Tiết 54+ 55 THỰC HÀNH : HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
· Qua bài tập thực hành, HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn.
· Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
· Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng.
· Túi ni lông nhặt mẫu.
· Kính lúp, dây, bút chì.
Mô hình VAC, tranh hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn
· Phim trong in sẵn nội dung bảng 51.1 đến 51.3.
· Máy chiếu.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 54+ 55 THỰC HÀNH : HỆ SINH THÁI I. MỤC TIÊU Qua bài tập thực hành, HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái, chuỗi thức ăn. Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng. Túi ni lông nhặt mẫu. Kính lúp, dây, bút chì. Mô hình VAC, tranh hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng ngập mặn Phim trong in sẵn nội dung bảng 51.1 đến 51.3. Máy chiếu. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động 1 Quan sát hệ sinh thái Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV thông báo yêu cầu của bài thực hành. + Điều tra các thành phần của hệ sinh thái. + Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát. - Hướng dẫn ghi chép vào thu hoạch : Theo các bảng SGK - GV cho HS tiến hành như sau : + HS quan sát hệ sinh thái. +å Hoàn thành bảng 51.1 - 51.3. - GV lưu ý : Đổi tên đề mục ở bảng 51.2. Thành phần thực vật trong hệ sinh thái, và bảng 51.3 : Thành phần động vật trong hệ sinh thái. - GV quan sát các nhóm , giúp đỡ nhóm yếu. - (GV lưu ý : Hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái). - Toàn lớp quan sát hệ sinh thái vườn trường, ao cá - Sau khi xem xong, các nhóm tiến hành từng nội dung trong các bảng * Nhân tố vô sinh : -Tự nhiên : Đất đá , sỏi , độ dốc - Do con người tạo nên: Đường gạch , mái che, hồ nước * Nhân tố hữu sinh : Trong tự nhiên: Cây cỏ , cây gỗ , châu chấu , giun đất , sâu bọ , nấm - Do con người : Cây trồng , vật nuôi + Thành phần thực vật , độngvật có trong khu thực hành - HS lưu ý : Có những thực vật và động vật không biết rõ tên , có thể hỏi hoặc ghi lại đặc điểm hình thái. Hoạt động 2 XÂY DỰNG CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 SGK tr. 156. - GV gọi đại diện nhóm lên viết trên bảng. - GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4. - GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn. - GV giao 1 bài tập nhỏ: + Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật : Thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân hủy. + Hãy thành lập lưới thức ăn. - GV chữa bài và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn. châu chấu à ếch à rắn Thực vật sâu à gà Thỏ à cáo à đại bàng dê à hổ SV phân hủy - GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới. - GV cho HS thảo luận lớp. - GV đánh giá kết quả của các nhóm. - GV giúp các nhóm viết thu hoạch nội dung như SGK tr. 156. * Xây dựng lưới và chuỗi thức ăn. - Các nhóm trao đổi đã để lựa chọn sinh vật để điền vào bảng 51.4. - Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm theo dõi bổ sung. - HS viết chuỗi thức ăn lên bảng - Các nhóm nhận xét bổ sung. - HS trao đổi và viết lưới thức ăn. - Đại diện lên bảng viết - Lớp bổ sung. - HS theo dõi , sửa chữa nếu cần. * Thảo luận : Đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Yêu cầu nêu được : - Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái. - Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không? - Hệ sinh thái này có được bảo vệ hay không? Biện pháp bảo vệ : + Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi. + Nghiêm cấm săn bắt động vật, đặc biệt là loài quí. + Bảo vệ những loài thực vật và động vật có số lượng ít. + Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến từng người dân. IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành. V. DẶN DÒ Hoàn thành báo cáo thực hành. HS chuẩn bị sưu tầm các nội dung : + Tác động của con người tới môi trường trong xã hội công nghiệp. + Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. + Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Tài liệu đính kèm: