Giáo án Sinh học 11 kì 1

Giáo án Sinh học 11 kì 1

Tiết 1 – Bài 1.

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I – Mục tiêu.

 Sau khi học xong bài này học sinh phải.

1. Kiến thức.

– Trình bày đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

– Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

– Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng

2. Kỹ năng.

– Rèn luyện kĩ năng tư duy

3. Giáo dục.

– Lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây xanh

II – Phương tiện.

– Tranh vẽ 1.1, 1.2, 1.3

 

doc 54 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 4: Sinh học cơ thể
Chương 1 – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
A – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
Tiết 1 – Bài 1. 
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I – Mục tiêu.
	Sau khi học xong bài này học sinh phải.
1. Kiến thức.
– Trình bày đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
– Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
– Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng
2. Kỹ năng.
– Rèn luyện kĩ năng tư duy
3. Giáo dục.
– Lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây xanh
II – Phương tiện.
– Tranh vẽ 1.1, 1.2, 1.3
III – Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. Không
3. Bài mới.
GV: Nêu vai trò của nước và khoáng đối với cây, cây lấy những chất đó như thế nào ?
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
GV. Giới thiệu tranh 1.1, 1.2
HS. Trả lời phần lệnh
+ Cấu tạo ngoài của hệ rễ
+ Mối liên hệ nguồi nước và hệ rễ
GV. Liên hệ với thực tế bón phân cây trồng
GV. Giới thiệu các phần của rễ cây
H. Sự phát triển của hệ rễ ảnh hưởng tới diện tích hấp phụ của hệ rễ
HS. Liện hệ với thực vật thủy sinh
Hoạt đông 2.
GV. Rễ cây hút nước và khoáng như thế nào?
HS. Nghiên cứu SGK
H. Sự hấp phụ nước và ion khoáng vào trong cây ntn? Do nguyên nhân nào gây ra
HS. Lờy ví dụ bằng các hiện tượng thức tế
H. Vì sao nước lại qua mạch gỗ, có những con đường nào đưa nước vào mạch gỗ
H. Con đường nào đưa nước vào mạch gỗ nhanh hơn
Hoạt động 3.
HS. Tình hiểu tác nhân chính gây ra các hiện tượng sau
Tác nhân
Hiện tượng
..
Cây chết do ngập úng
..
Cây bi héo do bón phân hóa học với liều lượng cao
..
Vùng đất sử dụng phân hóa học lâu ngày khi trồng cây lá cây thường bị vàng
GV. Tổng kết nội dung chính
I – Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng.
1. Hình thái của hệ rễ.
- Rễ cây sinh trưởng liên tục
- Có khả năng lan tỏa và hướng tới nguồn nước
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp phụ.
- Rễ cây cạn hấp phụ nước và ion khoáng chủ yếu qua lông hút
- Rễ cây sinh trưởng làm tăng nhanh số lượng lông hút (diện tích hấp phụ tăng)
- Riêng
+ Thực vật thúy sinh hấp thụ nước và khoáng trên toàn bộ cơ thể
+ Thực vật không có lông hút (Thông, Sồi) hấp thụ nước và khoáng nhờ vào nấm ở hệ rễ
II – Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a. Hấp thụ nước.
Sự xâm nhập nước từ đất vào rễ theo cơ chế thụ động: Nước từ môi trường nhược trương đến ưu trương
Do. – Sự thoát hơi nước ở lá
 – Nồng độ chất tan cao
b. Hấp phụ ion khoáng
Cây hấp phụ ion khoáng theo 2 cơ chế
+ Chủ động: Ngược građien nồng độ có sự dụng ATP
+ Thụ động: Đi từ nới có nồng độ ion cao đến thấp
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào các mạch gỗ của rễ
+ Con đường gian bào: Nước kẽ tế bào đaiCaspari TBC trung trụ
+ Con đường đi qua tế bào chất
III - ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp phụ nước và ion khoáng ở rễ cây
Tác nhân
Hiện tượng
Ôxi
Cây chết do ngập úng
áp xuất thẩm thấu
Cây bi héo do bón phân hóa học với liều lượng cao
pH
Vùng đất sử dụng phân hóa học lâu ngày khi trồng cây lá cây thường bị vàng
TL. Ôxi, áp xuất thẩm thấu, pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và các ion khoáng
4. Củng cố. HS. 	+ Đọc phần ghi nhớ
	+ Trả lời cây hỏi cuối bài	
5. Dặn dò. 	Học bài, chuẩn bị bài số 2
Tiết 2 – Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I – Mục tiêu.
	Sau khi học xong bài này học sinh phải.
1. Kiến thức.
– Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây
	+ Con đường vận chuyển
	+ Thành phần của dịch được vận chuyển
	+ Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
2. Kỹ năng.
– Rèn luyện kĩ năng tư duy, quan sát, tổng hợp, khái quát hóa
3. Giáo dục.
– Lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
II – Phương tiện.
– Tranh vẽ 2.2, 2.3,2.4 hoặc máy chiếu projecto
III – Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Câu 1: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước và hấp thu ion khoáng?
Câu 2: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Đáp án: 	Câu 1:
	Câu 2: mục II – Bài 1
3. Bài mới.
GV: Nước được rễ cây hấp thụ rồi được vận chuyển đến cơ quan nào và vận chuyển như thế nào?
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
GV. Nêu ví dụ cắm hoa và hiện tượng vận chuyển các chất trong cây
Hoạt động 1
GV. Giới thiệu tranh 2.2
HS. Quan sát và mô tả cấu tạo của mạch gỗ
HS. So sánh 2 loại mạch trên
Giống nhau:
+ TB chết, thực hiện chức năng mạch dẫn. Không có màng, bào quan -> ống rỗng
+ Thành được linhin hóa, có sự thủng lỗ
+ Các quản bào, mạch ống xếp sít nhau, lỗ bên tạo thành các cặp lỗ tạo thành con đường vận chuyển ngang
Khác nhau
Quản bào
Mạch ống
+ TB dài, hình thoi
TB ngăn hơn, rộng
+ Xếp theo hình thẳng đứng
+ 2 đầu đục lỗ, xếp đầu kề -> ống dài và rộng
H. Mạch gỗ có vai trò gì với đời sống của TV
VD. Cây Bạch đàn cao 50m, chúng cần động lực gì để đẩy nước, các chất khoáng lên lá?
HS. Giải thích các hiện tượng
+ Hiện tượng ứ dọt ở lá
+ Nước trong lọ hoa cạn dần
+ Nước trong ống pipet dâng lên
GV. Chuẩn hóa kiến thức
Hoạt đông 2.
H. Mạch dây có vai trò gì ?
(Vận chuyển chất dinh dưỡng theo nhiều hướng...vận chuyển chậm)
GV. Giới thiệu hình 2.5
HS. Quan sát và mô tả cấy tạo của mạch rây
GV. Chuẩn hóa kiến thức
HS. Nghiên cứu SGK, cho biết thành phần của dịch mạch rây
H. Động lực của dòng mạch rây
I – Dòng mạch gỗ
1. Cấy tạo mạch gỗ.
Gồm:
+ Các tế bào kéo dài
+ Màng ngăn đã có sự thủng lỗ
+ Màng dày và hóa gỗ theo các kiểu khác nhau (linhin hóa)
+ Bên trong không có TBC (Tế bào đã chết)
+ Có 2 loại mạch gỗ: Quản bào và mạch ống
+ Các ống rỗng xếp sít nhau và có sự thủng lỗ ngang
2. Thành phần của dịch mạch gỗ.
Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và các ion khoáng, các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (aa, VTM, hoocmôn ... )
3. Động lực của dòng mạch gỗ
+ Lực đẩy
+ Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch
II – Dòng mạch dây.
1. Cấu tạo của mạch rây.
Gồm các tế bào sống: 
+ Là những ống hình rây và tế bào kèm
+ Không có nhân, có màng sinh chất, tế bào chất và một số bào quan
+ Các tế bào nối với nhau qua bản rây
Bên cạnh là các tế bào kèm, có nhân và rất giàu ti thể -> cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển chủ động của một số thành phần trong mạch rây
2. Thành phần của dịch mạch rây.
+ Chứa chủ yếu là saccarozơ, ATP, nguyên tố khoáng sử dụng lại, aa, VTM, Hoocmôn. Giàu K+ có độ pH = 8 -> 8.5
3. Động lực của dòng mạch rây.
Sự vận chuyển dòng mạch rây được thực hiện dưới dòng áp xuất thấp do sự chêng lệc của ASTT giữa các cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, hạt ...)
4. Củng cố.
	HS. 	+ Trả lời cây hỏi cuối bài, trả lời bảng sau
Đặc điểm
Mạch gỗ
Mạch rây
Cấu tạo
-Là các tế bào chết tạo ống rỗng, linhin hoá
-Là các tế bào sống ống hình rây và tế bào kèm
Thành phần dịch
-Chủ yếu là nước và các ion khoáng.
-Chủ yếu là saccarôzơ và giàu ion K+
Động lực di chuyển
dòng dịch
-Do lực đẩy, sự liên kết giữa các phân tử nước và sự thoát hơi nước qua lá.
-Dòng di chuyển nhanh
-Chiều di chuyển từ dưới lên trên
-Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa 2 đầu của mạch rây nguồn và cơ quan chứa
-Dòng di chuyển chem.
-Chiều di chuyển chủ yếu từ trên xuống dưới
5. Dặn dò.	+ Học bài, chuẩn bị bài số 3
Tiết 3 – Bài 3. thoát hơi nước
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I – Mục tiêu.
	Sau khi học xong bài này học sinh phải.
1. Kiến thức.
– Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật
– Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước
– Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
2. Kỹ năng.
– Rèn luyện kĩ năng tư duy, quan sát, tổng hợp, khái quát hóa
3. Giáo dục.
– Lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây trồng, rừng.
II – Phương tiện.
– Tranh vẽ 3.1, 3.2,3.3 hoặc máy chiếu projecto
III – Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Câu 1: Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá ?
Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?
Đáp án: 	Câu 1:
	Câu 2: mục I.3 – Bài 2
3. Bài mới.
GV: 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
GV. Nêu một số hiện tượng thoát hơi nước trong đời sống hàng ngày
H. Thoát hơi nước ở thực vật là gì? Thực vật có những cơ quan nào có thể thoát được nước
HS. Dưa vào bài 2, tranh 3.1 em hãy cho biết vai trò của qúa trình thoát hơi nước
Bổ sung: 1 ngày 1 cây thoát khoảng 200 l nước, với cây cao 100m F = 100atm, lượng nước thoát ra > 100 lần lượng khí CO2 thu vào
Hoạt động 2.
GV. Giới thiệu bảng 3, hình 3.2,3.3
HS. Quan sát bảng 3, hình 3.2,3.3 và trả lời phần lệnh
GV. Chuẩn hóa kiến thức
GV. Giới thiệu 2 con đường thoát nước ở thực vật
HS. Trình bày cấu tạo của khí khổng
GV. Bổ sung cơ chế đống mở của khí khổng
+ Khi có ánh sáng đường được tao ra -> ... -> khí khổng mở
+ Khi không có ánh sáng ..... -> Khí khổng đóng
Hoạt động 3.
H. Lượng nước thực vật thoát ra chủ yếu ở đâu? do những tác nhân nào/
GV. Chuẩn hóa kiến thức
H. Chúng có ảnh hươgnr như thế nào tới thực vật. Lượng nước lấy vào và lượng nước thoát ra có mối quan hệ như thế nào?
Hoạt động 4.
HS. Trình bày sự trao đổi nước ở thực vật? 
H. Để cây có thể sinh trưởng và phát triển bình thường được thì lượng nước trao đổi phải như thế nào? ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp?
GV. Chuẩn hóa kiến thức
I – Vai trò của quá trình thoát hơi nước.
Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu và một phần qua thân cành
 – Vai trò.
+ Động lực chủ yếu của quá trình hút và vận chuyển nước từ rễ lên lá
+ Giảm nhiệt độ của cây 6 -> 7℃,tránh cho cây bị nóng (có thể gây rối loạn sinh lí của cây)
II – Thoát hơi nước qua lá.
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước.
+ Trên bề mặt lá có rất nhiều lỗ khí, đây là cơ quan thoát nước chủ yếu ở thực vật
+ Ngoài ra nước còn được thoát ra qua lớp cutin (Khi là chưa bị lớp cutin dày che phủ). Đối với cây có tầng cutin dày thì nước không thoát qua được
2. Hai con đường thoát nước ở thực vật.
* Qua khí khổng (đây là đươcf thoát nước chính của thực vật)
+ Sự thoát nước phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào lượng nước trong tế bào
 - Tế bào trương nước thì khí khổng mở
 - Tế bào mất nước khí khổng đóng
+ Khi thiếu nước a Apxixic được tiết ra và ức chế enzim Amilaza -> giảm lượng đường -> Khí khổng đóng
* Qua cutin
Tầng cutin dày làm giảm lượng nước thoát ra ngoài
III – Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
Sự thoát hơi nước qua cutin rất thấp, nên ít ảnh hưởng. Sư đóng mở của khí khổng có vai trò quyết định đến lượng nước thoát ra ngoài
+ Nước có trong không khí và lượng được rễ cung cấp có vai trò quyết định đến việc đóng mởi của khí khổng
+ ánh sáng: Tham ra sự điều tiết đóng mở lỗ khí
+ hiết độ, gió, một số ion khác . ... uan trao đổi khí ở thực vật, động vật?
-Động vật là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
- Thực vật là tất cả các bộ phận có khả năng trao đổi khí chủ yếu là khí khổng và lỗ vỏ( bì khổng) ở thân cây.
H. So sánh sự trao đổi khí ở thực vật và động vật?
Thực vật
Động vật
Giống nhau
- Cùng lấy O2 và thải CO2
- Trao đổi khí qua hô hấp
Khác nhau
Trao đổi khí qua quang hợp 
- Các cơ quan trao đổi khí chủ yếu là khí khổng và lỗ vỏ ở thân
- Các cơ quan trao đổi khí là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi
V. Hệ tuần hoàn ở động vật.
Thực vật 
Động vật
Hệ thống vận chuyển
Mạch gỗ và mạch rây
Tim và hệ thống mạch
Động lực vận chuyển
-Mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
-Mạch rây là do chênh lệch áp suất thẩm thấu 
-Do sự co bóp của tim tạo ra áp lực đẩy máu vận chuyển trong vòng tuần hoàn
GV. Giới thiệu hình 22.3- Sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống 
HS. Hoàn thiện sơ đồ
- Hệ tiêu hoá tiếp nhận các chất dinh dưỡng rồi biến đổi đưa vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận ôxy đưa vào hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất đến các tế bào của cơ thể.
- Các chất bài tiết của trao đổi chất được hệ tuần hoàn vận chuyển đến thận và phổi để bài tiết ra ngoài.
VI. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
	*Hoàn thiện sơ đồ
	4. Củng cố.
GV. Nhắc lại kiến thức của chương trình
	5. Dặn dò.
Học bài, chuẩn bị bài 23
Chương 2 – cảm ứng
A – Cảm ứng ở thực vật
Tiết 23 – Bài 23: hướng động
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I. Mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức
- Học sinh phải phát biểu được định nghĩa về cảm ứng và hướng động.
- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động( ánh sáng, trọng lực, hoá, nước, sự tiép xúc).
- Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây.
2. Kĩ năng.
	- Rèn kĩ năng quan sát, khái quát hóa
3. Giáo dục.
	- Thái độ yêu thích môn học,
II. Phương tiện.
	- Tranh vẽ Hình 22.1- 22.2- 22.3- 22.4 SGK, hoặc máy chiếu
III. Tiến trình bài ging.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. (Không)
3. Bài mới:
GV. Cảm ứng là khả năng của thực vật phản ứng đối với khích thích
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
GV. Giới thiệu hình 23.1- 23.2
H. Em có nhận xét gì về phản ứng của cây trước các k.thích -> Hướng động -> HĐ?
HS. Trả lời câu lệnh: 
a.Chiếu sáng từ 1 phía cây hướng về phía chiếu sáng.
b.Không có ánh sáng cây mọc vống và có màu vàng úa.
c.ánh sáng bình thường cây mọc thẳng, khoẻ lá xanh lục.
H. Hình thức trả lời các kích thích của 1 bộ phận cây như thế nào?
+Do sự phân bố và tác dụng auxin với các bộ phận của cây.
Hoạt đông 2.
GV. Giới thiệu hình 23.2
H. Em có nhận xét gì về phản ứng của ngọn và rễ cây trước kích thích là ánh sáng?
GV. Giới thiệu hình 23.3
H. Em có nhận xét gì về phản ứng của ngọn và rễ cây trước kích thích là trọng lực (đất)?
HS. Trả lời câu lệnh.
Do giá thể quay nên loại bỏ tác động của trọng lực do đó ngọn và rễ mọc theo hướng nằm ngang song song với đất.
GV. Giới thiệu hiện tương rễ cây hướng hóa chất trong tự nhiên.->Hướng hóa là gì
GV. Mô tả thí nghiệm trồng cây trên chậu nghiêng -> Hướng nước là gì?
GV. Giới thiệu hình 23.4
HS. Kể tên 1 số loại cây có tua, thân quấn quanh giá thể? Tại sao tua cuốn, thân cây 1 số loài lại cuốn quanh giá thể?
H. Em có nhận xét gì về vai trò của hướng động đối với đời sống của cây?
I. Khái niệm hướng động.
1. Khái niệm.
- Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 phía.
2. Các loại hướng động-Cơ chế.
a) Các loại hướng động.
- Hướng động dương:1 bộ phận của cây sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
- Hướng động âm:1 bộ phận của cây sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.
b) Cơ chế.
- Do sự sinh trưởng khác nhau của các nhóm tế bào phía có kích thích và không có kích thích.
II. Các kiểu hướng động.
1. Hướng sáng.
- Ngọn cây hướng sáng dương còn rễ cây hướng sáng âm.
2. Hướng trọng lực. (hướng đất)
- Ngọn cây hướng trọng lực âm còn rễ cây hướng trọng lực dương.
3. Hướng hoá.
- Tuỳ theo từng loại hoá chất và bộ phận cây bị kích thích mà có tính hướng khác nhau.
4. Hướng nước.
- Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước ( hướng dương).
5. Hướng tiếp xúc.
- Một số thực vật ( mướp, bầu, bí) tua cuốn hướng dương với giá thể tiếp xúc.
III. Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật
-Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi với những biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
4. Củng cố.
H. Vai trò của Auxin trong hướng động:
- Khi chiếu sáng ở 1 phía auxin chủ động di chuyển từ phía bị kích thích (phía được chiếu sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối hơn) do đó nồng độ auxin phía không được chiếu sáng sẽ cao hơn phía được chiếu sáng.
- Nồng độ auxin có tác dụng trái ngược nhau trong các tế bào ở ngọn, thân với các tế bào ở rễ.
- Các tế bào ở thân và ngọn có nồng độ auxin cao hơn sẽ kích thích sự kéo dài các tế bào và sinh trưởng nhanh hơn nhưng với các tế bào ở rễ lại có tác dụng ngược lại.
- Sự sinh trưởng không đồng đều ở 2 phía làm cho thân, rễ bị uốn cong dẫn đến thân, ngọn hướng dương còn rễ hướng âm với kích thích là ánh sáng chiếu từ 1 phía.
5. Dăn dò.
Học bài, chuẩn bị bài 24
Tiết 24 – Bài 24: ứng động
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I. Mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức
- Học sinh phải nêu được khái niệm ứng động.
- Phân biệt được giữa ứng động và hướng động.
- Phân biệt được bản chất của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
- Nêu được một số ví dụ về ứng động không sinh trưởng.
- Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống thực vật.
2. Kĩ năng.
	- Rèn kĩ năng quan sát, khái quát hóa
3. Giáo dục.
	- Thái độ yêu thích môn học,
II. Phương tiện.
	Tranh vẽ Hình 24.1- 24.2- 24.3- 24.4 SGK, hoặc máy chiếu
III. Tiến trình bài ging.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 
Câu hỏi 1: Thế nòa là hướng động, trình bày các kiểu hướng động?
Đáp án: Mục I, II bài 23
3. Bài mới:
HS. Quan sát hình 23.1 và 24.2 cho biế sự khác biệt
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
H. So sánh phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa? ( Tác nhân kích thích ) 
-> Khái niệm ứng động là gì?
GV. Tuỳ theo các nguồn kích thích người ta chia ra các loại ứng động tương ứng.
Hoạt động 2.
GV. Giới thiệu hình 24.1
( Phản ứng sinh trưởng của cụm hoa )
H. ứng động sinh trưởng là gì?
GV. Giới thiệu hình 24.2 -24.3
*Cơ chế nào làm lá cây xấu hổ cụp khi có va chạm và làm khí khổng đóng, mở? (do sự thay đổi tính thấm nước và co rút của chất nguyên sinh)
H. So sánh với ứng động sinh trưởng
H. ứng động có vai trò như thế nào với đời sống của cây?
I. Khái niệm ứng động.
1. Khái niệm.
- ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
2. Các loại ứng động.
-Quang ứng động(Hoa Bồ Công Anh), thuỷ ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động(Hoa TuyLip), điện ứng động
II.Các kiểu ứng động.
1. ứng động sinh trưởng.
- Là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan ( lá, cánh hoa) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích ngoại cảnh ( ánh sáng, nhiệt độ) không định hướng.
- Ví dụ: Hoa của cây bồ công anh nở lúc sáng và cụp lại lúc tối hoặc ánh sáng yếu.
2. ứng động không sinh trưởng.
- Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
- Ví dụ: Sự cụp lá của cây xấu hổ khi có va chạm, sự đóng mở của khí khổng 
Nguyên nhân: 
 + Do sự biến đổi 
 + Do xuất hiện các kích thích lan truyền
3. Vai trò của ứng động.
- Giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.
4. Củng cố.
Hoàn thành phiếu học tập
So sánh giữa hướng động và ứng động
Hướng động
ứng động
Giống 
nhau
- Đều là phản ứng của 1 bộ phận thực vật trước các kích thích để thích nghi.
Khác
 nhau
- Kích thích có định hướng
- Phản ứng diễn ra chậm
- Sự phản ứng có liên quan đến sự sinh trưởng của tế bào
- Sự sinh trưởng của tế bào 2 phía đối diện diễn ra chậm.
- Do tác động của các hoocmôn chủ yếu là auxin. 
- Kích thích không định hướng
-Phản ứng diễn ra nhanh
- Có hoặc không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.
- Sự sinh trưởng của tế bào 2 phía đối diện diễn ra nhanh.
- Do tác động của các hoocmôn hoặc do tính thấm nước của tế bào 
5. Dăn dò.
Chuẩn bị thí nghiệm ở nhà:
1 tổ làm 3 thí nghiệm sau
	+ Trồng cây trong bóng tối
	+ Trồng cây trong bóng tối, có để hở một khe sáng
	+ Trồng cây không tưới nước
	+ Trồng cây đối chứng
Học bài, chuẩn bị bài 25
Tiết 25 – Bài 25: thực hành hướng động
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I. Mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức
- Học sinh phải thực hiện được các thí nghiệm phát hiện hướng sáng và nước của cây.
2. Kĩ năng.
	- Rèn kĩ năng làm thực hành
II. Phương tiện.
Hạt đâu xanh
Khay nhựa
Cát ẩm
Các nhóm làm thực hành trước 10 ngày
III. Tiến trình bài ging.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. (lồng vào bài mới)
3. Bài mới:
I. Nội dung và cách tiến hành.
	- Các nhóm trình bày các thí nghiệm của mình
	- HS. Hãy giải thích kêt quả thu được
- GV. Chỉnh sửa và hoàn thiện kiến thức cho học sinh
II. Thu hoạch.
- HS. Làm tường trình về kết quả thu hoạch được, rút ra nhân xét về các hiện tượng
4. Củng cố
Giới thiệu nội dung cần đạt trong giờ thực hành, nhận xét các nhóm
5. Dặn dò.
Hoàn thành bài thu hoạch, chuẩn bị ôn tập học kì 1
Tiết 26: Ôn tập học kì 1
Ngày soạn: ././. Ngày giảng: ././.
I. Mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh phải
1. Kiến thức
- Học sinh phải mô tả được mối quan hệ dinh dưỡng trong cơ thể thực vật (trao đổi nước, hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng khoáng, quang hợp và sự vận chuyển vật chất).
- Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa quang hợp và hô hấp.
- So sánh được sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và động vật.
- Trình bày được mối liên quan về chức năng của các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết ở cơ thể động vật. 
- Phân biệt được hướng động và ứng động
2. Kĩ năng.
	- Rèn kĩ năng tổng hợp và khái quát hóa
II. Phương tiện.
- Tranh vẽ Hình 22.1- 22.2- 22.3 SGK hoặc máy chiếu đa năng
III. Tiến trình bài ging.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ. 	Lồng vào bài mới
3. Bài mới: 
I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật.
HS. Trình bày mối quan hệ dinh dưỡng của thực vật theo hình 22.1	
HS. Trả lời các câu hỏi 1->7 (19,20 – SBT)
GV. Hoàn thiện kiến thức 
II. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật.
HS. Trình bày mối quan hệ hô hấp và quang hợp ở thực vật theo hình 22.2
HS. Trả lời các câu hỏi 7->23 (20,21,22 – SBT)
GV. Hoàn thiện kiến thức
III. Tiêu hoá ở động vật .
HS. Trả lời các câu hỏi 1->4 (38,39 – SBT)
GV. Hoàn thiện kiến thức
IV. Hô hấp ở động vật.
HS. Trả lời các câu hỏi 4->10 (39,40 – SBT)
GV. Hoàn thiện kiến thức
V. Hệ tuần hoàn ở động vật.
HS. Trả lời các câu hỏi 10->22 (41,42 – SBT)
GV. Hoàn thiện kiến thức
	4. Củng cố.
GV. Nhắc lại kiến thức của chương trình
	5. Dặn dò.
Học bài, chuẩn bị thi học kì 1

Tài liệu đính kèm:

  • docSInh.doc