I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Biết được :
- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.
Hiểu được :
+ Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).
+ Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).
2. Kỹ năng:
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt.
- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học .
- Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch.
- Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng.
- Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
- Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất
4. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực đánh giá.
II. CHUẨN BỊ
- Hệ thống các câu hỏi và bài tập
Ngày soạn: Ký duyệt: TT Kiều Quốc Phương TIẾT 27: BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT (tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết được : - Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Hiểu được : + Tính khử của hợp chất sắt (II) : FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II). + Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III). 2. Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chất của sắt. - Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học . - Nhận biết được ion Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch. - Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng. - Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm. 3. Thái độ - Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập. - Có ý thức bảo vệ những đồ dùng bằng sắt và hợp kim của sắt làm sao để có kết quả tốt nhất 4. Về phát triển năng lực Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực đánh giá. II. CHUẨN BỊ Hệ thống các câu hỏi và bài tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn ðịnh lớp Bài cũ: (kết hợp bài giảng) Bài mới A: KIẾN THỨC CƠ BẢN I – HỢP CHẤT SẮT (II) Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử. Fe2+ → Fe3+ + 1e 1. Sắt (II) oxit a. Tính chất vật lí: (SGK) b. Tính chất hoá học 3FeO + 10H+ + → 3Fe3+ + NO + 5H2O c. Điều chế 2. Sắt (II) hiđroxit a. Tính chất vật lí : (SGK) b. Tính chất hoá học Thí nghiệm: Cho dung dịch FeCl2 + dung dịch NaOH FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2¯ + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 c. Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có không khí. 3. Muối sắt (II) a. Tính chất vật lí : Đa số các muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Thí dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O II – HỢP CHẤT SẮT (III) Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá. Fe3+ + 1e → Fe2+ Fe3+ + 2e → Fe 1. Sắt (III) oxit a. Tính chất vật lí: (SGK) b. Tính chất hoá học v Fe2O3 là oxit bazơ Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O v Tác dụng với CO, H2 c. Điều chế % Fe3O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang. 2. Sắt (III) hiđroxit v Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước, dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt (III). 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O v Điều chế: dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III). FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3¯ + 3NaCl 3. Muối sắt (III) v Đa số các muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước. Thí dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O v Muối sắt (III) có tính oxi hoá, dễ bị khử thành muối sắt (II) B . bµi tËp 1. BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH FexOy: -Xác định công thức FexOy: - Nếu =1 _ FexOy là: FeO - Nếu = _ FexOy là: Fe2O3 - Nếu = _ FexOy là: Fe3O4 - Có thể giải bằng cách xét 3 khả năng của FexOy là: FeO, Fe2O3, Fe3O4 rồi tìm khả năng phù hợp. - Nếu oxit sắt (FexOy) tác dụng với H2SO4 đặc, HNO3 đặc không giải phóng khí đó là Fe2O3. Câu 1: Để hòa tan 4 gam FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10%(D=1,05g/ml). Xác định công thức phân tử FexOy .A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Fe2O3 và FeO Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 1 khối lượng FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thụ hòan toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Xác định FexOy A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không xác định được Câu 3: Hòa tan 10gam hỗn hợp gồm Fe và FexOy bằng HCl được 1,12 lít H2(đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hết bằng HNO3 đặc nóng được 5,6 lít NO2(đktc). Tìm FexOy? A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Không xác định được Câu 4: Hòa tan oxit FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết dung dịch A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột đồng. FexOy là? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe3O4 đều được. Câu 5:A là hõn hợp đồng số mol gồm FeO; Fe2O3; Fe3O4. Chia A làm 2 phần bằng nhau: Hòa tan phần 1 bằng V(l) dung dịch HCl 2M (vừa đủ) Dẫn một luồng CO dư qua phần 2 nung nóng được 33,6gam sắt. Chỉ ra giá trị V? A. 1,2 lít B. 0,8 lít C. 0,75 lít D. 0,45 lít. Câu 6: Khử a gam một oxit sắt bằng cacbon õit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí CO2. Xác định công thức oxit sắt. A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được Câu 7: Cho một luồng khí CO đi qua 29gam một oxit sắt. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được một chất rắn có khối lượng 21 gam. Xác địh công thức oxit sắt. A. Không xác định được B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4 Câu 8: Dùng CO dư để khử hoàn tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit trên bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25gam muối khan. m có giá trị là bao nhiêu gam? Và công thức oxit (FexOy). A, 8gam; Fe2O3 B. 15,1gam, FeO C. 16gam; FeO D. 11,6gam; Fe3O4 Câu 9: Dùng CO dư để khử hòan tòan m gam bột sắt oxit(FexOy) dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì phản ứng vừa đủ thu được 9,85gam kết tủa. Số mol khí CO2 thu được là bao nhiêu?A. 0,05mol B. 0,15 mol C. 0,025mol D. 0,05 và 0,075 mol Câu 10: Dùng CO dư để khử hòan tòan m gam bột sắt oxit (FexOy) thành sắt, dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì phản ứng vừa đủ và thu được 9,85 gam kết tủa . Mặt khác hòa tan tòan bộ sắt kim loại thu được ở trên bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7 gam muối khan. Công thức sắt oxit (FexOy)? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FexOy Câu 11: Dùng CO dư để khử hòan tòan m gam bột sắt oxit (FexOy), dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25 gam muối khan. m có gía trị là? A. 8 gam B. 15,1gam C. 16gam D. 11,6gam Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe và oxit sắt có khối lượng 2,6gam. Cho khí CO dư đi qua X nung nóng, Khí sinh ra hấp thụ vào dd nước vôi trong dư thì được 10gam kết tủa. Tổng khối lượng Fe có trong X là? A. 1 gam B. 0,056gam C. 2 gam D. 1,12gam Câu 13: Khi dùng CO để khử Fe2O3 thu đựoc hỗn hợp rắn X. Hòa tan X bằng dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng với NaOH dư được 45g kết tủa trắng. Thể tích khí CO (đktc) cần dùng là? A. 6,72 lít B. 8,96 lít C. 10,08 lít D. 13,44 lít Câu 14: Dẫn 1 luồng CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO nung nóng thu được chất rắn Y; khí ra khỏi ống được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 bay ra (đktc). Gía trị m là?: A. 24 B. 16 C. 32 D. 12 Câu 15: Cho khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Gỉa sử các phản ứng xảy ra hòan tòan. Phần không tan Z gồm: A. MgO, Fe, Cu B. Mg, Fe, Cu C. MgO, Fe3O4, Cu D. Mg, Al, Fe, Cu Câu 16: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu đựợc sau phản ứng có tỉ khối so với H2=20. Công thức của oxit sắt và % khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là? A. FeO, 75% B. Fe2O3, 75% C. Fe2O3, 65% D. Fe3O4, 75% 2. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng 21) Cho 2,352 lít CO (đktc) đi qua m gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tan hết trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m? A. 20,88 g B. 118,32 g C. 78,88 g D. 13,92 g 22) Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thấy tạo ra 1,008 lít NO2 và 0,112 lít NO (các khí ở đktc). Tính số mol mỗi chất. A. 0,04 mol B. 0,03 mol C. 0,02 mol D. 0,01 mol 23) Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A gồm 4 chất rắn có khối lượng 75,2 gam. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thấy thoát ra 6,72 lít SO2 (đktc). Tính a ? A. 22,4 g B. 25,3 g C. 56 g D. 11,2 g 24) Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (có tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và V lít hỗn hợp khí Y(đktc) gồm NO, NO2 có d/H2 = 19. Tính V. A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít 25) Hoà tan 9,4 gam đồng bạch (Hợp kim Cu-Ni, giả thiết không còn tạp chất khác) trong dung dịch HNO3 loãng dư tạo ra 0,09 mol NO và 0,003 mol N2. Thành phần % khối lượng Cu trong hợp kim A. 27,23% B. 69,04% C. 25,11% D. 74,89% 26) Oxi hoá 5,6 gam sắt thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe còn dư. Hoà tan hoàn toàn A bằng HNO3 dư thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí B gồm NO, NO2 (đktc) có d/H2=19. Tính V. A. 0,896 lít B. 1,344 lít C. 0,672 lít D. 0,448 lít 27) Trộn 84 gam bột Fe với 32 gam bột S rồi đun nóng (không có không khí). Hoà tan chất rắn A sau khi nung bằng dung dịch HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy khí C cần V lít oxi (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V. A. 16,8 lít B. 39,2 lít C. 11,2 lít D. 33,6 lít 28) Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B đứng trước hiđro và có hoá trị không đổi trong hợp chất. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hoàn toàn trong dd gồm HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2,24 lít H2 (đktc). Phần 2 tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được V lít khí NO2 duy nhất (đktc). Tính V. A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít 29) Khử m gam Fe2O3 bằng H2 thu được 2,7 gam nước và hỗn hợp A gồm 4 chất. Hoà tan A trong dung dịch HNO3 dư thoát ra V lít NO duy nhất (đktc). Tính V A. 5,6 lít B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 2,24 lít 30) Hoà tan hết 28,8 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO sinh ra đem oxi hoá hết thành NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào các phản ứng trong quá trình trên. A. 6,72 lít B. 5,04 lít C. 10,08 lít D. 4,48 lít 31) Nung nóng 16,8 gam bột sắt trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hết m gam X bằng H2SO4 đặc nóng dư thoát ra 5,6 lít SO2 (đktc). Giá trị của m : A. 24 g B. 20 g C. 26 g D. 22 g 32) Cho khí H2 đi qua ống sứ chứa m gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được 20,88 gam hỗn hợp 4 chất rắn. Hoà tan hết lượng chất rắn trên trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,39 mol NO2 duy nhất. Tính khối lượng HNO3 đã tham gia phản ứng? A. 54,18 g B. 27,09 g C. 108,36 g D. 81,27 g RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: