Giáo án Sinh học 9 tiết 4: Lai hai cặp tính trạng

Giáo án Sinh học 9 tiết 4: Lai hai cặp tính trạng

Tiết 4 : LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG.

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức :

 -Học sinh mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của MenĐen.

 -Phân tích được kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng.

 -Nội dung quy luật phân li độc lập của MenĐen.

 -Khái niệm biến dị tổ hợp.

2.Kĩ năng :

 -Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ tranh hình.,sgk

 - Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ :

 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và thói quen vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 tiết 4: Lai hai cặp tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4 : Lai hai cặp tính trạng.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
	-Học sinh mô tả được thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của MenĐen.
	-Phân tích được kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng.
	-Nội dung quy luật phân li độc lập của MenĐen.
	-Khái niệm biến dị tổ hợp.
2.Kĩ năng :
	-Rèn kỹ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ tranh hình.,sgk
 - Kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ : 
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và thói quen vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh hình4 SGK
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu thí nghiệm của MenĐen
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – nội dung
 Giáo viên treo tranh hình 4 SGK yêu cầu học sinh quan sát +thông tin SGK hoàn thiện bảng 4 SGK
Gọi một học sinh lên bảng điền kết quả 
Giáo viên: Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó.
 ở thí nghiệm của MenĐen tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau
 ?Phát biểu định luật phân li độc lập của MenĐen: Nhận xét kết quả phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen.
 Giáo viên nhận xét và đưa câu trả lời đúng.
 Học sinh quan sát tranh đọc SGK.Thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên.
 Các nhóm bổ xung ý kiến cho nhau đi đến thống nhất. 
KH F2 Số hạt Tỷ lệ kiểu Tỷ lệ từng
 hình F2 cặp t2 ở F2
VT 315 3/4V x 3/4T=9/16VT
VN 101 3/4V x 1/4N=3/16VN
XT 108 3/4T x 1/4X =3/16XT
XN 32 1/4X x1/4N =1/16XN
 Kết luận:
 Khi lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản (thì sự) di truyền (của hai cặp tính trạng phân li) độc lập với nhau thì F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK xác định kiểu hình khác bố mẹ.
 Thế nào là biến dị tổ hợp?
 Giáo viên nhận xét bổ sung
 ?Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp?Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng ..
 Loại biến dị này có ở sinh vật sinh sản vô tính không?
 -> Xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính giao phối
 Học sinh nghiên cứu SGK thảo luận .Đại diện phát biểu
 ->Thống nhất:
 Kiểu hình F2 khác P là : VN . XT gọi là biến dị tổ hợp
 Kết luận:
 Sự phân li độc lập của các cặp tính trạngđã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P.
 Kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp
 Hoạt động 2 :
Tìm hiểu về biến dị tổ hợp
IV. Củng cố:
	1. Đọc kết luận cuối bài.
	2. Phát biểu định luật phân li độc lập.
	3. Đáp án b: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng, nhất thiết F2 phải có: Tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó..
	4. Biến dị tổ hợp là gì? Lấy VD.
	BàI TậP:
 Lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn với cà chua thuần chủng vàng, bầu dục -> F1 thu được 100% quả tròn, đỏ
 -> Tính trạng nào trội, lặn, hoàn toàn hay không hoàn toàn?
 Nếu đem F1 tự thụ phấn F2 thu được 9ĐT : 3ĐBD : 3VT : 1VBD. Các tính trạng trên có di truyền phân ly độc lập không ? Tại sao?
 Tìm biến dị tổ hợp của phép lai trên.
 5. Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập vi:
 	A.Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
	B. F2 phân ly theo tỷ lệ 9 : 3: 3:1 
	C. Tất cả F1 có kiểu hình vàng trơn.
	D. Cả A và B.
V. Dặn dò:
	Học bài, làm BT SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc