu điều ước được thực hiện như thế nào? H:Cuối cùng vua Mi – đát đã hiểu ra điều gì? -Nêu đại ý. 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Ôn tập 5 bài tập đọc. + GV nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài đọc. + GV cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. + HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. + Gọi HS nhận xét bạn. + GV nhận xét và ghi điểm cho HS. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi: H: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? H: Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.? -3 học sinh lên bảng. Li Brừn Vinh - Lần lượt HS lên bốc bài (5 HS bốc thăm 1 lượt), sau đó lần lượt trả lời. - Theo dõi, nhận xét bạn. - 1 HS đọc. - Là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên 1 điều có ý nghĩa. + Các truyện kể: - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4; 5. Phần 2 trang 15. - Người ăn xin. Tên bài Tác giả Đại ý Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. Người ăn xin Tuốc-ghê-nhép Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. Tôi(chú bé), ông lão ăn xin. Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. + Gọi HS phát biểu ý kiến. + Nhận xét, kết luận đoạn văn đúng. + Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. * GV nhận xét, tuyên dương. 1. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha trìu mến: 2. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: 3. Đoạn văn có giọng mạnh mẽ, dăn đe. - 1 HS đọc. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được. - Đọc đoạn văn mình tìm được. - Mỗi đoạn 2 HS đọc. Là đoạn cuối truyện Người ăn xin: Từ: Tôi chẳng biếtcủa ông lão - Là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình. “Từ năm trướcăn thịt em” - Phần 2: “Tôi thétđi không?” 4. củng cố: + GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa. KHOA HỌC ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I.Mục tiêu Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: - Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng chống một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá HS có khả năng: -Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. - H ệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên của Bộ Y tế. Luôn có ý thức trong ăn uống đểø phòng tránh bệnh tật. II.Đồ dùng dạy –học - Phiếu học tập, các loại rau quả. III.Hoạt động dạy –học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Oån định : Hát 2- kiểm tra : GV kiểm tra lại phần ôn tập ở tiết trước. 3- Bài mới : GTB - Ghi đề HĐ1: Con người và sức khoẻ - GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm nội dung thảo luận - Quá trình trao đổi chất của con người - Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể - Các bệnh thông thường - Phòng tránh tai nạn sông nước - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp + YC sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung trình bày GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. HĐ2 :Trò chơi :”Ai chọn thức ăn hợp lí” - GV cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm. Sử dụng những mô hình đã mang đến để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích tại sao lại chọn như vậy. + Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp 4- Củng cố: - Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí 5.Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc bài để chuẩn bị kiểm tra. -Các nhóm tiến hành thảo luận,sau đó lần lượt các nhóm trình bày + NH1: Trình bày quá trình sống của con người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? + NH2: Giới thiệu về nhóm các chất dinh dưỡng, vai trò của chúng đối với cơ thể người. + NH3: giới thiệu về các bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá dấu hiệu để nhận ra bệnh và cách phòng tránh cách chăm sóc người thân bị bệnh. + NH4: GT những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - các nhóm khác lắng nghe và nhận xét Nhóm 1: Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? Tại sao chúng ta cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn ? Nhóm 3: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? Để chống mất nước cho người bệnh bị tiêu chảy ta phải làm gì? Nhóm 4: Đối tượng nào hay bị sông nước? Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì? - Các nhóm hoạt động. - Nhận xét nhóm bạn trả lời. - HS lắng nghe. - Lần lượt học sinh trình bày. - 2 học sinh đọc. - HS lắng nghe và thực hiện. Đạo đức TIẾT KIỆM THỜI GIỜ Ø( Tiết 2) I. Mục tiêu Củng cố, hệ thống hoá kiến thức cho HS biết tiết kiệm thời giờ. Luôn có thái độ tôn trọng và quý thời gian, có ý thức làm việc khoa học, hợp lí. Thực hành làm việc khoa học, giờ nào, việc nấy. II. Đồ dùng dạy – học + Bảng phụ ghi các tình huống. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1- Oån định : hát 2.Kiểm tra bài cũ: + Gọi 3 HS lên bảng. 1. Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 2. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? 3. Nêu ghi nhớ? GV nhận xét và ghi điểm. 3- Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Tìm hiểu việc làm nào là tiết kiệm thời giờ. + GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn, sau đó dùng thẻ mặt cười, mặt mếu để xác định: tình huống nào là tiết kiệm thời giờ, tình huống nào là lãng phí thời giờ. + Tình huống 1: trong giờ học, Nam luôn chú ý nghe cô giảng bài, có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi cô và bạn ngay. + Tình huống 2: Sáng nào thức dậy. Em cũng nằm cố trên giường. Mẹ nhắc mãi mới chịu đánh răng, rửa mặt. + Tình huống 3: Thảo có thời gian biểu quy định giờ học, giờ chơi và bạn luôn thực hiện đúng. + Tình huống 4: Đạt có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi. H: Tại sao phải biết tiết kiệm thời giờ? Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? Không biết tiết kiệm thời giờ dẫn đến hậu quả gì? Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ. + Yêu cầu mỗi HS viết ra thời gian biểu của mình vào giấy. + GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu lần lượt đọc thời gian biểu của mình cho cả lớp nghe. H: Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ chưa?Nêu ví dụ? Hoạt động 3: Xem xử lí thế nào? + Cho HS hoạt động nhóm. + GV đưa tình huống cho HS thảo luận. Tình huống 1: Một hôm, Bảo đang ngồi vẽ tranh để làm báo tường thì Nam rủ Bảo đi chơi. Thấy Bảo từ chối, Nambảo: “Cậu lo xa quá, cuối tuần mới phải nộp cơ mà” Tình huống 2: đến giờ làm bài, Nam rủ Sương đi học nhóm. Sương bảo Sương còn phải xem xong ti vi và đọc xong báo đã. + Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hoặc cách giải quyết. H: Em học tập ai trong trường hợp trên? Tại sao? GV kết luận: Tiết kiệm thời giờ là đức tính tốt. Các em phải biết tiết kiệm thời giờ để học tập tốt. 4-C ủng cố: -GV nhận xét tiết học. 5-Dặn dò: dặn HS về nhà học bài. -3 em lên bảng.(Đào, Linh, Lộc) - HS lắng nghe. + HS làm việc theo nhóm bàn, sau đó lắng nghe các tình huống và dùng đúng, sai để xác định theo yêu cầu của GV. Đúng Sai Đúng Sai + Học sinh trả lời câu hỏi. - HS tự viết thời gian biểu của mình. - HS làm việc theo nhóm: Lần lượt mỗi HS đọc thời gian biểu của mình cho cả nhóm nghe để nhóm nhận xét, góp ý. - HS trả lời. - Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến. + Bảo làm như thế là đúng, vì phải biết sắp xếp công việc hợp lí. Không để công việc đến gần mới làm. Đó cũng là tiết kiệm thời giờ. + Sương làm thế là chưa đúng, chưa hợp lí. Nam sẽ khuyên Sương bài. Có thể xem ti vi hay đọc báo lúc khác. + 2 nhóm thể hiện tình huống các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS trả lời và giải thích. - HS lắng nghe và thực hiện. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về: - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. -Nhận biết đường cao của hình tam giác. -Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước. -Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. - HS làm bài cẩn thận chính xác. II. Đồ dùng dạy – học : - Ê ke, thước. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1- Ổn định: hát 2-Kiểm tra bài cũ: + GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông ABCD. + GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS. 3-. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. Huớng dẫn HS làm luyện tập. Bài 1: + GV vẽ lên bảng 2 hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. A M B C H: So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn? H: 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông? BÀI 2 ... cấp là: 980 x 9 = 8820 (quyển) Số quyển truyện cả huyện được cấp là: 6800 + 8820 = 15620 (quyển) Đáp số: 15620 quyển. -Một số em nộp bài. 4. Củng cố: + GV tổng kết giờ học. 5.Dặn dò:về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. THỂ DỤC TRÒ CHƠI: “NHẢY Ô TIẾP SỨC”- ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I-MỤC TIÊU Ôn tập 5 động tác:Vươn thở, tay,chân,lưng-bụng và phối hợp .Yêu cầu thực hiện đúng động tác và biết phối hợp giữa các động tác. Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động . HS có ý thức tập luyện tốt. II-CHUẨN BỊ -Sân tập an toàn sạch sẽ . Chuẩn bị 1-2 còi,kẻ sân cho trò chơi . III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Phần Nội dung Định lượng-Phương pháp 1.Mở đầu 2.Cơ bản 3.Kết thúc GV tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . Khởi động các khớp . Giậm chân tại chỗ hát và vỗtay Trò chơi a.Bài thể dục phát triển chung . Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung . b.Trò chơi vận động Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức GV cho HS tập các động tác thả lỏng. -Trò chơi GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học . 6-10 phút 1-2 phút 1-2 phút 1-2 phút 18-22 phút 12-14 phút 3-4 lần Lần 1 :GV vừa hô vừa làm mẫu cho HS tập . Lần 2 : GV vừa hô vừa quan sát để sửa sai cho HS . Lần 3-4 :Cán sự hô nhịp cho lớp tập .Gvsửa sai , nhận xét . Tổ chức thi đua giữa các nhóm . 4-6 phút Gv nêu tên cách chơi và quy định của trò chơi ,cho HS chơi thử,sau đó cho thi đua chơi . 4-6 phút 1-2 phút 1 phút 1-2 phút 1-2 phút Ngày soạn : 10-11-2005 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2005. TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP ( TIẾT 7) I Mục đích yêu cầu: -Kiểm tra kĩ năng nghe đọc để viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ bài “ Chiều trên quê hương”. -Rèn kỹ năng viết thư , biết dùng từ, đặt câu, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy. -Giáo dục học sinh viết chữ cẩn thận, đúng chính tả khi viết bài. II. Chuẩn bị : III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định: nề nếp. 2.Bài cũ: Gọi 2 em đọc lại bài miệng Kiểm tra vở của học sinh. 3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. HĐ1: Tìm hiểu đề. - Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đề. - Nhắc nhở học sinh khi làm bài tập làm văn : + Chú ý dùng từ sát hợp, câu văn gọn gàng, đọc và soát lỗi sau khi viết xong. HĐ2 : Thực hành làm bài viết. a) Nghe- viết : Chiều trên quê hương. b) Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. - Quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở học sinh thiếu tập trung. - Thu bài chấm, nhận xét. 4.Củng cố: - Thu bài, nhận xét tiết hoc.ï 5. Dặn dò: - Chuẩn bị KTĐK lần 1. Hát - Các em tự kiểm tra nhau. - Lắng nghe và nhắc lại. 1em thực hiện đọc đề, cả lớp lắng nghe. - Lắng nghe. Cả lớp làm bài. - Nộp bài. - Lắng nghe, chuyển tiết - Lắng nghe KĨ THUẬT THÊU LƯỚT VẶN HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU : Học sinh thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn. Vận dụng kĩ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản. Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy học : - Chuẩn bị mẫu thêu thêu hình hàng rào đơn giản được thêu bằng len có kích thước 50 cm x 50 cm với mũi thêu dài 1.5 cm. -Học sinh chuẩn bị : vải, kim chỉ thêu, khung thêu, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: hát. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị và kết quả thực hành tiết 1 của học sinh. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. HĐ3 : Thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản. - GV nhận xét tổ chức cho học sinh thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản. - Theo dõi, nhắc nhở HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - GV kiểm tra các sản phẩm. - Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm. - Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau. -GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí + Thêu được tối thiểu ba đường hàng rào. + Các mũi thêu thẳng theo đường kẻ, ít bị dúm. + Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm. + Thêu đúng kĩ thuật : Các mũi thêu gối đều lên nhau giống như đường vặn thừng. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định - HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học , cho HS xem những sản phẩm đẹp. 5.Dặn dò:Về nhà thực hành và chuẩn bị bài tiếp theo - Lắng nghe và nhắc lại . - Thực hiện kiểm tra theo bàn , báo cáo. - Nhắc lại cách thực hiện thêu. -Từng cá nhân thực hành trên vải. - Cả lớp thực hiện. - Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành. - Theo dõi,lắng nghe. - Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra. -HS tự đánh giá sản phẩm của mình -Lắng nghe – Quan sát. - Nghe và ghi bài. TOÁN TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu : - HS nắm được tính chất giao hoán của phép nhân. - Rèn kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính. - Giáo dục các em tính cẩn thận, trình bày sạch đẹp. II. Chuẩn bị : -Sách giáo khoa, vở. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định : nề nếp 2.Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 12 345 x 2 36 549 x 3 212 125 x 3 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề. HĐ1: Tìm hiểu bài. a) Tính và so sánh giá trị của biểu thức: 5 x7 và 7x5 - Yêu cầu học sinh so sánh hai biểu thức này với nhau. * GV chốt : Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. b).Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: - Yêu cầu học sinh thực hiện tính giá trị của các biểu thức axb và bxa để điền vào bảng. a b ax b b x a 4 8 4x8=32 8x4=32 6 7 6x7=42 7x6=42 5 4 5x4=20 4x5=20 H. Hãy so sánh giá trị của biểu thức axb với giá trị của biểu thức bxa khi a=4và b=8? H: Vậy giá trị của biểu thức axb luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức bxa ? a x b = b x a H: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích của chúng như thế nào?( tích không thay đổi). Ghi nhớ :Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. HĐ2: Luyện tập. - Giao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập 1, 2, 3 và 4. - Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài. - Sửa bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài theo đáp án gợi ý sau: Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống : 4 x 6 = 6 x 4 3 x 5 = 5 x 3 207 x7=7 x207 2138 x 9 = 9 x 2138 Bài 2 : Tính 1357 40263 23109 x 5 x 7 x 8 6785 281841 184872 Bài 3: Tính hai biểu thức có giá trị bằng nhau: 4x2145=(2100+45) x4 3964x6=(4+2)x(3000+964) 10287 x5 = ( 3+2) x 10287 Bài 4 : a x 1= 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 - Yêu cầu HS sửa bài nếu sai. 4.Củng cố : - Gọi 1 em nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : - Về xem lại bài, làm bài VBT và chuẩn bị ” Tính chất kết hợp của phép nhân”. Hát - 2 Học sinh lên bảng. - Cá nhân nhắc đề. - Thực hiện: 5x7=35 7x5=35 => 5x7=7x5 - Cá nhân nhắc lại - 3 học sinh lên bảng thực hiện, mỗi học sinh thực hiện tính ở một dòng, cả lớp thực hiện vào nháp. - Giá trị của biểu thức axb và bxa đều bằng 32. - giá trị của biểu thức axb luôn bằng giá trị của biểu thức bxa. -Cá nhân trả lời. -2-3 học sinh nhắc lại. - Đọc đề, suy nghĩ rồi làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng làm. Lớp theo dõi, nhận xét. -Lớp làm bài vào vở. -Đổi chéo sửa đúng sai. - Thực hiện sửa bài. - 1 em nhắc lại. - Lắng nghe, ghi nhận. - Theo dõi, ghi bài về nhà. CHÍNH TẢ ÔN TẬP (Tiết 8) I/ Mục đích yêu cầu: Kiểm tra chính tả (nghe – viết) Kiểm tra tập làm văn . Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, diễn đạt cho học sinh. Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở. II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Ổn định: 2.Bài cũ: 3 Học sinh lên bảng viết : thợ rèn, quệt ngang, nhọ mũi. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Kiểm tra chính tả (nghe viết) Bài viết: Chiều trên quê hương - GV đọc mẫu bài viết. - GV đọc từng câu cho HS viết bài, soát lỗi. Hoạt động 2: Tập làm văn + Cho HS viết 1 bức thư ngắn hoặc 1 đoạn văn kể chuyện (khoảng 10 câu) có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học. Chú ý: Các điểm kiểm tra đọc thành tiếng, học thuộc lòng, đọc hiểu và luyện từ – câu, chính tả và tập làm văn được tính theo qui định của BGD & ĐT. 4.Củng cố: -Giáo viên thu bài chấm, nhận xét. -Giáo viên nhận xét giờ. 5.Dặn dò: về nhà ôn lại bài, chuẩn bị thi giữa kì I. - Học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS viết bài theo yêu cầu của GV. - HS làm bài viết. -Học sinh nộp bài. -Lắng nghe. SINH HOẠT TUẦN 10 I Mục tiêu Học sinh tổng kết tuần Nêu phương hướng tuần 11 Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt. Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung. Các thành viên có ý kiến. Giáo viên tổng kết chung Hạnh kiểm : - Duy trì tốt mọi nề nếp. - Trong lớp không còn trường hợp nói tục. -Học sinh lễ phép ngoan ngoãn đoàn kết. -Vệ sinh trường lớp, cá nhân khá tốt. Học tập : - Thực hiện tốt việc ôn bài đầu giờ. - Thi đua học tập tốt giành nhiều hoa điểm 10. - Học tập chăm chỉ , có ý thức tự giác. Hoạt động khác : - Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc. - Trực cờ đỏ và sinh hoạt Sao đúng lịch. - Thực hiện tốt an toàn giao thông . -Tiếp tục tập văn nghệ để thi vào ngày 16/11. II. Nêu phương hướng tuần 11 : . -Học sinh tích cực ôn thi để kì thi đạt kết quả cao. -Thi đua đạt nhiều hoa điểm 10 -Dặn dò học sinh về nhà ôn lại bài để kì thi giữa kì I đạt kết quả. .
Tài liệu đính kèm: