Giáo án Tự chọn Ngữ văn 12

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 12

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX.

- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ sau 1975

2. Kỹ năng:

Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học nước nhà

B. Chuẩn bị :

1. Giáo viên : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn.

2. Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi

C. Tiến trình giờ dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (Không có).

 

doc 13 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2350Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 - 4: Chủ đề 1: 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Ngày soạn: 1/8/2011
Ngày day:
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nắm được những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. 
- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ sau 1975
2. Kỹ năng: 
Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học nước nhà
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn. 
2. Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi
C. Tiến trình giờ dạy: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không có). 
3. Bài mới: 
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gv hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức theo hệ thống câu hỏi.
Câu 1: Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử XH văn hoá của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
Câu 2: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
Câu 3:Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975?
I – KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8/1945 ĐẾN 1975:
* Hoàn cảnh lịch sử XH văn hoá
- Nền văn học của chế độ mới, vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chính đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới:nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao (Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ)
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước.
1. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
a. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 -1954):
- Chủ đề bao trùm nền văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến
( “Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt” - Tố Hữu ; “Hội nghị non sông”, “Ngọn quốc kì” - Xuân Diệu) 
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm lạc quan cách mạng; tình yêu quê hương đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện, kí: “Đôi mắt” (Nam Cao), “Xung kích” (Nguyễn Đình Thi), “Truyện Tây Bắc” (Tô Hoài).
+ Thơ: “Cảnh khuya”, “Cảnh rừng Việt Bắc” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến »(Quang Dũng), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Việt Bắc” (Tố Hữu).
+ Kịch: “Bắc Sơn”, “Những người ở lại” (Nguyễn Huy Tưởng), “Chị Hòa” (Học Phi).
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học đạt được một số thành tựu (“ Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”- Trường Chinh, “Nhận đường” – Nguyễn Đình Thi)
b. Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH(1955-1964):
- Văn học tập trung thể hiện :
+Hình ảnh con người lao động
+Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
+Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt
- Văn xuôi với nhiều đề tài, bao quát được nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Kháng chiến chống Pháp: “Đất nước đứng lên”(Nguyên Ngọc), “Trước giờ nổ súng”(Lê Khâm).
+ Cuộc sống trước cách mạng tháng Tám 1945: “Vợ nhặt” (Kim Lân), “Cửa biển”(Nguyên Hồng).
+ Xây dựng cuộc sống mới: Tuỳ bút “Sông Đà” (Nguyễn Tuân), “Mùa lạc”(Nguyễn Khải).
- Thơ phát triển mạnh với cảm hứng đẹp đẽ về CNXH, nỗi nhớ miền Nam: các tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu), “Trời mỗi ngày lại sáng” (Huy Cận),	 “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên).
- Kịch: “Một đảng viên” (Học Phi), “Ngọn lửa” (Nguyễn Vũ), “Nổi gió” (Đào Hồng Cẩm)
c. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975):
- Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
 + Văn xuôi :“Những đứa con trong gia đình”(Nguyễn Thi), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu), “ Hòn Đất”(Anh Đức), “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)
+ Thơ : “Ra trận”, “Máu và Hoa”( Tố Hữu), “Hoa ngày thường, chim báo bão” (Chế Lan Viên), “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm), “Gió Lào cát trắng” (Xuân Quỳnh).
+ Kịch : “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm)
+ Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học có giá trị của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu
- Văn học ở đô thị miềm Nam thể hiện khát vọng tự do và phê phán những mặt trái của xã hội, là tiếng nói đáng trân trọng (Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Vũ Bằng)
2.Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
- Văn học phục vụ kháng chiến .
- Hiện thực cách mạng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945-1975.
 b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
- Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân
- Văn học1945-1975 quan tâm tới đời sống, vẻ đẹp tâm hồn (khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng) của nhân dân lao động.
- Nội dung và hình thức tác phẩm bình dị, trong sáng, dễ hiểuphù hợp với đại chúng nhân dân.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: 
 - Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM 
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, 
+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX?
Câu 2: Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX?
II/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1975 ĐẾN HẾT TK XX.
1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá 
- Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước bước sang thời kì độc lập tự do và thống nhất đất nước.Tuy nhiên, do hậu quả của chiến tranh, đất nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế.
- Từ năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới.
=> Văn học phải đổi mới phù hợp với sự phát triển của đất nước.
2.Những chuyển biến và một số thành quả bước đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX:
- Giai đọan đầu (1975-1985) – chặng đường văn học chuyển tiếp, tìm kiếm con đường đổi mới với thơ của Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy,;Trường ca “Những người đi tới biển” (Thanh Thảo), “Đường tới thành phố” (Hữu Thỉnh) ; Văn xuôi khởi sắc với các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh,Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn,Lê Lựu
- Từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện ở các thể lọai:
+ Phóng sự điều tra của Phùng gia Lộc, Trần Huy Quang;
+ Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau” - Nguyễn Minh Châu; “Tướng về hưu” - Nguyễn Huy Thiệp;
+ Tiểu thuyết: “Mảnh đất lắm người nhiều ma”- Nguyễn Khắc Trường; “Nỗi buồn chiến tranh”- Bảo Ninh
+ Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường; “Cát bụi chân ai” - Tô Hoài
+ Kịch: “Nhân danh công lí” - Doãn Hoàng Giang; “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - Lưu Quang Vũ
+ Một số sáng tác có giá trị của các tác giả người Việt sống ở nước ngoài
4. Củng cố, dặn dò: 
- Suy nghĩ của anh chị về những thành tựu và những đặc điểm của văn học Việt Nam từ CMT8 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Soạn bài làm văn: Nghị luận văn học
RÚT KINH NGHIỆM
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Tiết 5: Chủ đề 2
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Ngày soạn: 5/8/2011
Ngày dạy:
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Củng cố lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý và hành cho bài văn nghị luận văn học.
	2. Kĩ năng:
- Thực hành phân tích một số đề bài thuộc hai loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.
	- Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm viết bài văn nghị luận. 
 3. Thái độ: bồi dưỡng lòng ham học với mon văn
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, thiết kế bài soạn. 
2. Học sinh : SGK, vở soạn, vở ghi
C. Tiến trình giờ dạy: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Tg
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh nhắc lại lý thuyết cơ bản nhất. 
- Yêu cầu HS lập dàn ý đề : Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến”-Quang Dũng :
“Sông Mã .
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Đề: Phân tích đoạn thơ
“Ta về mình có nhớ ta
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” - - Yêu cầu HS lập dàn ý
I. CỦNG CỐ LÝ THUYẾT:
1. Các dạng đề văn nghị luận:
NGHỊ LUẬN
NGHỊ LUẬN
 XÃ HỘI
NGHỊ LUẬN 
VĂN HỌC
MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN THƠ, ĐOẠN TRÍCH
MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
2. Phân tích đề:
- Nội dung trong tâm
-Thao tác chính
- phạm vi tư liệu
3. Lập dàn ý
- Triển khai nội dung trọng tâm thành hệ thống luận điểm , luận cứ và sắp xếp chúng theo một trật tự hợp lí.
-Bố cục: 
+Mở bài:
+Thân bài:
+Kết luận:
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
I .Mở bài:Giới thiệu về QD, hoàn cảnh ra đời bài “TT”, nội dung đoạn trích
II.Thân bài:
1. Mở đầu cho kỷ niệm-“Sông Mã , Tây tiến ơi!’nhớ chơi vơi” , câu cảm thán , từ láy, vần ơi, -> nỗi nhớ mơ hồ , lơ lững ,mênh mang nhưng rất lắng , rất tha thiết , rất sâu
2. Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ , dữ dội 
-Những địa danh gợi sự xa xôi , bí hiểm , hẻo lánh “Những tên làng, tên núi tên sông
Những cái tên đọc lên nghe muốn khóc”
-Những làn sương chiều dày đặc,che lấp đoàn quân; khói đá phủ cheà thời tiết khắc nghiệt
-Đèo cao, vực sâu ,núi thẳm là những ấn tượng khó quên :Từ láy ,nhân hóa , đối lập gợi sự hiểm trở , cheo leo
-Tây Bắc còn là nơi rừng thiêng nước độc với bao thác dữ , thú dữ luôn đe dọa ,rình rập suốt cả ngày đêm
- Câu cuối toàn thanh bằng:đến đỉnh dốc , nghỉ ngơi, nhìn về phía chân trời xa xa, một bản làng hiện ra trong màn mưa, mua dăng khắp lối, PhaLuông như chìm trong đại dương mưa.
3. Hình ảnh những chàng trai Tây Tiến-Cảm hứng thơ bỗng trầm xuống ,xót xa .
+Hình ảnh người lính hy sinh : không nói đến từ “chết “,thay vào đó la cách nói ước lệ “không bước nữa”, “gục”, “ bỏ quên đời”. “Gục” gợi sự hy sinh nhưng hy sinh trong tư thế chiến đấu : vẫn cầm súng
+tinh nghịch đầy chất lính :”súng ngửi trời”
à Thiên nhiên và người lính Tây Tiến được thể hiện bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn.Sự kết hợp các thanh B-T tạo nên tính n ... Lạc Long Quân
+Hiện tại:Người Việt Nam hôm nay không bao giờ quên cội nguồn dân tộc ,không quên ngày giỗ Tổ.Truyền thống đó truyền mãi đến hôm nay:”Những ai đã khuấtnhớ ngày giỗ Tổ”
4.Đánh giá :Đất nước được cảm nhận với sự thống nhất của ba phương diện : chiều sâu văn hóa , chiều rộng không gian , chiều dài thời gian
- Trình bày những kiến thức cơ bản?
Đề bài1: Trình bày những suy nghĩ của anh chị đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: " Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vàthay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn" 
* Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: 
“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.”
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. Lí thuyết
1. Đối tượng của một bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học lịch sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học
 2. Cách làm: Tùy từng đề để vận dụng thao tác một cách hợp lí nhưng thường tập trung vào: 
 + Giải thích
+ Chứng minh
+ Bình luận
II. Luyện tập
1. Tìm hiểu đề:
 a. Thể loại: Nghị luận (Giải thích, bình luận, chứng minh) một ý kiến bàn về một vấn đề văn học.
b.Nội dung:
+Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế: Thế giới dối trá và tàn ác
+Khẳng định giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học
c.Phạm vi tư liệu:
-Tác phẩm Thạch Lam
-Những tác phẩm văn học tiêu biểu khác.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam.
- Trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về chức năng của văn học.
b.Thân bài:
- Giải thích về ý nghĩa câu nói: Thạch Lam nêu lên chức năng to lớn và cao cả của văn học.
- Bình luận và chứng minh ý kiến:
+ Đó là một quan điểm rất đúng đắn về giá trị văn học: 
Trứơc CM Tháng Tám: quan điểm tiến bộ.
Ngày nay: vẫn còn nguyên giá trị.
+ Chọn và phân tích một số dẫn chứng (Truyện Kiều, Số đỏ, Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Nhật ký trong tù...) để chứng minh 2 nội dung:
Tác dụng cải tạo xã hội của văn học.
Tác dụng giáo dục con người.của văn học 
c: Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn và tiến bộ trong quan điểm sáng tác của Thạch Lam.
- Nêu tác dụng của ý kiến trên đối với người đọc:
+Hiểu và thẩm định đúng giá trị của tác phẩm văn học.
+Trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tác phẩm văn học tiến bộ của từng thời kỳ.
Gợi ý
1. Tìm hiểu đề: 
 * Thể loại: Nghị luận (giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học. 
 * b. Nội dung:
 - Tìm hiểu nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: chỉ hiểu trong phạm vi hẹp
+ Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách. 
+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
 - Tìm hiểu nghĩa của câu nói: 
Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.
 * Phạm vi tư liệu: Thực tế cuộc sống
2. Lập dàn ý: 
* Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
* Thân bài:
 - Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
 Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
 - Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề: 
+ Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
+ Ví dụ: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du:
 Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
 Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
 Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
- Bình luận và bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề: 
+ Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,. )
 + Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức). 
* Kết bài: Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
 - Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt
 - Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu
4. Củng cố, dặn dò: 
- Các bước làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, một ý kiến bàn về văn học.
- Sạon bài mới
RÚT KINH NGHIỆM
..
..
..
..
..
..
..
..
 .
 KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. DÀN Ý BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
1.Mở bài: 
- Giới thiệu chung
- Nêu tư tưởng,đạo lí cần nghị luận
2.Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí(Bằng cách giải thích các từ ngữ,các khái niệm..trong câu nói chứa đựng đạo lí tư tưởng)(Dùng thao tác lập luận:nêu câu hỏi –sau đó trả lời)
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh)
- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện chưa đúng,hoặc cách hiểu sai lệch có liên quan đến nội dung tư tưởng đạo lí(Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để bác bỏ)
- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và con người(Đặt biệt trong xã hội hiện nay)
3.Kết bài:
- Tóm lại tư tưởng đạo lí
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động của bản thân từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
*Lưu ý: 
- Bài văn không quá 400 từ
- Làm sao có luận cứ để viết bài văn ?
+Luận cứ là các lí lẽ(các câu nói khác có nội dung liên quan)
Ví dụ:
Luận cứ lí lẽ sử dụng đề 1: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” “Cái đẹp làm dẹp cái nết”
+ Hoặc luận cứ là những ví dụ-dẫn chứng tiêu biểu từ cuộc sống: (ví dụ:Tấm gương Nguyễn Hữu Ân, Con người Nguyễn Đình Chiểu,.)
I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO:
Đề 1: 
Ý kiến của anh chị về câu: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?(Tố Hữu)
Đề 2:
 	“Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian ,lời nói và cơ hội”.
Nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
Đề 3:
 	Phải chăng “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
Đề 4:
Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện đại,UNESCO đã nêu lên khẩu hiệu: “Học để biết, học để làm ,học để chung sống ,học để tự khẳng định mình”.
Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nội dung khẩu hiệu đó.
Đề 5: 
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động”. 
Anh,chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói đó.
Đề 6: 
“ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.
 (Nam Cao)
	 Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên
Đề 7: 
“ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ” (Euripides)
	Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
Đề 8: 
	 Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)	
Đề 9: 
 “LÝ t­ëng lµ ngän ®Ìn chØ ®­êng . kh«ng cã lÝ t­ëng th× kh«ng cã ph­¬ng h­íng kiªn ®Þnh, mµ kh«ng cã ph­¬ng h­íng th× kh«ng cã cuéc sèng » (LÐp-T«i-xt«i ).
 Anh (chÞ )hiÓu c©u nãi Êy thÕ nµo vµ cã suy nghÜ g× trong qu¸ tr×nh phÊn ®Êu tu d­ìng lÝ t­ëng cña m×nh. 
Đề 10: 
Gớt nhËn ®Þnh : Mét con ng­êi lµm sao cã thÓ nhËn thøc ®­îc chÝnh m×nh . §ã kh«ng ph¶i lµ viÖc cña t­ duy mµ lµ cña thùc tiÔn . H·y ra søc thùc hiÖn bæn phËn cña m×nh, lóc ®ã b¹n lËp tøc hiÓu ®­îc gi¸ trÞ cña chÝnh m×nh
Anh (chÞ) hiÓu như thế nào về câu nói trên? 
Đề 11: 
B¸c Hå d¹y: “Chóng ta ph¶i thùc hiÖn ®øc tÝnh trong s¹ch, chÊt ph¸c, h¨ng h¸i, cÇn kiÖm, xãa bá hÕt nh÷ng vÕt tÝch n« lÖ trong t­ t­ëng vµ hµnh ®éng” 
Anh (chÞ ) hiÓu vµ suy nghÜ g×?
Đề 12: 
“Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
 Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
Đề 13: 
“Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”
Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.
Đề 14:
Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học,có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên?
GỢI Ý:+Vào Đhọc, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ ,rất đáng mơ ước.
 +Tuy nhiên,không phải b ất kỳ ai sau khi học xong trung học cũng phải v ào ĐH.có nhiều lý do chủ quan v à khách quan khác nhau mà nhiều bạn HS đã không vào ĐH.
 +Những con đường tiến thân khác.
Đề 15:
 Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.
 Anh /Chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên trong một bài văn ngắn 
KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. DÀN Ý BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận
2.Thân bài
- Luận điểm 1:Nêu rõ hiện tượng đời sống sẽ nghị luận 
- Luận điểm 2:Phân tích các mặt đúng-sai,lợi hại của hiện tượng đời sống đang nghị luận (Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh mặt đúng,bác bỏ mặt sai)
- Luận điểm 3:Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên(Dùng luận cứ từ cuộc sống để chứng minh,hoăc bác bỏ)
- Luận điểm 4:Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận(đối với cuộc sống,con người-nhất là với giới trẻ hiện tại
3. Kết bài:
- Tóm lại hiện tượng đời sống đã nghị luận
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận(có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế hiện tượng tiêu cực,phát huy hiện tượng tích cực)
II. ĐỀ BÀI THAM KHẢO:
Đề 1: 
Anh,chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?
Đề 2: 
 “Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”.Từ thông điệp này và thực trạng môi trường hiện nay (đặc biệt ở khu vực nơi anh chị đang sống),hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Đề 3:
“Trong năm qua,mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV() Hãy đừng để một ai đó có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”(Cô-phi An-nan).
 Từ thông điệp này ,hãy trình bày những suy nghĩ của anh chị về vấn đề HIV-AIDS hiện nay.
Đề 4: 
Hãy trình bày quan điểm của mình về cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Đề 5: 
 Anh ( chÞ ) cã suy nghÜ vµ hµnh ®éng nh­ thÕ nµo tr­íc t×nh h×nh tai n¹n giao th«ng hiÖn nay. 
Đề 6:
Anh(chị) có suy nghĩ gì về tệ nạn nghiện ma tuý hiện nay?
Đề 7:
	M«i tr­êng sèng ®ang hñy ho¹i
Đề 8 
 Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON 12 CHUAN.doc