Giáo án Sinh học 11 bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Giáo án Sinh học 11 bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

B- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu: Sau khi dạy xong, HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái; phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Lấy được các ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Nêu khái niệm biến thái.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

3. Thái độ :

- Nhận thức được những nhu cầu mà cơ thể đòi hỏi trong từng giai đoạn, có thể tác động hữu hiệu vì lợi ích bản thân sinh vật và con người.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi, tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 39657Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	Ngày soạn: 22 /1/2010
Tiết: 38	Ngày dạy:
B- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu: Sau khi dạy xong, HS phải:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái; phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Nêu khái niệm biến thái.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ :
- Nhận thức được những nhu cầu mà cơ thể đòi hỏi trong từng giai đoạn, có thể tác động hữu hiệu vì lợi ích bản thân sinh vật và con người.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi, tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
II. Trọng tâm:
 - Phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến thái .
 - Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Các tranh H 37.1; 37.2; 37.3; 37.4; 37.5 SGK được phóng to.
 - Phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc trước bài 37
IV . Tiến trình lên lớp :
1 . Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : 
Câu 1: Phát triển của thực vật là gì? Những nhân tố nào chi phối sự ra hoa của cây?
3. Bài mới
* ĐVĐ: GV: Về bản chất thì ST và PT ở động vật cũng giống như ở thực vật nhưng có 1 số điểm khác thực vật. Vậy để hiểu rõ về ST và PT ở động vật như thế nào, hôm nay các em sẽ tìm hiểu về vấn đề đó.
* Vào bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Tranh H. 37.2 SGK
(?) Nhận xét gì về kích thước của đứa trẻ từ khi sinh ra đến khí trưởng thành?
(?) Sự tăng chiều dài và trọng lượng cơ thể là nhờ vào quá trình nào?
-> Sinh trưởng ở động vật là gì?
Có sự tăng trưởng về mặt chiều dài và trọng lượng của cơ thể.
Nguyên phân.
Trả lời nhanh.
I. Khái niệm: 
1. Sinh trưởng ở động vật: 
quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Tranh H. 37.1 SGK
(?) Sự hình thành thai nhi trải qua những giai đoạn nào?
-> Phát triển là gì?
(?) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết sự sinh trưởng ở động vật có gì giống và khác sự sinh trưởng ở thực vật?
Thảo luận nhanh trả lời.
Trả lời nhanh.
Giống:
- đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái của các cơ quan và cơ thể.
Khác:
- Ở TV: cả 2 quá trình đều xảy ra gần như suốt cuộc đời .
- Ở ĐV đẻ con: quá trình phân hóa và phát sinh hình thái xảy ra trước khi sinh, còn sau khi sinh chủ yếu là sinh trưởng.
2. Phát triển:
quá trình biến đổi bao gồm ST, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
(?) Sự phát triển ở động vật đẻ con và đe trứng thường trải qua mấy giai đoạn? Đó là các giai đoạn nào?
(?) Dựa vào biến thái, ở động vật có mấy kiểu phát triển? Đó là các kiểu nào?
(?) Thế nào là biến thái ?
- ĐV đẻ trứng: gđ phôi và hậu phôi.
- Đv đẻ con: gđ phôi thai và sau sinh
Trả lời nhanh.
Trả lời.
3. Các kiểu ST và PT:
* Dựa vào biến thái, có 2 kiểu phát triển:
- PT không qua biến thái 
- PT qua biến thái :
 + biến thái hoàn toàn.
 + biến thái không hoàn toàn.
* Biến thái: sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng .
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS nghiên cứu phần II, III SGK , tiếp tục quan sát các H 37.1,2,3,4 để so sánh và thảo luận, sau đó hoàn thành phiếu học tập .
- Cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
- GV treo bảng phụ có sẵn đáp án .
- GV yêu cầu HS giải đáp các lệnh trong SGK:
(?) Cho biết sự khác nhau giữa PT qua biến thái và không qua biến thái ?
(?) Cho biết sự khác nhau giữa PT qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?
- GV nhận xét , bổ sung ,kết luận.
- Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- Hoàn thành kiến thức vào vở.
+ PT không qua biến thái: là kiểu PT mà con non có đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành. Con non PT thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác. 
+ PT qua biến thái hoàn toàn: là kiểu PT mà ấu trùng có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
+PT qua biến thái không hoàn toàn: là kiểu PT mà ấu trùng có hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành . Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
II. Phát triển không qua biến thái và qua biến thái:
(Nội dung phiếu học tập) 
4. Củng cố : H. 37.5 SGK Phát triển của ếch thuộc kiểu phát triển hoàn toàn hay không hoàn toàn? Vì sao? ( Trả lời: PT hoàn toàn vì ấu trùng(nòng nọc) rất khác ếch trưởng thành về hình thái, cấu tạo và sinh lí.)
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi SGK và học bài 34, 35, 36, 37 tiết sau kiểm tra 15 phút.
- Đọc bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm:
Đáp án phiếu học tập
Các kiểu
phát triển
Phát triển không
qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
-Người
- Voi, khỉ
-Bướm
- Tằm, muỗi, ếch,
Châu chấu, cào cào 
Diễn biến 
2 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi thai:(diễn ra trong dạ con của thú)
Hợp tử (phân chia)-> phôi 
(phân hóa ) -> cơ quan -> thai nhi.
- Giai đoạn sau sinh: Con sinh ra lớn lên trưởng thành.
2 giai đoạn:
- Giai đoạn phôi :( diễn ra trong trứng đã thụ tinh)
Hợp tử phân chia - > phôi 
(Phân hóa) -> cơ quan ( ấu trùng chui ra từ trứng)
- Giai đoạn hậu phôi :
 lột xác
Ấu trùng -------> nhộng --> Con trưởng thành
2 giai đọn:
- Giai đoạn phôi :( diễn ra trong trứng đã thụ tinh)
Hợp tử phân chia -> phôi (Phân hóa) -> cơ quan ( ấu trùng chui ra từ trứng)
- Giai đoạn hậu phôi :
Ấu trùng lột xác--> Con trưởng thành
Đặc điểm
- Con non có đặc điểm , hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành.
-Con non PT thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác
Ấu trùng có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác con trưởng thành. Qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian(nhộng ở côn trùng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành . Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Phiếu học tập
Các kiểu
phát triển
Phát triển không
qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
.............................................
..........................................
..........................................
Diễn biến
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
Đặc điểm
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................
...........................................
...........................................
..........................................
.........................................
..........................................
..........................................
...........................................
............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap.doc