Giáo án Sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

Giáo án Sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật

B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.

 Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

 Nêu được bản chất của sinh sản vô tính.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

 Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.

 Sử dụng phiếu học tập.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK.

 Máy chiếu.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 19911Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Chu Văn An	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 11	Ngày soạn: 6/4/2008
Tiết: 44	Tuần: 32
B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.
Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Nêu được bản chất của sinh sản vô tính.
2. Kỹ năng 
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi.
Sử dụng phiếu học tập.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK.
Máy chiếu.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Ở thực vật có những hình thức sinh sản nào ? (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính). Vậy ở động vật thì có những hình thức sinh sản nào ? Các hình thức sinh sản đó giống và khác gì so với hình thức sinh sản ở thực vật không ? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta tiếp tục bài
Bài 44. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Từ câu hỏi trên HS trả lời:
- Cho Vd về sinh sản vô tính ?
- Vậy sinh sản vô tính ở động vật là gì ?
- Ở động vật có những hình thức sinh sản vô tính nào ?
- Đặc điểm cơ bản của các hình thức sinh sản đó diễn ra như thế nào ?
- Ở động vật cũng có hai hình thức sinh sản: SSVT, SSHT.
- Vd: Thuỷ tức, trùng giày, con đĩa, ong,
* HS hoàn thành câu hỏi điều dấu vào ô trống:
- Có 4 loại: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.
* HS nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập:
I. Sinh sản vô tính ở ĐV :
- Là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Ví dụ:
II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật :
* Phiếu học tập:
So sánh
Phân đôi
Nảy chồi
Phân mảnh
Trinh sinh
Giống nhau
-Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ NST giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
Khác nhau
- Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.
- Vd: 
- Dựa trên nguyên phân nhiều lần để tạo thành chồi con ® cá thể mới.
- Dựa trên phân mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua nguyên phân tạo ra cơ thể mới.
- Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều tạo ra cá thể mới (n).
* Lệnh các câu hỏi sau phần II
- Tại sao các cá thể con trong SSVT giống hệt cá thể mẹ ?
- SSVT có những ưu điểm gì ?
- Và có những hạn chế gì ?
- Trên cơ sở đó người ta đã có những ứng dụng gì trong chọn giống và trong sản xuất ?
- Nuôi cấy mô là gì ? Cách tiến hành ?
- Ở đây, nuôi cấy mô được tiến hành trên những đối tượng nào?
- Tạo sao chưa thể tạo ra được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao ?
- Nhân bản vô tính là gi ?
( Tế bào xôma: tất cả các tế bào của sinh vật đa bào, trừ tế bào sinh dục, chúng không có chức năng trở thành giao tử, các gen của chúng không truyền cho thế hệ sau. Nó được tạo ra từ nguyên phân, thường có bộ NST 2n. Trong cơ thể chúng mang thông tin di truyền giống nhau.)
- Ví dụ ?
- Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống ?
- Ở người có thể áp dụng phương pháp nhân bảng vô tính được không ? Vì sao ?
- Ý nghĩa ?
* HS thảo luận, trả lời:
- Vì, các thể con nhận được bộ gen giống hệt cá thể mẹ, vì vậy mang các đặc điểm giống mẹ.
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
* HS nghiêu cứu SGK, thảo luận và cho ý kiến:
- Nuôi cấy mô
- Nhân bản vô tính.
- SGK.
- Được tiến hành ở động vật bậc thấp.
- Do tính biệt hoá cao của tế bào động vật có tổ chức cao.
- Con Cừu Đôly.
- Chưa được phép. Vì, còn liên quan đến đạo đức.
III. Những ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính :
1. Ưu điểm :
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
- Tạo ra các thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền trong thời gian ngắn.
- Tạo ra các thể thích nghi tốt với môi trường ổn định, ít biến động.
2. Hạn chế :
- Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn tới hạn loạt cá thể chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
IV. Ứng dụng :
1. Nuôi cấy mô :
- Ở động vật có tổ chức thấp có thể nuôi cấy mô để tạo ra cá thể mới.
- Ở động vật có tổ chức cao có thể nuôi cấy mô để thay thế, chữa bệnh. (Vd: thay vùng da bị bỏng)
2. Nhân bản vô tính :
- Là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứ đó phát triển thành phôi ® cá thể mới.
- Thành tựu: Cừu Đôly là sản phẩm đầu tiên, đến nay đã thành công ở rất nhiều động vật khác: chuột lợn, bò,
- Ý nghĩa: Đối với động vật có tổ chức cao tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc (tế bào xôma). Đối với con người, tạo ra các cơ quan thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 11(1).doc