Giáo án Sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Giáo án Sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

CHƯƠNG IV. SINH SẢN

A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Nêu khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

 Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính.

 Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản của vô tính với con người.

2. Kỹ năng

 Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.

 Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trồng trọt.

II. Phương tiện dạy học:

 Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

 Hình 41.1, 41.2 SGK trang 160, hình 43 SGK trang 169

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Chu Văn An	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 11	Ngày soạn: 30/3/2008
Tiết: 40	Tuần: 29
CHƯƠNG IV. SINH SẢN
A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính.
Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản của vô tính với con người.
2. Kỹ năng 
Thông qua hình ảnh HS cách hệ thống hoá kiến thức.
Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn trồng trọt.
Phương tiện dạy học:
Siêu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
Hình 41.1, 41.2 SGK trang 160, hình 43 SGK trang 169.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Để duy trì nòi giống của mình sinh vật thường phải làm gì ? (Sinh sản). Vậy sinh sản là gì ? Nó diễn ra như thế nào (quá trình, hình thức,) ?...
Bài 41. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* GV đặt vấn đề: 
- Sinh sản là gì ?
- Cho ví dụ ?
- Điều kiện để con người sinh con, cây ra hoa tạo quả (cam, mít,) là gì ?
- Trong khí đó, cây sắn, rêu, dương xỉ thì như thế nào ?
Þ Các hình thức sinh sản ?
- Sinh sản vô tính là gì ?
- Cho ví dụ ?
- Ở thực vật có những hình thức sinh sản nào ?
* HS thảo luận, trả lời:
- Vd: con người sinh con, cây ra hoa tạo quả (cam, mít,), tạo ra cây con của cây rêu, cây dương xỉ, cây sắn,
- Phải có sự kết hợp giưac con đực với con cái (gọi là SSHT)
- Chỉ cần một cơ thể mẹ thì đã tạo ra được cá thể con (SSVT)
* HS nhớ lại kiến thức lớp 6, trả lời:
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
I. Khái niệm chung về sinh sản :
1. Khái niệm : 
- Là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- VD:
2. Phân loại : có 2 hình thức:
- Sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính.
II. Sinh sản vô tính ở thực vật :
1. Khái niệm :
- Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- VD:
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật :
Chỉ tiêu so sánh
Sinh sản bằng bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
- Cây rêu, cây dương xỉ,
- Cây sắn, khoai tây,
Nguồn gốc
- Từ bào tử
- Từ cơ quan sinh dưỡng
Diễn biến
- Thể giao tử ® thể bào tử ® bào tử ® cây mới.
- Từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ ® cây mới.
Số lượng cá thể con
- Số lượng cá thể nhiều.
- Số lượng cá thể ít.
Đặc điểm
- Có sự xen kẻ thế hệ (thể giao tử, thể bào tử
- Không có sự xen kẻ thế hệ.
Phát tán
- Nhanh rộng, phát tán nhờ gió, nước
- Chậm hẹp
- Trên cơ sở đó, người ta đã có những biện pháp gì để giúp thực vật ST&PT nhanh,
- Mỗi phương pháp yêu cầu học sinh phải mô tả cách làm.
- Lệnh trả lời câu hỏi SGK.
- Cách tiến hành của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ?
- Cơ sở khoa học của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ?
- Ý nghĩa của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ?
Þ Sinh sản vô tính có vai trò gì đối với đời sống thực vật và con người ?
- Ghép chồi và ghép cành :
-Chiết cành và giâm cành :
- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật :
* HS thảo luận, trả lời:
* HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:
- Tạo ra số lượng cây nhiều, cây quý có giá trị, giá thành rẻ,.
3. Phương pháp nhân giống vô tính 
a. Ghép chồi và ghép cành :
b. Chiết cành và giâm cành :
c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật :
- Cách tiến hành: Lấy tế bào bất kì bộ phận nào của thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn,). Đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (in vitro) ® cây mới.
- Cơ sở khoa học: Là tính toàn năng của tế bào (khả năng di truyền của tế bào)
- Ý nghĩa: 
+ Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.
+ Giá trị kinh tế cao (số lượng lớn, nhanh, tạo cây quý, giá thành rẻ,)
4. Vai trò của SSVT đối với đời sống thực vật và con người :
a. Vai trò của SSVT đối với đời sống thực vật: giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.
b. Vai trò của SSVT đối với đời sống con người: giâm, chiết, ghép, lai tạo giống cây trồng mới, có giá trị, có năng suất trong nông nghiệp.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 11(2).doc