I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Mô tả cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp
Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm
Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung tế bào.
Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của màng sinh chất
Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào
2. Kĩ năng: Rèn một số kỹ năng :
Phân tích tranh, hình và nhạn biết kiến thức.
Tư duy so sánh phân tích tổng hợp
Khái quát hóa hoạt động độc lập và hoạt động nhóm
3.Thái độ:
Học sinh thấy được tính thống nhất của tế bào nhân chuẩn
Ngày soạn: 8/10/2009 Tiết dạy: 9 Bài 9,10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt) I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Mô tả cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung tế bào. Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của màng sinh chất Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào 2. Kĩ năng: Rèn một số kỹ năng : Phân tích tranh, hình và nhạn biết kiến thức. Tư duy so sánh phân tích tổng hợp Khái quát hóa hoạt động độc lập và hoạt động nhóm 3.Thái độ: Học sinh thấy được tính thống nhất của tế bào nhân chuẩn II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1.Chuẩn bị của thầy: Tranh vẽ về cấu tạo lục lạp, khung xương tế bào, cấu trúc màng sinh chất (H9.2; 10.1; 10.2; SGK) Lizôxôm và không bào (h.8.1 SGK) Phiếu học tập về nhà 2. Chuẩn bị của trò: Đọc trước bài mới. Ôn phần tế bào nhân thực đã học ở những lớp dưới có hình dung sơ bộ về của tế bào nhân thực Bảng phụ. III. Tiến trình tiết dạy: Ổn định lớp(1’) Kiểm tra bài cũ : Không. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài:(1’)GV: Ngoài những bào quan trong tế bào ta đã học còn 1 số bào quan khác đều có điểm chung là có cấu tạo phù hợp với chức năng cho nên tiết này ta tìm hiểu về những bào quan còn lại của những tế bào. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu về lục lạp. Mục tiêu:Mô tả cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 8’ -Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát tranh 9.2. Trả lời câu hỏi: +Lục lạp có cấu trúc và chức năng như thế nào? - Gọi 1 số H/S bổ sung => hoàn chỉnh kiến thức về cấu trúc lục lạp Liên hệ: - Tại sao lá có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan đến quang hợp không? G/V giảng giải : ta nhìn thấy lá có màu xanh là vì khi ánh sáng chiếu vào lá thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng có màu xanh lục mà không hấp thụ nó => ánh sáng xanh lục mà ta thấy ở lá không liên quan gì đến chức năng quang hợp - Gọi 1 số em bổ sung để tiểu kết về chức năng của lục lạp Liên hệ: - Trong sản xuất làm thế nào để lá nhận được nhiều ánh sáng H/S nghiên cứu độc lập SGK và hình 9.2 .Dựa vào hình vẽ H/S mô tả cấu trúc của lục lạp. Yêu cầu: àCấu trúc: +Ngoài bao bọc bởi 2 lớp màng. +Trong gồm chất nền và hệ thống túi dẹt . àChức năng: Có chứa diệp lục => chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học; sản xuất chất hữu cơ và cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. Cho H/S thảo luận nhanh để trả lời câu hỏi: Sẽ trả lời Lá chứa lục lạp mà trong lục lạp có chứa sắc tố diệp lục => lá có màu xanh (Sai) H/S nghiên cứu tt SGK trang 41 + kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Nêu được VI-Cấu trúc và chức năng của lục lạp: 1.Cấu trúc: Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật: - Ngoài có 2 lớp màng bao bọc - Trong gồm 2 phần: +Chất nền: Không màu chứa ADN và Ribôxôm + Hệ thống túi dẹt gọi là Tilacôit . Màng Tilacôit có chứa diệp lục và các enzim quang hợp . Các Tilacôit xếp chồng lên nhau tạo cấu trúc grana các grana nối với nhau thành hệ thống màng 2. Chức năng: - Lục lạp chứa diệp lục có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học - Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật. Hoạt động 2: Một số bào quan khác. Mục tiêu:Trình bày được chức năng của không bào và lizôxôm TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 6’ - Nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi: + Mô tả cấu trúc của không bào? + Không bào có chức năng gì? Có ví dụ? * Liên hệ: Vì sao ở tế bào động vật còn non có nhiều không bào? * Trình bày cấu trúc và chức năng của lizôxôm? * Giải thích lệnh SGK ở tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào thần kinh loại tế bào nào có nhiều Lizôxôm nhất? Vì sao? * Quan sát (h.8.1b) nghiên cứu tt mục VII.1- SGK, trả lời câu hỏi: yêu cầu nêu được: - Cấu trúc: Có 1 lớp màng - Chức năng: Đa dạng ở động vật và thực vậtGọi H/S: + Ở thực vật không bào chứa chất phế thải, sắc tố, muối khoáng + Ở động vật không bào nhỏ gồm không bào tiêu hóa và co bóp (ĐV nguyên sinh) * Quan sát( H.8.1a) , nghiên cứu tt mục VII..2- SGK trả lời câu hỏi: -Cấu trúc: có 1 lớp màng chứa nhiều enzim thuỷ phân - Chức năng: Phân huỷ các loại tế bào hết hạn sử dụng * Vận dụng kiến thức và chức năng của Lizôxôm và kiến thức củ để trả lời +Tế bàobạch cầu có nhiều Lizôxôm vì bạch cầu có khả năng thực bào VII-Một số bào quan khác: 1. Không bào: a)Cấu trúc: Có 1 lớp màng bao bọc trong chứa dịch bào (các Ion khoáng và chất hữu cơ) b)Chức năng: Khác nhau tuỳ loài sinh vật và tuỳ loại tế bào 2. Lizôxôm a.Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ bao bọc bởi 1 lớp màng chứa nhiều enzim b-Chức năng: Tham gia phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương và bào quan hết hạn sử dụng. Hoạt động 3: Tìm hiểu khung xương tế bào Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung tế bào. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 4’ - Khung xương tế bào có cấu trúc như thế nào? Gồm những bộ phận nào? - Chức năng của khung xương tế bào là gì? Điều gì sẽ xãy ra nếu không có khung xương tế bào? * Đọc tt mục VIII-SGK trang 43 , quan sát ( h10.1 ) để trả lời câu hỏi: - Cấu trúc: Là 1 hệ thống gồm vi ống, vi sợi và sợi trung gian - Chức năng: Là giá đỡ cho tế bào => tế bào động vật có hình dạng nhất định và là nơi neo đậu của các bào quan VIII-Khung xương tế bào 1.Cấu trúc: Là 1 hệ thống gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. 2.Chức năng: Là giá đỡ cho tế bào tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định và là nơi neo giữ của các bào quan Hoạt động 4: Tìm hiểu màng sinh chất (màng tế bào) Mục tiêu:Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của màng sinh chất TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 15’ - Treo H10.2 phóng to +Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào? -GV:Giảng giải phôtpho lipit luôn quay 2 đuôi kỵ nước vào nhau, 2 đầu ưa nước ra ngoài và phân tử phôtpho lipit của 2 lớp màng liên kết bằng liên kết yếu nên dể di chuyển. -Prôtêin gồm 2 loại: Xuyên màng và bám màng +Tại sao màng tế bào nhân chuẩn và tế bào nhân sơ có cấu trúc tương tự nhau mặc dù tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản? - Các loại tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật, đều tương tự => sự thống nhất trong cấu trúc của màng. -Dựa vào cấu trúc của màng,hãy dự đoán màng có chức năng gì? -Qua thông tin SGK bổ sung kiến thức => hoàn chỉnh phần chức năng -Có thể cho H/S láy ví dụ minh họa cho từng chức năng. *Liên hệ:Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lạ đó? * Chú ý: Không phải lúc nào cũng đào thải cơ quan ghép mà còn liên quan đến tính miễn dịch và khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể nhận * Nghiên cứu tt mục IX SGK, quan sát (h.10.2); thảo luận nhóm, trả lời cân hỏi, cần nêu được: - Là 1 mô hình khảm động gồm 2 thành phần phôtpholipit và Prôtêin: - H/S có thể thắc mắc: Tại sao màng sinh chất được gọi là khảm động? àSự thống nhất về cấu trúc của màng sinh chất - Đọc tt SGK trang 45 H/S đưa ra nhiều dự đoán: + Bảo vệ + Trao đổi chất + Liên kết các tế bào với nhau →Trao đổi chất (Phôtpholipit) thu nhận thông tin (Prôtêin thụ thể) →GlicôPrôtêin (nhận biết nhau) - Vận dụng kiến thức về cấu trúc và chức năng của màng để trả lời được: -Chủ yếu do “dấu chuẩn” Glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào cho nên nhận biết được IX-Màng sinh chất (màng tế bào ): 1.Cấu trúc: - Là 1 mô hình khảm động gồm 2 thành phần phôtpholipit và Prôtêin: -Ở tế bào động vật và người màng sinh chất còn có các phân tử Côlesteron làm tăng tính ổn định của màng sinh chất - Prôtêin trên màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. 2.Chức năng: -Trao đổi chất với môi trường 1 cách có chọn lọc nên màng có tính bán thấm -Thu nhận thông tin từ bên ngoài (nhờ Prôtêin thụ thể) đưa ra những đáp ứng thích hợp và kịp thời. -Nhờ các GlicôPrôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào nên nhận biết các tế bào của cùng 1 cơ thể và các tế bào “ lạ” Hoạt động 5: Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất Mục tiêu:Thành phần và chức năng của thành tế bào và chất nền ngoại bào. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 5’ - Phân biệt cấu trúc thành tế bào thực vật, nấm, vi khuẩn +Chất nền ngoại bào nằm ở đâu? +Cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào là gì? * Nghiên cứu tt SGK trang 46 trả lời: - Tế bào thực vật: -Xenlulôzơ - Nấm: - Kitin - Vi khuẩn: Peptiđoglican - Nghiên cứu tt mục X- SGK, trả lời câu hỏi, cần nêu được: + Ngoài màng sinh chất - Cấu trúc từ các sợi - Chức năng ghép các tế bào liên kết với nhau X-Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất: 1.Thành tế bào: - Ở ngoài màng sinh chất của thực vật và nấm + TB thực vật là:Xenlulzơ + Nấm : Kitin - Quy định hình dạng tế bào và bảo vệ thành tế bào 2.Chất nền ngoại bào: Nằm ngoài màng sinh chất của tế bào người và đ.vật. -Chủ yếu bằng các sợi Glicôprôtêin + chất vô cơ và hữu cơ khác -Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin. Hoạt động 6: Củng cố Mục tiêu:Hệ thống kiến thức. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 4’ - Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài. - Tại sao mặt trên lá có màu xanh sậm hơn mặt dưới ? - Tại sao màng sinh chất được gọi là khảm động? - Tính chọn lọc của màng có ý nghĩa gì? EDiệp lục hình thành ngoài ánh sáng → Mặt trên được chiếu nhiều ánh sáng → Nhiều diệp lục được hình thành. EKhảm:lớpkép Phôtpholipit được khảm bởi các phân tử Prôtêin -Động:ptử Phôtpholipit và Prôtêin di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm MSC có độ nhớt như dầu. E- Bảo vệ tế bào, bảo vệ cơ thể. 4. Dặn dò:(1’) Học bài, trả lời những câu hỏi trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập đã cho về nhà Ôn lại 1 số kiến thức về hóa học: Khuếch tán, ưu trương, nhược trương, đẳng trương. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: