Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1 đến tiết 70

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1 đến tiết 70

A. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt

 1. Kiến thức:

 - HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Có ý thức yêu thích bộ môn

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ về động vật và môi trường sống của chúng

 

doc 142 trang Người đăng haha99 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
Tiết 1 THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
A. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức yêu thích bộ môn
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ về động vật và môi trường sống của chúng
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 	3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
- GV yêu cầu HS quan sát H1.1 H1.2 và đọc thông tin, thảo luận:
 + Sự đa dạng và phong phú về loài được thể hiện như thế nào?
 + Kể tên các loài động vật được thu thập khi kéo một mẻ lưới trên biển, tát một ao cá, đơm đó qua một đêm ở ao hồ?
 + Kể tên các loài động vật tham gia vào bản giao hưởng trong đêm trên những cánh đồng?
 HS quan sát H1.1 H1.2 và đọc thông tin, thảo luận nhóm sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV thông báo thêm: một số động vật được thuần hóa trở thành vật nuôi phục vụ nhu cầu của con người nên có những đặc tính khác xa so với tổ tiên
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng về môi trường sống
- GV yêu cầu HS quan sát H1.4 hoàn thành bài tập điền tên
 HS quan sát H1.4 hoàn thành bài tập điền tên sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở H1.3 và thảo luận:
 + Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
 + Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?
 + Động vật ở nước ta có đa dạng và phong phú không? Vì sao?
 HS quan sát H1.3, thảo luân sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng các thể
 - Thế giới động vật đa dạng về số loài, số lượng cá thể trong loài. Ngoài ra còn đa dạng về kích thước, lối sống
II. Đa dạng về môi trường sống
- Động vật có mặt khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống vì vậy có sự đa dạng về môi trường sống
4. Kiểm tra đánh giá:
 - Sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện ở những điểm nào?
 - Vì sao động vật có mặt ở khắp nơi trên trái đất?
 5. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
 Ngày soạn: 
Tiết 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
A. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
 - Nêu được đặcđiểm chung của động vật.
 - HS nắm được sơ lược sự phân chia giới động vật
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức yêu thích bộ môn
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H2.1, bảng phụ
 - HS: Kẻ bảng 1 và 2 vào vở
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện ở những điểm nào?
 - Vì sao động vật có mặt ở khắp nơi trên trái đất?
 	3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật
- GV yêu cầu HS quan sát H2.1, thảo luận hoàn thành bảng 1 “ So sánh động vật và thực vật”
 HS quan sát H2.1, thảo luận nhóm sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi:
 + Động vật giống thực vật ở điểm nào?
 + Động vật khác thực vật ở điểm nào?
 HS dựa vào bảng 1, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét và bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK rồi từ đó rút ra các đặc điểm chung của động vật
 HS hoàn thành bài tập sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân chia giới động vật
- GV giảng giải:
 + Do sự phân loại mà giới động vật được chia làm 20 ngành, thể hiện ở H2.2
 + Chương trình SH 7 chỉ học 8 ngành cơ bản 
* Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của động vật
 - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 trong SGK và thảo luận:
 + Động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
 HS hoàn thành bảng 2 và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Phân biệt động vật với thực vật
 - Giống nhau:
 + Đều được cấu tạo từ tế bào
 + Lớn lên, sinh sản
 - Khác nhau: 
 + Động vật có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan
 + Thực vật phần lớn không di chuyển, tự dưỡng và tế bào có thành xenlulô 
II. Đặc điểm chung của động vật
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Chủ yếu sống dị dưỡng
III. Sơ lược phân chia giới động vật
 - Giới động vật đực chia thành ĐV không xương sống và ĐV có xương sống
 + ĐV không xương sống gồm 7 ngành từ ĐVNS đến chân khớp
 + ĐV có xương sống có 1 ngành gồm cá, lưỡng cư. bò sát, chim, thú 
IV. Vai trò của động vật 
 - Động vật cung cấp nguyên liệu làm thực phẩm, làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong lao động và giải trí
 - Một số động vật gây bệnh truyền nhiễm
 4. Kiểm tra đánh giá:
 - Nêu các đặc điểm chung của động vật?
 - Động vật giống và khác thực vật ở điểm nào?
 5. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Soạn bài mới
*********************************
 Ngày soạn: 
Tiết 3 THỰC HÀNH 
 QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
A. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được 2 đại diện điển hình cho ĐVNS là trùng roi và trùng đế giày.
 - Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị như SGK
 - HS: Chuẩn bị theo nhóm
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, thực hành
- Tổ chức hoạt động nhóm 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu các đặc điểm chung của động vật?
 - Động vật giống và khác thực vật ở điểm nào?
 	3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình dạng, cách di chuyển của trùng giày
- GV hướng dẫn cho HS quan sát và thực hành các thao tác:
 + Dùng ống hút lấy một giọt nước nhỏ ở nước ngâm rơm
 + Nhỏ lên lam kính. dùng bông cản bớt tốc độ và quan sát dưới kính hiển vi
 + Điều chỉnh thị trường để tinh chỉnh
 + Quan sát H3.1, nhận biết trùng giày
 HS làm theo nhóm đã phân công
- GV kiểm tra ngay trên kính hiển vi của các nhóm
- GV yêu cầu HS lấy mẫu khác để quan sát
- GV cho HS làm bài tập SGK và vẽ sơ lược hình dạng trùng giày sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về trùng roi
- GV yêu cầu HS quan sát H3.2, H3.3 để nhận biết trùng roi
 HS quan sát H3.2, H3.3
- GV yêu cầu HS lấy mẫu làm tiêu bản và quan sát tương tự như quan sát trùng giày
 HS lấy mẫu và quan sát dưới kính hiển vi
- GV nêu câu hỏi:
 +Trùng roi có hình dạng như thế nào?
 + Cấu tạo của trùng roi?
 HS thảo luận dựa trên thông tin và hình quan sát được sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục 
sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
I. Quan sát trùng giày
 a. Hình dạng
 - Cơ thể có hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày
 b. Di chuyển
 - Di chuyển nhờ lông bơi
 - Kiểu di chuyển: vừ a tiến vừa xoay
 c. Cấu tạo
 - Nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ
 - Miệng
 - Hầu
 - Không bào thiêu hóa
 - Lỗ thoát
 - Không bào co bóp
II. Quan sát trùng roi
a. Hình dạng
 - Cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn
b. Cấu tạo
 - Cơ thể đơn bào
 - Có roi
 - Có điểm mắt màu đỏ
 - Có các hạt diệp lục
c. Di chuyển
 - Nhờ roi
 - Kiểu di chuyển: vừa tiến vừa xoay
 4. Kiểm tra đánh giá:
 - GV yêu cầu HS vẽ trùng giày và trùng roi vào vở và ghi chú thích
 5. Dặn dò: 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
*************************************
 Ngày soạn: 
Tiết 4 TRÙNG ROI
A. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng của trùng roi xanh.
 - HS thấy được bước chuyển quan trọng từ ĐV đơn bào đến ĐV đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị thanh vẽ H4.1, H4.2, H4.3, bảng phụ
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, thực hành
- Tổ chức hoạt động nhóm 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cấu tạo của trùng giày và cách di chuyển của nó?
 - Trình bày cấu tạo, hình dạng và cách di chuyển của trùng roi?
 	3. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về trùng roi xanh
+ VĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo và di chuyển của trùng roi xanh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H4.1 và thảo luận:
 + Trùng roi xanh có cấu tạo như thế nào?
 + Nêu cách di chuyển của trùng roi xanh?
 HS đọc thông tin, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
+ VĐ 2: Tìm hiểu dinh dưỡng của trùng roi xanh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thảo luận:
 + Trùng roi xanh dinh dưỡng như thế nào?
 HS đọc thông tin, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
+ VĐ 3: Tìm hiểu cách sinh sản của trùng roi xanh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H4.2 và thảo luận:
 + Trình bày các bước sinh sản của trùng roi xanh?
 + Hình thức sinh sản của trùng roi xanh là gì?
 HS đọc thông tin, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
+ VĐ 4: Tìm hiểu tính hướng sáng của trùng roi xanh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và làm bài tập mục , thảo luận:
 + Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ các đặc điểm nào?
 HS đọc thông tin, làm bài tập và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H4.3 và thảo luận hoàn thành bài tập mục 
 HS đọc thông tin, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận
- GV giảng giải: Trong tập đoàn, một số các thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển, bắt mồi đến khi sinh sản ... ư liệu về động vật quí hiếm, bảng phụ
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
 - Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học?
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là động vật quí hiếm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Thế nào là động vật quí hiếm?
 + Cấp độ phân chia của động vật quí hiếm?
 HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những cấp độ tuyệt chủng của động vật ở Việt Nam
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H60, thảo luận hoàn thành bảng trong SGK trang 196
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ động quí hiếm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Nêu những biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm?
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Thế nào là động vật quí hiếm
 - Là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp...và là những động vật sống trong tự nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút
 - Các cấp độ:
 + Rất nguy cấp: số lượng cá thể giảm 80%
 + Nguy cấp: giảm 50%
 + Sẽ nguy cấp: giảm 20%
 + ít nguy cấp: loài được nuôi hoặc bảo tồn
II. Ví dụ minh họa các cấp đô tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở Việt Nam
 - Các động vật quí hiếm ở Việt Nam cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng
III. Những biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
 - Bảo vệ môi trường sống của động vật
 - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép các động vật quí hiếm
 - Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - Thế nào là động vật quí hiếm?
 - Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm?
+ Câu hỏi “Hoa điểm 10”: Vì sao cần phải bảo vệ động vật quí hiếm?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Đọc mục: Em có biết
 - Soạn bài mới
Ngày soạn: 17 / 4 / 2008
Tiết 64 + 65 THỰC HÀNH TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT 
 CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS tìm hiểu được các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, tư liệu về động vật có giá trị kinh tế
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành 
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành giúp HS định hướng được trong khi thực hành tìm hiểu các loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
- HS lắng nghe và ghi nhớ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung của bài thực hành
- GV phân chia lớp thành 4 – 6 nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí để ghi chép
- GV hướng dẫn cho HS cách nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng, các tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu, cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học, ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương
 HS lắng nghe và tiến hành làm bài thực hành
* Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu các nhóm HS ghi tóm tắt những nội dung đã tìm hiểu thành một báo cáo và thông báo kết quả trước lớp 5 – 10 phút
 HS trình bày báo cáo nhận xét rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Yêu cầu
 - Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung cho kiến thức về một số loài động có tầm quan trọng thực tế ở địa phương
II. Nội dung
 1. Đối tượng
 - Các động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
 2. Nội dung 
 - Tìm hiểu các tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu, cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học, ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương
 3. Phương pháp
 - Thu thập thông tin từ những sách báo phổ biến khoa học
 - Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất ở địa phương trong cộng đồng hoặc ngay trong gia đình mình
III. Thu hoạch
 - HS trình bày báo cáo trước lớp
 - Một số loài động vật có giá trị kinh tế cho địa phương cần được nuôi và phát triển chúng đem lại bguồn lợi kinh tế cho gia đình và cho địa phương
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - GV cho những điểm các nhóm sau khi HS trình bày, khuyến khích các em tiếp tục tìm hiểu thêm về các loài động vật khác
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Soạn bài mới
Ngày soạn: 24 / 4 / 2008
Tiết 66 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được sự tiến hóa của động vật thông qua đặc điểm của các ngành động vật 
 - HS thấy được sự thích nghi thứ sinh của động vật trong quá trình tiến hóa
 - HS thấy được tầm quan trọng thực tiễn của động vật 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiến hóa của giới động vật
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 1 SGK trang 200
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi thứ sinh
- GV yêu cầu HS quan sát H63, đọc thông tin, thảo luận:
 + Sự thích nghi thứ sinh thể hiện như thế nào ở bò sát, chim và thú?
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 SGK trang 201
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Tiến hóa của giới động vật
 - Từ cơ thể chỉ có một tế bào đến động vật có cơ thể gồm nhiều tế bào
 - Từ động có đời sống bám cố định hoặc di chuyển kém, có cấu tạo đối xứng tỏa tròn đến động vật có đời sống linh hoạt, cơ thể có đói xứng hai bên
 - Từ không có bộ phận bảo vệ và nâng đỡ đến có vỏ đá vôi bên ngoài ở thân mềm, bộ xương ngoài bằng kitin hoặc có bộ xương trong như động vật có xương sống
II. Sự thích nghi thứ sinh
 - Do sự cạnh tranh về nguồn thức ăn và môi trường sống nên có một số loài động vật có hiện tượng thích nghi thứ sinh
 VD: cá voi, chim cánh cụt, cá sấu
III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật
 - Làm thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghệ, có ích cho nông nghiệp, làm cảnh, có vai trò trong tự nhiên
 - Một số động vật có hại trong nông nghiệp và trong đời sống sức khỏe của con người
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - Sự tiến hóa của động vật được thể hiện như thế nào?
 - Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ II
 - Soạn bài mới
Ngày soạn: 5 / 5 / 2008
Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ II
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc trong thi cử không quay cóp, gian lận trong thi cử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Đề thi của sở giáo dục và đào tạo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Quan sát và theo dõi việc làm bài của HS
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 - GV ổn định lớp, nhắc nhở HS trước khi làm bài
 - GV phát đề thi và theo dõi HS làm bài
 - Đề kiểm tra
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
 VI. DẶN DÒ: 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
Ngày soạn: 6 / 5 / 2008
Tiết 68, 69, 70 THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được sự đa dạng của thiên nhiên nói chung và thế giới động vật nói riêng
 - Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với môi trường tự nhiên để nâng cao long fyêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích
 - Tập dượt cách nhận biết động vật và cách ghi chép ở ngoài trời 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị địa điểm và trang bị như SGK
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV phân chia nhóm HS từ 4 – 6 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS, kiểm tra cách dụng cụ đã phân chia cho từng nhóm
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký để ghi chép tổng hợp
* Hoạt động 2: Nêu yêu cầu và nội dung bài thực hành tham quan thiên nhiên
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành cho HS thấy được mục đích yêu cầu của bài học
- GV nêu nội dung cần thực hiện và phân chia nội dung cho từng nhóm để mỗi nhóm thực hành
- GV hướng dẫn cho HS cách thu thập và xử lý mẫu
* Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong SGK trang 205 và chuẩn bị nội dung báo cáo theo như SGK
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
I. Yêu cầu
 - Như SGK
II. Nội dung
 1. Quan sát ngoài thiên nhiên
 a. Phân chia moi trường
 - ở tán cây
 - ở đất
 - ở ven bờ
 - ở nước
 b. Nội dung quan sát
 - Quan sát phân bố động vật theo môi trường
 - Quan sát sự thích nghi di chuyển của độngvật ở các môi trường
 - Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật 
 - Quan sát quan hệ của động vậtvới thực vật
 - Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
 - Qan sát về số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên
 2. Thu thập và xử lý mẫu 
 - ở nước và ven bờ: dùng vợt htủy sinh
 - ở trên đất và trên cây: dùng vợt bướm, rung cây cho rơi xuống giấy báo trải trên mặt đất
 - Với động vật có xương sống đựng trong hộp chứa mẫu sống
 - Với các sâu bọ còn lại: đựng trong túi nhựa poliêtilen và khay men
III. Thu hoạch
 - GV thu lại các bài báo cáo của HS
 - Đánh giá ý thức học tập của HS
 - Sau khi báo cáo yêu cầu HS làm vệ sinh môi trường và thả mẫu vật về môi trường
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - GV tổng kết hoạt động học tập của HS
 4. Dặn dò: 
 - Học ôn lại các kiến thức về động vật 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 7 da sua.doc