Giáo án Sinh học 11 trọn bộ

Giáo án Sinh học 11 trọn bộ

Chương I. CHYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

 CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

Qua bài học sinh cần:

- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rể cây

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng

2. Kĩ năng

Rèn luyện một số kĩ năng:

- Khai thác kiến thức trong hình vẽ

- Tư duy logic

- Hoạt động nhóm

 

doc 120 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4666Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 11
Năm học: 2009-2010
Số tiết theo khung: - Học kỳ I: - 2 tiết x 16 tuần = 32 tiết 
 - Học kỳ II:- 1 tiết x 16 tuần = 16 tiết 
 Số tiết tăng thêm: - Không
Tuần
Tiết bộ quy định
Tiết sở quy định
Tên bài
Số tiết tăng
PHẦN 4: SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
1
1
1
Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ
2
2
Vận chuyển các chất trong cây
2
3
3
Thoát hơi nước
4
4
Vai trò của các nguyên tố khoáng
3
5
5
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
6
6
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tt)
4
7
7
Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và thi nghiệm về vai trò của phân bón
8
8
Quang hợp ở thực vật
5
9
9
Quang hợp ở nhóm thực vật C3
10
10
Quang hợp ở nhóm thực vật C4 và CAM
6
11
11
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quan hợp
12
12
Quang hợp và năng suất cây trồng
7
13
13
Hô hấp ở thực vật
14
14
Thực hành Phát hiện diệp lục và carotenoit - Thực hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vât
B-CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
8
15
15
Tiêu hoá ở động vật
16
16
Tiêu hoá ở động vật(tt)
9
17
17
Hô hấp ở động vật
18
18
Tuần hoàn máu
10
19
19
Tuần hoàn máu (tt)
20
20
Cân bằng nội môi
11
21
21
Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý
22
22
Ôn tập chương I
12
23
23
Kiếm tra 1 tiết
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG
A- CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
12
24
24
Hướng động
13
25
25
Ứng động
26
26
Thực hành hướng động
B-CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
14
27
27
Cảm ứng ở động vật
28
28
Điện thế nghỉ
15
29
29
Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
30
30
Truyền qua xinap
16
31
31
Tập tính của động vật
32
32
Kiếm tra học kì I
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A-SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
17
33
33
Sinh trưởng ở thực vật
18
34
34
Hoocmôn thực vật
19
35
35
Phát triển ở thực vật có hoa
20
36
36
Sinh trưởng và phát triển ở động vật
21
37
37
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở DV
22
38
38
Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và phát triển ở DV(tt)
23
39
39
Kiểm tra 1 tiết
24
40
40
Sinh sản vô tính ở thực vật
25
41
41
Sinh sản hữu tính ở thực vật
26
42
42
Sinh sản vô tính ở động vật
27
43
43
Sinh sản hữu tính ở động vật
28
44
44
Cơ chế điều hoà sinh sản
29
45
45
Điều khiển sinh sản ở DV và sinh đẻ có kế hoạch ở người
30
46
46
Ôn tập chươg II,III,IV
31
47
47
Ôn tập chươg II,III,IV
32
48
48
Kiểm tra học kì II
Tuần Tiết 
Chương I. 	CHYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
	CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
BÀI 1: 	SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Qua bài học sinh cần:
- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rể cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng
2. Kĩ năng 
Rèn luyện một số kĩ năng:
- Khai thác kiến thức trong hình vẽ
- Tư duy logic
- Hoạt động nhóm
II. TRỌNG TÂM BÀI.
- Cơ quan hấp thụ nước, cơ chế và ảnh hưởng của các tác nhân từ môi trường đối với sự hấp thụ nước.
- Phân biệt được 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ môi trường bên ngoài vào đến mạch dẫn ở trung tâm rễ.
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tranh vẽ về cấu tạo ngoài của rễ.
- Tranh vẽ long hút của rễ.
- Tranh vẽ con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng rễ.
- Phiếu học tập
Chỉ tiêu so sánh
Hấp thụ nước
Hấp thụ ion khoáng
1. Cơ chế hấp thụ
2. Điều kiện xảy ra sự hấp thụ
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không có
3. Bài mới.
a. Mở bài:
Tại sao cây phải hấp thụ nước và các ion khoáng?
( Học sinh trình bày vai trò của nước và các ion khoáng đối với tế bào)
Cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào? (cây hút nước và các ion khoáng qua miền long hút của rễ, một số cây thủy sinh hấp thụ toàn bộ bề mặt của rễ cây) → rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và các ion khoáng. Vậy rễ có đặc điểm gì phù hợp với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng?
b. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ cấu tạo bên ngoài của hệ rễ và long hút của rễ (hình 1.1 và hình 1.2 SGK) rồi mô tả cấu tạo bên ngoài của rễ cây trên cạn
- Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng?
Ví dụ: Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625 km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285 m2 chủ yếu do tăng số lượng lông hút. Ở họ lúa (Gramineae) số lượng lông hút của một cây có thể lên tới hơn một tỉ, cây lúa mì đen (Secale cereale) có 14 tỉ cái.
- Nhiều loài thực vật không có lông hút thì rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?
Đây là câu hỏi khó học sinh có thể chỉ trả lời được: Đối với cây thủy sinh thì nước và các ion khoáng được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
GV cung cấp thêm thông tin cho học sinh: Một số cây trên cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ: thông, sồi), nhờ có nấm rễ mà các cây đó không hấp thụ nước và các ion khoáng một cách dễ dàng.
GV: Môi trường có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của lông hút? 
HS: Trong môi trường quá ưu truơng, quá axit hay thiếu oxi lông hút rất dễ gãy và biến mất.
Thực vật hút nước và các ion khoáng bằng cách nào?
GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu học sinh nghiên cứu mục 1 trang 7 và 8 SGK để hoàn thành:
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV xác hóa kiến thức
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước
1. Hình thái của hệ rễ
Hệ rễ được phân hóa thành các rễ chính và rễ bên, trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây phát triển đâm sâu, lan tỏa hướng đến nguồn nước ở trong đất, sinh trưởng liên tục, hình thành nên số lượng lớn các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ cây hấp thụ được nhiều nước và các ion khoáng.
- Ở một số thực vật trên cạn, hệ rễ không có lông hút thì rễ có nấm rễ bao bọc giúp cho cây hấp thụ nước và các ion khoáng một cách dễ dàng, đây là phương thức chủ yếu. Ngoài ra, ở những tế bào rễ còn non, vách của tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và các ion khoáng. Nấm rễ là dạng thích nghi tự nhiên.
II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
 Đáp án phiếu học tập:
Chỉ tiêu so sánh
Hấp thụ nước
Hấp thụ ion khoáng
Thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác) , nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
Khi có sự chênh lệch thế nước giữa đất(hoặc môi trường dinh dưỡng) và tế bào lông hút. Do quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước trong tế bào lông hút hoặc nồng độ các chất tan trong rễ cao.
Các ion khóang di chuyển vào tế bào rễ một cách có chọn lọc 2 theo cơ chế: Chủ động và thụ động.
- Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất hoặc môi trường dinnh dưỡng (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion thấp hơn)
- Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao di chuyển từ đất hoăc môi trường dinh dưỡng vào rễ ngược chiều gradien nồng độ. Có sự tiêu tốn năng lượng
Khi có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng giữa đất và tế bào lông hút (theo cơ chế thụ động) hoặc có sự tiêu tốnnăng lượng ATP(theo cơ chế chủ động)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Sau khi hoàn thành phiếu học tập GV đặt câu hỏi:
Điểm khác biệt cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng là gì?
HS căn cứ vào bảng so sánh để trả lời.
Nước và ion khoáng sau khi đi vào lông hút của rễ sẽ được vận chuyển như thế nào?
GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 1.3 (chưa có ghi chú). Con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ, bằng kiến thức đã học hãy điền các ghi chú cho phù hợp vào hình vẽ.
Sau khi học sinh hoàn thành phần ghi chú, giáo viên chính xác hóa rồi yêu cầu học sinh cho biết: “Những con đườngdi chuyển của nước và các ion khoáng từ đất vào rễ?”
GV: Đai Caspari có vai trò gì?
HS: Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển các chất vào trung trụ.
GV yêu cầu học sinh thực hiện lệnh III.1 SGK. Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
GV: Hệ rễ cây có ảnh hưởng đến môi trường không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
HS:
Hệ rễ cây có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường. Ví dụ: rễ một số loài thực vật thủy sinh (bèo tây, bèo cái) có khả năng hấp thụ và tích lũy các ion kim lọai nặng; cây sậy (Phragmites communis) có khả năng hấp thụ và tích lũy với nồng độ cao các chất độc hại như ammoniac, phenol
Ảnh hưởng của dịch tiết của rễ đến môi trường: Rễ cây giải phóng CO2 từ quá trình hô hấp, thải dịch tiết chứa các chất hữu cơ, ảnh hưởng đến pH và hệ sinh vật vùng rễ làm thay đổi tính chất li-hóa của đất.
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
Nước và ion khoáng di chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
Con đường thành tế bào-gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào.
Con đường chất nguyên sinh- không bào: Xuyên qua tế bào chất của tế bào.
III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu), độ axit (pH) và lượng oxi của môi trường (độ thoáng khí) các nhân tố này ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của lông hút do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
4. Củng cố:
3.1. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu cây sẽ bị chết?
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu oxi. Thừa oxi làm phá hại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, căn bằng nước trong khi cây bị phá hủy và cây bị chết.
3.2. Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trong nước ngập măn?
Để sống được trên đất ngập mặn tế bào của cây có áp suất thẩm thấu cao hơn (dịch bào phải ưu trương) so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết.
5. Dặn dò:
Đọc phần tóm tắt và mục em có biết ở cuối bài.
Tuần Tiết 
Bài 2: 	VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
- Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
- Con đường vận chuyển
- Thành phần của dịnh vận chuyển
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
2. Kĩ năng tư duy
- Rèn luyện một số kĩ năng
- Khai thác kiến thức trong hình vẽ
- Tư duy logic
- Hoạt động nhóm
II. TRỌNG TÂM BÀI.
- Cấu tạo của cơ quan vận chuyển vật chất từ rễ lên lá.
- Mô tả được cơ quan vận chuyển sản phẩm đồng hóa của quang hợp từ lá.
- Mô tả được dòng vận chuyển ngang lưu thông giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
- Phân biệt cấu tạo, thành phần dịch vận ch ... n thu tinh?
Có mấy hình thức thụ tinh?
Thế nào là thu tinh ngoài?
Thế nào là thụ tinh trong?
Ưu thế của thụ tinh trong hơn thu tinh ngoài chỗ nào?
Tại sao đa số động vật bậc cao lại sinh con?
Nêu ví dụ?
Tại sao động vật lương cư và các động vật thấp Hơn như bò sát, chim lại đẻ trứng?
So sánh nà nêu được sự hoàn thiện về phưong thức sinh sản?
 D. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN.
- Học sinh đọc nội dung SGK trong khung cuối bài
- Sinh sản vô tính ở động vật và thực vật có gì giống và khác nhau?
E. DẶN DÒ
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
Tuần Tiết 
BÀI : 	CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.
+ Nêu được cơ chế điều hoà sản sinh trứng.
II. TRỌNG TÂM BÀI.
- Cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Cơ chế điều hoà sản sinh trứng.
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh phóng to cơ chế điều hoà sinh tinh.
Tranh phóng to cơ chế điều hoà sinh trứng.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Sinh sản hữu tính là gì?
3. Bài mới.
a. Mở bài:
GV giới thiệu cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh và trứng. Hệ thần kinh và môi trường sống. đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
b. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS quan sát hình SGK.
- Cho biết tên các hoocmôn kích thích?
- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng như thế nào?
giải thích quá trình học động của các hoocmôn trên?
- Cho biết tên các hoocmôn kích thích?
- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng như thế nào?
giải thích quá trình học động của các hoocmôn trên?
HS làm việc vối SGK
Nêu một số ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng?
I. Cơ chế điều hoà sinh tinh.
- các hoocmôn kích thích sinh tinh trùng là hoocmôn FSH và LH (còn gọi là ICSH) của tuyền yên và testosteron của tinh hoàn. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
- FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
- LH kích thích tế bào kẽ san xuất ra testosteron.
- Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và ICSH nên nồng độ các hoocmôn này giảm dẫn đến tế bảo kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron không gây ức chế lên vùng duới đồi và tuyến yên nữa nên hai bộ phân này lại tăng tiết hoomôn.
II. Cơ chế điều hoà sinh trứng.
- Các hoocmôn tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmôn FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình, chín và rụng trứng.
- FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồn tế bào hat bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất ra ơstrôgen).
- LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. thể vàng tiết ta hoocmôn prôgesteron và ơstrôgen. Hai hoocmôn này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yến tiết GnRH, FSH và LH.
III. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- căng thẳng thần kinh kéo dài (tress): làm giải sinh tinh trùng.
- hiện diện của mùi con đực: ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trứng và rụng trứng.
- thiếu ăn, suy dinh dưỡngcũng ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và rụng trứng.
- Nghiện thuốc, nghiện rượugây rối loạn quá trình sinh tinh và sinh trứng.
4. Củng cố:
Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
5. Dặn dò:
Đọc phần cuối bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Tuần Tiết 
BÀI : 	ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ 
	SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật
+ Nêu được sinh để có kế hoạch là gì và giải thích được tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch.
+ Kể tên được một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được các cơ chế tác dụng của chúng.
II. TRỌNG TÂM BÀI.
- Điều khiển sinh sản ở động vật
- Sinh đẻ có kế hoạch ở người
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh phóng to hoặc một số mẫu dụng cụ tránh thai
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Cơ chế điều hoà sinh trứng?
3. Bài mới.
a. Mở bài:
GV giới thiệu cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh và trứng. Hệ thần kinh và môi trường sống. đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
b. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS làm việc với SGK
Trình bày một số biện pháp làm thay đổi số con?
Nêu ví dụ?
HS làm việc với SGK
Sinh đẻ có kế họach là gì?
Các biện pháp tránh thai?
I. Điều khiển sinh sản ở động vật
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
a. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp
VD1: Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới của não của các lòai cá khác cho cá mè, cá trắm cỏ làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn lấy trứng đem thụ tinh nhân tạo, đem ấp nở ra cá con
VD2: tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu bò làm cho trứng chín và rụng nhiều cùng nột lúc, thụ tinh nhân tạo với tinh trùng chuẩn bị sẵn
b. Thay đổi các yếu tố môi trường
VD: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà làm cho gà đẻ 2 trứng một ngày.
c. Nuôi cấy phôi
Tùy theo mục đích người ta có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
VD1: tiêm hoocmôn kích thích trứng chín và rung nhiều trứng cùng một lúc, lấy ra ngoài đem thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng đến một giai đọn nhất định sau đó đem cấy vào tử cung của con cái.
VD2: tiêm hoocmôn kích thích sự chín và rụng của trứng, lấy các trứng đó ra ngoài đem thụ tinh nhân tạo tạo thành hợp tử, khi hợp tử ở giai đoạn phân chia (khoảng vài tế bào) tách những tế bào đó ra, nuôi dưỡng tiếp tục để cho mỗi tế bào phát triển thành hợp tử sau đó cấy vào tử cung của con cái.
II. Sinh đẻ có kế họach ở người
1. Sinh đẻ có kế họach là gì?
 Sinh đẻ có kế họach là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khỏang cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai.
- Tính ngày trứng rụng để tránh giao hợp vào ngày đó
- Sử dụng bao cao su tránh thai
- Thuốc viên tránh thai
- Sử dụng dụng cụ tử cúng chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử cung.
- Triệt sản nữ, cắt và thắt 2 đầu của ống dẫn trứng.
- Triệt sản nam: cắt và thắt hai đầu ống dẫn tinh
- Ngoài ra còn có thể sử dụng một số biện pháp như: sử dung thuốc diệt tinh trùng, mũ tử cung, xuất tinh ngoài âm đạo
4. Củng cố:
- Điều khiển sinh sản ở dộng vật
- Các biện pháp tránh thai
5. Dặn dò:
Đọc phần cuối bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Tuần Tiết 
BÀI : 	ÔN TẬP CHƯƠNG II.II,IV (t1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Tổng hợp kiến thức chương II, III,IV
II. TRỌNG TÂM BÀI.
Nội dung chương II,II,IV
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Khái niệm về hướng động
Các kiểu hướng động
Khái niệm về ứng động
Các kiểu ứng động
Khái niệm cảm ứng ở động vật
Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức.
Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
Khái niệm điện thế nghỉ 
Cơ chế hình thành điện thể nghỉ
Điện thế hoạt động
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
Khái niệm xináp
Cấu tạo xináp
Quá trình lan truyền của điện thế hoạt động qua xináp
Tập tính là gì?
Phân loại tập tính
Cơ sở thần kinh của tập tính.
Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
Cơ chế điều hoà sinh tinh 
Khái niệm
Hoomôn ức chế sinh trưởng
Phát triển là gì?
CHƯƠNG II
HƯỚNG ĐỘNG
- Khái niệm về hướng động
- Các kiểu hướng động:
ỨNG ĐỘNG
- Khái niệm về ứng động
- Các kiểu ứng động
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
- Khái niệm cảm ứng ở động vật
- Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức.
- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh.
ĐIỆN THẾ NGHỈ
- Khái niệm điện thế nghỉ
- Cơ chế hình thành điện thể nghỉ.
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
- Điện thế hoạt động 
- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
TRUYỀN TIN QUA XINÁP
- Khái niệm xináp
- Cấu tạo xináp
- Quá trình lan truyền của điện thế hoạt động qua xináp 
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
- Tập tính là gì?
- Phân loại tập tính
- Cơ sở thần kinh của tập tính.
- Một số hình thức học tập ở động vật.
- Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
CHƯƠNG III
SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
- Cơ chế điều hoà sinh tinh.
- Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
HOOCMÔN THỰC VẬT
- Khái niệm:
- Hoomôn kích thích.
- Hoomôn ức chế sinh trưởng.
PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
- Phát triển là gì?
- Những nhân tố chi phối sự ra hoa.
- Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển.
- Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển.
4. Củng cố:
Nội dung các chương
5. Dặn dò:
Xem tiếp các bài còn lại chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo.
Tuần Tiết 
BÀI : 	ÔN TẬP CHƯƠNG II.II,IV (t2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Tổng hợp kiến thức chương II, III,IV
II. TRỌNG TÂM BÀI.
Nội dung chương II,II,IV
III.THIẾT BỊ DẠY HỌC
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
Sinh trưởng và phát triển qua biến thái?
Các nhân tố bên trong?
Các nhân tố bên ngoài?
Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người?
Khái niệm chung về sinh sản?
Sinh sản vô tính ở thực vật?
Khái niệm?
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa?
Sinh sản vô tính là gì?
Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
Ứng dụng?
Sinh sản hữu tính là gì?
Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật? 
Cơ chế điều hoà sinh tinh?
Cơ chế điều hoà sinh trứng?
Điều khiển sinh sản ở động vật?
Sinh đẻ có kế họach ở người?
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
- Các nhân tố bên trong
- Các nhân tố bên ngoài
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
- Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản vô tính ở thực vật
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
- Khái niệm
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
- Sinh sản vô tính là gì
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Ứng dụng
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
- Sinh sản hữu tính là gì?
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
- Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
- Điều khiển sinh sản ở động vật
- Sinh đẻ có kế họach ở người
4. Củng cố: Nội dung các chương
5. Dặn dò:
Xem tiếp các bài còn lại chuẩn bị cho thi HKII.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 11 tron bo.doc