Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 8

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 8

Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 22, 23 )

CÁC EM NHỎ VÀCỤ GIÀ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

* Tập đọc :

 - Biết đọc đúng rành mạch

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau

* Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.

 

doc 16 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện, Tự nhiên & xã hội 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện ( tiết 22, 23 )
CÁC EM NHỎ VÀCỤ GIÀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
* Tập đọc :
 - Biết đọc đúng rành mạch
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau
* Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Hiểu từ mới SGK
+ Đặt câu với từ "u sầu"
Gương mặt chị ấy có vẻ như u sầu lắm !
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1 + 2, trả lời :
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
+ Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ?
- YC đọc thầm đoạn 3 & 4, trả lời :
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
- YC đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm và trả lời :
+ Chọn 1 tên khác cho truyện theo gợi ý trong SGK
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
* Chốt lại : Các bạn nhỏ trong chuyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa người với người là rất cần thiết. Câu chuyện muốn nói với các em : Con người phải yêu thương nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn.
4. Luyện đọc lại
- Chọn đọc mẫu một đoạn.
- Tổ chức thi đọc truyện theo vai.
- Đọc tiếp nối 
- Luyện đọc
- Đọc tiếp nối
- Đọc nối tiếp
- 5 HS đọc tiếp nối 5 đoạn
+ Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
- HS đọc thầm.
+ Cụ bà ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
+ Trao đổi nhóm - Phát biểu : Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẽ./ Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện./ Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ./ Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm tới ông./ Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ./
- HS đọc thầm
+ Chọn tên "Những đứa trẻ tốt bụng" vì các bạn nhỏ trong truyện thật tốt bụng, giàu tình thương người.
+ Chọn "Chia sẻ" vì các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn. 
+ Ông cụ cám ơn bạn nhỏ quan tâm tới cụ, làm lòng cụ ấm lại. Em đặt tên khác cho truyện là "Cảm ơn các cháu."
- Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau 
- Một vài HS luyện đọc. Nhận xét
- 6 HS thi đọc theo vai
- Bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ : Vừa rồi, các em đã thi đọc truyện Các em nhỏ và cụ già theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện, sang phần kể chuyện, các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới : Kể lại từng đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện
- Cho HS khá, gỏi kể mẫu đoạn 1
- Nhận xét nhanh về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện
- HS kể theo cặp
- Thi kể trước lớp
+ Về nội dung: Kể có đủ ý, đúng trình tự không?
+ Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
+ Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt chưa?
* Đối với HS yếu GV ghi các câu gợi ý từng đoạn HD HS kể:
- Đoạn 1: 
+ Đám trẻ con ra về vào lúc nào?
+ Đám trẻ con chơi như thế nào?
- Đoạn2: 
+ Trên đường về các em nhìn thấy ai?
+ Dáng điệu của cụ như thế nào?
+ Trong ánh mắt của cụ già, các bạn nhỏ nhận thấy điều gì?
+ Cậu bé trai nói với các bạn câu gì?
+ Đám trẻ bàn luận như thế nào?
+ Sau khi bàn tán sôi nổi, đám trẻ có quyết định như thế nào?
- Đoạn 3: 
+ Các em đã quyết định hỏi cụ điều gì?
+ Sau khi hỏi, các em nhỏ nhận thấy điều gì trong đôi mắt của cụ già? 
+ Cụ già nói điều gì với các bạn nhỏ?
- Đoạn 4:
+ Ông cụ buồn với lí do gì?
+ Được các cháu hỏi thăm, cụ thấy như thế nào?
- Đoạn 5:
+ Tâm trạng của đám trẻ như thế nào?
+ Đám trẻ nhìn cụ như thế nào?
+ Xe buýt đến, các bạn làm gì giúp cụ?
* HS khá, giỏi: kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
3. Củng cố - dặn dò
- Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa ?
- YC VN kể lại cho người thân nghe.
Nhận xét
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- Từng cặp HS kể theo lời nhân vật.
- 5 HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp.
- Nhận xét
+ Buổi chiều
+ Tiếng nói cười ríu rít
+ Cụ già
+ Thật mệt mỏi
+ Lộ vẻ u sầu
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ
+ Sôi nổi
+ Hỏi cụ
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giupd gì cụ không ạ
+ Thấy những tia ấm áp
+ Cảm ơn các cháu
+ Vợ cụ ốm nặng
+ Lòng nhẹ hơn
+ Lặng đi
+ Đầy thương cảm
+ Giúp ông cụ lên xe
- HS phát biểu
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập đọc ( tiết 24 )
TIẾNG RU
A.MĐ - YC
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (Thuộc 2 khổ thơ)
 - HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ . 
B. ĐDD - H
Tranh sgk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Các em nhỏ và cụ già"
 	2 HS kể lại câu chuyện theo lời1 bạn nhỏ trong truyện. ( HS1 kể đoạn 1&2, HS2 kể đoạn 3&4)
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp GNT
- Đọc từng câu thơ
+ Rút từ khó ghi bảng
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Hiểu từ mới : SGK
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thành tiếng khổ thơ 1, trả lời :
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao ?
- YC đọc thầm khổ 2, trả lời :
+ (HS khá, giỏi): Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ 2 ?
- YC đọc thành tiếng khổ cuối, trả lời :
+ Vì sao không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
- YC đọc thầm khổ thơ 1, trả lời :
+ Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ ?
* GV : Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
4. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Hướng dẫn đọc khổ thơ 1 ( giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí )
Con ong làm mật, / yêu hoa /
Con cá bơi, / yêu nước ; // con chim ca, / yêu trời /
Con người muốn sống, / con ơi /
Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em. //
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp (2 khổ thơ)
5. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại điều bài thơ muốn nói.
- Nhận xét - Yêu cầu HSVN tiếp tục HTL cả bài thơ.
- Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 1 câu ( 2 dòng thơ )
- Luyện đọc
- Đọc tiếp nối 3 khổ thơ
- Đọc theo nhóm
- ĐT cả bài
+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật
+ Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. Không có nước cá sẽ chết.
+ Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
- Đọc thầm
+ Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
. Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.
. Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.
. Vô vàn thân lúa chín mới làm nên cả một mùa vàng.
+ Một người đâu phải nhân gian / Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
. Một người không phải là cả loài người. / Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.
. Nhiều người mới làm nên nhân loại / Sống cô đơn một mình, con người giống một đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn
+ Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
+ Con người muốn sống, con ơi / Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
- HS nhắc lại
- Luyện đọc
- Đọc thuộc lòng tại lớp
- Thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- Thi đọc thuộc cả bài thơ (HS khá. Giỏi)
BỔ SUNG
........................................................................................................................ ... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập viết ( tiết 8 )
ÔN CHỮ HOA : G
A. MĐ - YC
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng)
Viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng Khôn ngoan ... chớ hoài đá nhau (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
B. ĐDD - H
- Mẫu chữ viết hoa G
- Tên riêng Gò Công và câu tự ngữ viết trên dòng kẻ ô li
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Từ và câu ứng dụng : Em thuận anh hoà là nhà có phúc 
- Viết bảng con : Ê - đê, Em
- Kiểm tra vở về nhà
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- YC tìm các chữ hoa có trong bài :
- Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
+ Chữ G: Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2.
+ Chữ C: Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 1 và 2.
- Viết bảng con C
Chữ K: Đặt bút trên đường kẻ 3 viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút giữa đường kẻ 3 và 4. Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uống vào trong, dừng bút giữa đường kẻ 1 và2. Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4 viết nét móc xuôi phải đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2.
- Viết bảng con G, K
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- YC đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu : Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
- HD viết tên riêng.
c. HS viết câu ứng dụng
- YC đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ : Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
- HD HS viết các chữ : Khôn, Gà
3. Hướng dẫn viết vở TV
 - Nêu YC viết theo cỡ nhỏ :
+ Viết chữ G : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ C, Kh : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Gò Công: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 1 lần
* HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết 3
- YC HS viết bài, theo dõi, uốn nắn HS.
4. Chấm, chữa bài
 Chấm một số bài - nhận xét
5. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài.
- Nhận xét
- HS tìm chữ hoa : G, C, K
- HS viết bảng con
- Tập viết chữ G, K trên bảng con.
- 1 HS đọc từ ứng dụng : Gò Công
- Viết bảng con Gò Công
- Đọc câu ứng dụng 
- Viết bảng con.
- HS viết VTV
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TN&XH ( tiết 16 )
VỆ SINH THẦN KINH ( TT )
A. MT
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày (HS khá, giỏi)
B. ĐDD - H
Tranh SGK, phiếu học tập
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Hoạt động thần kinh "
- Kể tên các chất gây hại đối với cơ quan thần kinh ?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Thảo luận
- YC 2 HS quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý sau :
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ?
+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày ?
* Kết luận : Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
3. Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày
- Giảng : Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục : 
+ Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong 1 ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình
- Gọi HS khá, giỏi điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.
* Làm việc cá nhân :
YC mỗi HS tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như SGK
* Làm việc theo cặp
* Làm việc cả lớp :
- Nêu câu hỏi :
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gia biểu ?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
* Kết luận : Thực hiện thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
4. Củng cố - Dặn dò
Gọi vài HS đọc mục Bạn cần biết trang 35 SGK nhằm giúp HS củng cố lại những gì các em đã học từ tiết trước đến tiết này về vệ sinh thần kinh.
Nhận xét
- Từng cặp HS quay mặt vào nhau làm việc
- Một số HS trình bày theo cặp, mỗi HS trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
+ Khi ngủ, cơ quan đặt biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.
+ Có, mình cảm thấy mệt mỏi, uể oải
+ Để có giấc ngủ tốt, nơi ngủ phải thoáng mát, không nằm ở những nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp .
+ Trả lời tự do
+ HS kể những việc đã làm trong ngày
- HS lên điền
- Từng cá nhân làm việc
- HS từng cặp trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- Vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình.
+ Lập thời gian biểu giúp các em sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lí.
+ Học tập , nghỉ ngơi hợp lí, giúp bảo vệ tốt cơ quan thần kinh,
BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn ( tiết 8 )
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
A. MĐ - YC
 	1. Rèn kĩ năng nói : Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý.
2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu ).
B. ĐDD - H
Viết bảng phụ 4 câu hỏi gợi ý kể về 1 người hàng xóm.
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Vài HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. BT1 : 
- Nhắc HS : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể khoảng 5 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em, không hoàn toàn lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý.
- YC HS khá, giỏi kể mẫu
- GV nhận xét.
* GDBVMT: Qua những điều các em vừa kể, giáo dục các em điều gì?
b. BT2 : 
- Nêu YC của BT. Nhắc HS chú ý viết đơn gản, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5 câu hoặc nhiều hơn 5 câu.
- Nhận xét, bình chọn những bạn viết tốt nhất. 
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà các em có thể viết lại cho bài văn hay hơn.
- 1 HS đọc YC của BT
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu vài câu.
- Vài HS thi kể, cả lớp nhận xét.
* Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
- Cả lớp viết vào vở
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình, nhận xét
BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTD, TLV.doc