Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 - GV: Vũ Bá Kết

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 - GV: Vũ Bá Kết

Tuần 1

Tiết thứ: 1

ÔN TẬP:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

Giúp hs:

 * Kiến thức:

 - C ủng cố và nâng cao kiến thức về kiểu bài văn về tư tưởng đạo lí.

 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với 1 tư tưởng, đạo lí.

* Kĩ năng: Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.

* Thái độ: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

II. CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên: Soạn giáo án.

 - Học sinh: Soạn bài.

 

doc 48 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 - GV: Vũ Bá Kết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết thứ: 1 
Ngày soạn: 22/8/2010 
ÔN TẬP:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
Giúp hs: 
 * Kiến thức:
 - C ủng cố và nâng cao kiến thức về kiểu bài văn về tư tưởng đạo lí. 
 - Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí. Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với 1 tư tưởng, đạo lí.
* Kĩ năng: Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
* Thái độ: Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. 
II. CHUẨN BỊ.
 - Giáo viên: Soạn giáo án.
 - Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu vấn đề, tạo tâm thế:
b. Triển khai nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Vấn đề mà cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?
HS trả lời, GV chốt lại
Hs trình bày, nhận xét
Gv chốt lại
 Luyện tập. 
Câu 1: 
Vấn đề mà Nê-ru cố thủ tướng Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:
- Văn hoá con người. 
- Tác giả sử dụng các thao tác lập luận. 
+ Giải thích + chứng minh.
+ Phân tích + bình luận. 
+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).
+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận. 
+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh. 
Câu 2: - Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:
 Hiểu câu nói ấy như thế nào?
 Giải thích khái niệm:
- Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào?
- Suy nghĩ. 
+ Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẩng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người. 
+ Khẳng định: đúng. 
+ Mở rộng bàn bạc. 
* Làm thế nào để sống có lí tưởng?
* Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?
* Lí tưởng cuả thanh niên ta hiện nay là gì?
- Ý nghĩa của lời Nê-ru.
* Đối với thanh niên ngày nay?
* Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?
* Tham khảo: Lòng khoan dung
 Một trong nhửng phẩm chất quí báo của dân tộc ta, đó là lòng khoan dung. Vậy khoan dung là gì?
Khoan dung là sự rộng lượng,tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi. Khoan dung bắt đầu từ niềm tin vào con người và hướng đến những điều tốt đẹp. Khoan dung xuất phát từ trái tim yêu thương, không thể có một lòng khoan dung nếu bên cạnh nó thiếu sự cảm thông và suy nghĩ thấu tình đạt lí. Biểu hiện của lòng khoan dung là biết cảm thông với người khác ; biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. Ông bà ta đã dạy “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại” nghĩa là ta phải biết mở lòng ra với những người biết nhận lỗi. Một thầy giáo bị học trò tạt axit khiến thầy bị phỏng nặng, khi ngày đêm vết thương hành hạ, thầy vẫn lên tiếng xin cho học trò cũ : “Hãy cho cậu ấy một cơ hội nếu cậu ấy biết ăn năn”. Thầy tin rằng sự khoan dung sẽ cảm hóa được cậu học trò. Khi biết tha thứ ta sẽ nhận được sự thanh thản, nhẹ nhỏm với tâm hồn. 
Trái ngược với khoan dung là ích kỉ, hẹp hòi, không mở rộng tấm lòng với những người, những việc đáng được tha thứ. Tuy nhiên, nếu khoan dung mà bao che, tha thứ cho những việc làm xấu, ảnh hưởng đến tập thể, đến xã hội thì đó lại là điều đáng trách, đáng bị lên án.
Nói tóm lại, khoan dung là một phẩm chất tốt, nó giúp con người cùng chung sống chan hòa, hạnh phúc, thế giới hòa bình, bền vững. Đối với Hs, lòng khoan dung là phẩm chất cần tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.
4.Củng cố, dặn dò:
Ôn tập tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 
====***====
Tuần 2
Tiết thứ: 2
Ngày soạn: 30/8/2010 
ÔN TẬP: TÁC GIẢ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
Giúp học sinh:
* Kiến thức:
 - Khắc sâu hơn quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
* Kĩ năng:
 - Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá, phân tích những quan điểm và phong cách nghệ thuật của 1 nhà văn.
* Thái độ:Tự hào và kính yêu lãnh tụ, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ. 
 - Giáo viên: Soạn giáo án. 
 - Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu vấn đề, tạo tâm thế:
b. Triển khai nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung	
- Trình bày quá trình hoạt động Cm của NAQ-HCM?
- Giáo viên giới thiệu thêm:
- Năm 1945 cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền Người độc tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- Người được bầu làm chủ tịch nước trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, tiếp tục giữ chức vụ đó cho đến ngày mất 2/9/1969.
- Phân tích quan điểm sáng tác văn học của Bác?
Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Bác nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng văn chương như một phương tiện có hiệu quả Sự nghiệp văn chương của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực
- Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Bác?
- Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận?
- Nêu những hiểu biết của em về thể loại truyện và ký của Bác?
 - Giáo viên giới thiệu thêm về tập "Nhật kí trong tù":
Bác làm chủ yếu trong thời gian bốn tháng đầu Tập nhật kí bằng thơ ghi lại một cách chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc. 
- Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất. 
"Thơ Bác đã giành cho thiên nhiên một địa vị danh dự "(Đặng Thai Mai).
Câu 1: Qúa trình hoạt động cách mạng.
- Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước. 
- Năm 1930: Bác đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam).
- Năm 1941: Người về về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
- Năm 1945 Người lãnh đạo Đảng CSVN và nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền và đọc TNĐL – khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà.
- Từ 1945 đến 1969 Người là Chủ tịch nước VNDCCH..
- Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Bác là tìm ra đường cứu nước giải phóng dân tộc. 
Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học:
- Văn học là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh Cách mạng.
 - Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc 
 + Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
* Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra câu hỏi:
- Viết cho ai (đối tượng sáng tác).
- Viết để làm gì (mục đích sáng tác).
- Viết về cái gì (nội dung sáng tác).
- Viết như thế nào? (phương pháp sáng tác).
=> Nhờ có hệ thống quan điểm trên đây, tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động, đa dạng. 
Câu 3: Sự nghiệp văn học:
a. Văn chính luận:
- Tuyên ngôn độc lập:
Một áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng, giàu tính biểu cảm ở thời điểm gay go, quyết liệt của cuộc dân tộc.
- "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; "Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước". Đó là lời hịch truyền đi vang vọng khắp non sông làm rung động trái tim người Việt Nam yêu nước. 
b. Truyện và kí. 
- Đây là những truyện Bác viết trong thời gian Bác họat động ở Pháp: Pa ri (1922), Lời than vãn của Bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1920), Vi Hành (1923), Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu (1925).
- Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng. 
- Ngoài tập truyện và kí, Bác còn viết: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (1930).
c. Thơ ca:
- Nhật kí trong tù (1942-1943) bao gồm 134 bài tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. 
- Nghệ thuật thơ "Nhật kí trong tù" là sự kết giữa bút pháp cổ điển với hiện đại, giữa trong sáng giản dị và thâm trầm sâu sắc 
- Tập "Thơ Hồ Chí Minh" bao gồm những bài thơ Bác viết trước năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. 
Câu 4: Phong cách nghệ thuật:
- Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất. 
+ Văn chính luận:
- Lập luận chặt chẽ. 
- Tư duy sắc sảo. 
- Giàu tính luận chiến. 
- Giàu cảm xúc hình ảnh.
- Giọng văn đa dạng khi hùng hồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí 
+ Truyện và kí:
- Kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại (tạo ra mâu thuẫn làm bật tiếng cười châm biếm, tính chiến đấu mạnh mẽ).
+ Thơ ca: Phong cách thơ ca chia làm hai loại:
* Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền:
- Được viết như bài ca (diễn ca dễ thuộc, dễ nhớ)
- Giàu hình ảnh mang tính dân gian. 
* Thơ nghệ thuật:
- Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. 
+ Cách viết ngắn gọn. 
+ Rất trong sáng, giản dị. 
+ Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật nhằm làm rõ chủ đề. 
4. Củng cố, dặn dò:
	- Đọc lại các tác phẩm của Bác trong Ngữ Văn 11
	- Chuẩn bị: Tuyên ngôn độc lập
=====***====
TUẦN 3
Tiết : 3 
Ngày soạn: 05/9/2010
ÔN TẬP: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
 (Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 	 Giúp học sinh:
* Kiến thức:
- Phân tích, đánh giá bản tuyên ngôn như một áng văn chính luận mẫu mực, thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của tác phẩm.
* Kĩ năng: 
- Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tân hồn tgiả qua bản “TNĐL” 
- Làm lập dàn ý bài văn nghị luận
* Thái độ: Giáo dục các em về lòng tự hào dân tộc, ý thức phấn đấu và bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Giáo viên:	Soạn giáo án. 
 - Học sinh	: 	Soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét cơ bản về sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh?
3. Nội dung bài mới: 
a. Giới thiệu vấn đề, tạo tâm thế:
b. Triển khai nội dung bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Học sinh tự do thảo luận và lập dàn ý và trình bày trên bảng.
- HS nhận xét. GV chốt lại
? Bác đã viết gì trong phần mở đầu? Tại sao Bác lại trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ?
? Trên thực tế Bác đã đưa ra những luận chứng nào để bác bỏ những luận điệu của TDP?
? Bác đã tố cáo những tội ác gì của giặc Pháp? 
? Lập trường chính nghĩa của dtộc ta được thể hiện ntn?
I. Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nền độc lập của dân tộc qua bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Hoàn cảnh ra đời.
 Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. 
Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc.
 Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" 
- Giá trị của bản tuyên ngôn
Giá trị l/sử: - Là một một văn kiện l/sử to lớn tuyên bố chấm dứt chế độ TD - PK ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của dtộc.
Giá trị văn học: Là một tác phẩm văn học có giá trị - áng văn chính luận xuất sắc, lời lẽ ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hung hồn, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
2.  ... hư tấm lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”
“Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững”
 “Với những điểm cao đột ngột: Vọng Cảnh, Tam thai
+ “Dòng sông trắng, lá cây xanh” (Chơi xuân - Tản Đà) -> Thơ mộng.
+ “Như kiếm dựng trời xanh” (Trường giang như kiếm – Cao Bá Quát) -> Hùng vĩ.
+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy-Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thu Bồn) -> Duyên dáng.
HPNT có vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lí, văn học với văn phong tao nhã, tinh tế và tài hoa.
Câu 1: Nêu những nét chính về tác giả?
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đâú tranh chống M ĩ- Nguỵ ở Thừa Thiên Huế.
- Quê gốc: làng Bích Khê, xã Triệu Phong, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Sinh năm: 1937 tại TP Huế.
- Tốt nghiệp: ĐHSP Sài Gòn.
- Từ 1960 ->1966: Dạy học ở trường quốc học Huế.
- Từ 1963: Tham gia phong trào CM.
- Giữ nhiều trọng trách: Tổng thư kí liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ hoà bình thành phố Huế; Tổng thư kí hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, UV BCH CM tỉnh Quảng Trị; chủ tịch hội VHNT Bình Trị Thiên.
1990: Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Cửa Việt
- Nhà văn chuyên viết về bút ký với đề tài khá rộng lớn. 
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
1. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Dẫn luận đề.
2. Thân bài:
a. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên.
Không gian cảnh sắc:
* Sông Hương ở vùng thượng lưu: Hoang dại: như một bản trường ca của rừng già rầm rộ, mãnh liệy qua ghềng thác, cuộn xoáy.
=> Bản trường ca với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội.
- Dịu dàng: với màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
=> SH “như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại” với “bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”.
=> Vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.
* Sông Hương chảy qua vùng đồng bằng và ngoại thành.
- Tính cách: Có sự thay đổi “sức mạnh bản năng đã được chế ngự, sông Hương trở thành người mẹ phù xa của một vùng xứ sở”, mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
- Vẻ đẹp:
 + Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng:
+ Vẻ đẹp có đường nét, hình khối:
 + Vẻ đẹp đa màu, biến ảo, phản quang màu sắc của nền trời Tây Nam thành phố: “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
+ Vẻ đẹp trầm mặc: khi chạy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn.
=> Vẻ đẹp phong phú, không muốn lặp lại mình.
- Nghệ thuật:
 + Nhân hoá, sử dụng động từ diễn tả dòng chảy sống động qua những địa danh
+ Bút pháp kể, tả nhuần nhuyễn
=> Nét lịch lãm, tài hoa trong ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Sông Hương khi đi qua thành phố
- Nghệ thuật: Nhân hoá, so sánh, liên tưởng-> Sông Hương và xứ Huế như người tình.
- Vẻ đẹp: 
+ Hình ảnh chiếc cầu bắc qua sông Hương: 
+ Vẻ đẹp dịu dàng, tình tứ: những đường cong làm cho dòng sông như mềm mại hẳn đi như tiếng “vâng” không nói của tình yêu.
+ Điệu chảy lững lờ - điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.
+ Vẻ đẹp thuỷ chung: như không muốn xa thành phố Huế “như sực nhớ lại”
=> SH mang vẻ đẹp sống động, có hồn như một con người.
b. Vẻ đẹp của sông Hương được khám phá dười góc nhìn văn hoá:
- Có 1 dòng thi ca về SH và dòng sông thơ ấy cũng không lặp lại mình.
- Sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển Huế: “Toàn bộ nhạc cổ điển Huế được hình thành trên mặt nước sông này”.
- Gợi liên tưởng đến Nguyễn Du và Truyện Kiều: “N.Du đã bao năm”
=> SH gợi nhiều cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn.
c. Vẻ đẹp của SH gắn liền với những sự kiện lịch sử:
- Trong “Dư địa chí” – N.Trãi: “Linh giang”.
- Dòng sông là điểm tựa bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.
- TK XVIII nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân gắn liền với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của TK XIX”.
- Nó đi vào thời đại CMT8/1945 bằng những chiến công.
- Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công
=> SH vừa mang vẻ đẹp trữ tình vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ.
- Tên gọi sông Hương: Gắn với huyền thoại -> mang màu sắc lãng mạn, vừa gợi sự biết ơn dối với những người đã khai phá những miền đất lạ đọng lại dư vị bâng khuâng trong lòng người đọc. 
+ Câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: Gợi lên vẻ đẹp của dòng sông; Lòng biết ơn đối với những người đã khám phá miền đất này; Tình cảm yêu mến vô tận.
3. Kết bài: Khái quát về:
- Nội dung: 
+ Vẻ đẹp của sông Hương và thành phố Huế.
+ Tình yêu tha thiết đ/với quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật:
+ Liên tưởng phong phú.
+ Ngôn ngữ: giàu hình ảnh.
+ Có sự hài hoà giữa kể và tả.
 4. Củng cố, dặn dò:
 	- Làm dàn ý thành văn bản.
	- Chuẩn bị: Ôn tập 
=====***=====
Tuần: 18
Tiết thứ: 18
Ngày soạn: 13/12/2010
ÔN TẬP CUỐI KÌ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh củng cố và nâng cao:
 * Kiến thức:
 - Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 12, trập một. Vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
+ Phong cách và quan điểm nghệ thuật của các tác gải văn học đã học.
+ Nội dung cơ bản, đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm đã học.
+ Kiến thức về lí luận văn học ở 2 phạm trù thể loại và phong cách văn học.
 * Kĩ năng:
 - Trau dồi kĩ năng đọc - hiểu và viết văn nghị luận.
 - Vận dụng kiến thức đã học vào hiểu các khái niệm lí luận. Hệ thống hoá kiến thức theo nhóm.
 * Thái độ: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội và sử dụng tri thức.
II. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: - Soạn giáo án
	 - Phương pháp: phát vấn, thảo luận, nêu vấn đề
 * Học sinh:	 - Chuẩn bị bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại tên tác phẩm và tác giả đã học từ đầu năm đến nay?
	3. Nội dung bài mới:
a. Giới thiệu vấn đề, tạo tâm thế:
b. Triển khai nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
 PP/KTDH: động não, trình bày 1 phút.
- GV nhận xét, kết luận
Câu 1: Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của HCM 
- HCM xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp CM 
- HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức: Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ .
- Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Trong sáng ,hấp dẫn, ca ngợi cái tốt,phê phán cái xấu, thể hiện tinh thần dân tộc, nhân dân.
Câu 2: Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của HCM 
Phong cách nghệ thuật của HCM phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, rtư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại:
Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
Truyện – kí: Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
Thơ ca: Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ CM.
Câu 3 : Hoàn cảnh sáng tác TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HCM.
- Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “ TNĐL”.
- Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc TNĐL trước hàng chục vạn đồng bào.
- TNĐL đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ PKTD ở nước ta. Tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
- TNĐL còn đập tan âm mưu xảo trá của Mĩ - Pháp – Anh với chiêu bài tái chiếâm Đông Dương ở miền Nam, và âm mưu xâm lược của quận đội quốc dân đảng ở miền Bắc nước ta. 
è Mục đích sáng tác TNĐL:
- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN.
- Bác bỏ luận điệu xảo trá của TDP trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc VN. 
Câu 4: Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị: Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .
- Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn: Từ cuối tập Việt Bắc về sau. cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp, cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại, cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.
- Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết của quê hương xứ Huế: Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật, giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.
- Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc: phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc VN trong thời đại CM, đưa tư tưởng tình cảm CM hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc. Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát, thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của TV. 
Câu 5: 
Tố Hữu có những tập thơ tiêu biểu nào gắn liền với những chặng đường cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ( 1930 – 1975 ). Trình bày ngắn gọn nội dung những tập thơ đó. 
 Mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc ta (1930 - 1975) đều được Tố Hữu phản ánh rõ trong thơ :
Giai đoạn 1930 – 1945: Đảng cộng sản VN ra đời lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ông viết tập TỪ ẤY với 3 phần: Máu lửa ,Xiềng xích, Giải phóng. “Từ Aáy là tiếng reo vui hân hoan, nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khao khát lẽ sống đã bắt gặp lí tưởng và quyết tâm dâng hiến cuộc đời mình cho lí tưởng ấy.
* Giai đoạn 1946 -1954: Kháng chiến chống Pháp, ông viết VIỆT BẮC ca ngợi kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian khổ, anh dũng trưởng thành của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi.
* Giai đoạn 1955 – 1975: Vừa chống Mỹ, vừa xây dựng tổ quốc XHCN, ông cho ra đời 3 tập thơ:
+ Gió Lộng: Tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN, tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam. + Ra Trận: Tiếng kêu gọi hào hùng và tha thiết ca ngợi cuộc sống chiến đấu ở hai miền Nam – Bắc.
+ Máu và hoa: Tiếp tục ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ, khẳng định ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu này, khẳng định phẩm chất con người VN trước lịch sử. Tập thơ còn là khúc khải hoàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Câu 6: Những điểm đáng lưu ý trong hoàn cảnh sáng tác bài “ TÂY TIẾN” giúp người đọc hiểu thêm tác phẩm này?
- Phần đông chiến sĩ TâyTiến (trong đó có Quang Dũng) vốn là sinh viên học sinh Hà Nội .
- Đây là đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rộng lớn và hiểm trở ( miền Tây Bắc bộ VN – vùng thượng Lào). Sinh hoạt của chiến sĩ TT vô cùng thiếu thốn, gian khổ, đặc biệt là sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu .
- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó rồi chuyển sang đơn vị khác.
- Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết bài thơ “Tây Tiến” năm 1948 .
 4. Củng cố, dặn dò:
 	- Làm các bài tập tái hiện kiến thức còn lại trong Ngữ văn tập I
	- Chuẩn bị: 
=====***=====

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon 12 Ki I.doc