Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 22: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 3)

Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 22: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 3)

Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

 THỰC HÀNH SỬA LỖI .

Tiết : 3

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 - Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về câu để nói, viết đạt hiệu quả, đúng ngữ pháp.

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đặt câu, phân tích, nhận diện câu trong văn bản qua các bài tập thực hành.

 - Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.

B. CHUẨN BỊ :

 - Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.

 - Câu trong tiếng Việt

 - Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.

 - GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;

 trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1593Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 22: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22
Ngày soạn: 15/01/2010	Người soạn : Phan Nguyệt Hạnh
Bài soạn : 	 Ngày giảng:
Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
 THỰC HÀNH SỬA LỖI . 
Tiết : 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	- Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về câu để nói, viết đạt hiệu quả, đúng ngữ pháp.
	- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đặt câu, phân tích, nhận diện câu trong văn bản qua các bài tập thực hành.	
	- Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
B. CHUẨN BỊ :
	- Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.
	- Câu trong tiếng Việt
	- Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.
	- GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;
	trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
	(1’) 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	(5’) 2. Kiểm tra bài cũ: 
	a. Phân biệt ý nghĩa giữa các từ trong nhóm và minh hoạ bằng cách đặt câu với các từ đó:
	 Bất khuất, quật cường, hiên ngang.
	b. Tìm các kết hợp từ với các loại từ sau: sự, cuộc, việc, nỗi, niềm, cơn, giấc, trận...
à HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh.
 	3. Bài mới:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
7’
15’
10’
Hoạt động 1: Ôn luyện các tiêu chí phân loại câu.
? Câu trong tiếng Việt được phân loại dựa vào các tiêu chí nào?
- GV định hướng, hoàn chỉnh các ví dụ HS minh hoạ, phân tích.
Hoạt động 2: Ôn, luyện các thành phần câu.
? Nêu những thành phần chính của câu? Đặc điểm của chúng?
? Phân tích cấu trúc cú pháp các câu sau đây và xác định cấu tạo của CN trong câu:
- Em// phải về thôi.
- Hợp tác với các nước Asian// là quyền lợi của chúng ta.
- Con/ hư //là tại mẹ.
- Hoa dạ hương đơm bông, hoa mai hé nụ, hoa ngâu kết chùm// đang toả hương ngào ngạt.
- Anh và em// lên thành xưa.
? Phân tích cấu trúc cú pháp các câu sau đây và xác định cấu tạo của VN trong câu:
- Chim// hót. Mưa// rơi.
- Tình nghĩa đôi ta// có thế thôi.
- Ông ấy// tóc/ đã bạc
- Tre// giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...
? Nêu những thành phần phụ của câu? Đặc điểm của chúng?
à Tên gọi, tác dụng, ý nghĩa, cấu tạo, vị trí trong câu....
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV phát phiếu học tập/ bài tập cho các nhóm (bàn)
Hoạt động 1: Ôn luyện các tiêu chí phân loại câu.
- HS trả lời
- HS phân biệt, nêu khái niệm, cho ví dụ, phân tích cấu trúc cú pháp.
Hoạt động 2: Ôn, luyện các thành phần câu.
- HS trả lời: Chủ ngữ và Vị ngữ
- HS phân tích cấu trúc cú pháp. Xác định cấu tạo của Chủ ngữ trong câu.
+ 1 từ
+ 1 cụm từ
+ 1 cụm C/V
+ 1 thể ghép nhiều cụm C/V
+ 1 liên hợp
- HS phân tích cấu trúc cú pháp. Xác định cấu tạo của Chủ ngữ trong câu.
+ 1 từ
+ 1 cụm từ
+ 1 cụm C/V
+ 1 liên hợp
- HS trả lời
- Nêu ví dụ minh hoạ.
- HS chia nhóm theo đơn vị bàn.
- Thảo luận, hoàn chỉnh các bài tập.
1. Các tiêu chí phân loại câu: 
-> 2 tiêu chí
- Theo mục đích nói: 4 loại.
+ Câu tường thuật (kể)
+ Câu cầu khiến
+ Câu hỏi (nghi vấn)
+ Câu cảm thán
- Theo cấu tạo ngữ pháp:
+ Câu đơn (bình thường, đặc biệt)
+ Câu phức 
+ Câu ghép.
2. Các thành phần câu:
 2.1. Các thành phần chính:
 a/ Chủ ngữ: 
- Đứng đầu câu, nêu đối tượng của thông báo (Ai, cái gì, sự việc gì?)
- Cấu tạo: có thể là một từ, một cụm từ, một kết cấu C/V...
- Ví dụ:
b/ Vị ngữ: 
- Thường đứng sau chủ ngữ, nêu nội dung của thông báo (tính chất, thuộc tính, hoạt động của đối tượng được nêu ở CN)
- Cấu tạo: có thể là một từ, một cụm từ, một kết cấu C/V...
- Ví dụ:
2.2. Các thành phần phụ:
* Đề ngữ
*Trạngngữ (Các loại trạng ngữ)
à Phân biệt đề ngữ với trạng ngữ.
Đề ngữ
Trạng ngữ
Nhấn mạnh chủ đề nói đến trong câu
- Luôn đứng đầu câu, tách biệt với nòng cốt câu.
Bổ sung ý nghĩa
 tình huống cho câu
-Thườngđứngđầu câu,cóquan hệ
 với C/V...
* Liên ngữ (chuyển tiếp, nối kết)
* Giải ngữ (phụ chú)- (Cần phân biệt với chêm xen - Một bp tu từ)
- Hô ngữ
3. Luyện tập:
	* Bài tập: Phân tích cấu trúc cú pháp các câu sau đây và cho biết nó thuộc loại câu gì ?
	- Tôi // nghĩ rằng hôm nay/ là Chủ Nhật.
	- Năm cũ đã qua và năm mới lại đến.
	- Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa.
	- Người ta là hoa đất.
	- Bỗng xuất hiện một người lạ mặt. 
	- Cao cao bên cửa sổ, có hai người yêu nhau.
	- Ngày nó mới ra đi, tôi vừa tròn hai mươi tuổi.
	- Bạn Hùng (học sinh lớp 10A12) cưỡi xe đạp trong sân trường.
	- Tiếng Anh thì nó không biết một chữ.
	- Suy cho cùng, An vẫn là người tốt.
	- Đó là anh Sáu mà tôi nghĩ mãi không ra.
	(2’) 4. Củng cố - HDHS về nhà: 	
	- Ôn lại kiến thức về kĩ năng viết câu. 
	- Khi làm bài, nên viết câu ngắn, đầy đủ thành phần, liên kết chúng.
	- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
D. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM 
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10(2).doc