Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7, Bài 8+9: Tế bào nhân thực (Tiết 1) - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7, Bài 8+9: Tế bào nhân thực (Tiết 1) - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân thực.

 Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.

 Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm& bộ máy gôngi

 Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể

 2. Kĩ năng:

 Quan sát tranh, hình và thông tin nhạn biết kiến thức.

 Khái quát, tổng hợp và hoạt động nhóm

 3.Thái độ:

-Học sinh thấy được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng giữa nhân và ribôxôm.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 Tranh (h.8.1) & (h.8.2) SGK phóng to.

 1 số loại tranh khác: nhân tế bào, lưới nội chất,và tranh về cấu tạo ti thể (h.9.1 SGK)

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Nắm kĩ phần thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ và ôn phần tế bào nhân thực đã học ở những lớp dưới.

 

doc 5 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 7, Bài 8+9: Tế bào nhân thực (Tiết 1) - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/10/2009
Tiết dạy: 7
	 Bài 8,9 : TẾ BÀO NHÂN THỰC (t1)
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân thực.
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm& bộ máy gôngi
Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể
	2. Kĩ năng: 
Quan sát tranh, hình và thông tin nhạn biết kiến thức. 
Khái quát, tổng hợp và hoạt động nhóm
	3.Thái độ:
-Học sinh thấy được tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng giữa nhân và ribôxôm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Tranh (h.8.1) & (h.8.2) SGK phóng to.
1 số loại tranh khác: nhân tế bào, lưới nội chất,và tranh về cấu tạo ti thể (h.9.1 SGK)
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Nắm kĩ phần thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ và ôn phần tế bào nhân thực đã học ở những lớp dưới.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi: Trình bày cấu trúc của tế bào nhân sơ(tóm tắt).Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và đơn giản đem lại những ưu thế gì cho con người?
 * Đáp án : a- Màng sinh chất (Thành tế bào, lông và roi). 
 -Tế bào chất (Bào tương và ribôxôm)
 -Vùng nhân ( không có màng bao bọc, chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng )
 b- Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên tốc độ sinh sản nhanh lợi dụng đặc tính này để chuyển các gen quy định các protein của tế bào nhân thực vào vi khuẩn để vi khuẩn tổng hợp lượng lớn trong thời gian ngắn (cấy gen) sản xuất vaccin, kháng sinh, 
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) GV: Quan sát tranh tế bào nhân sơ và nhân thực nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại tế bào theo 1 số gợi ý:-Kích thước –màng bao bọc vật chất di truyền – hệ thống nội màng – màng bao bọc các bào quan .
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào.
Mục tiêu:Nêu được một số đặc điểm chung của tế bào nhân thực và so sánh với tế bào nhân sơ.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5’
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời một số câu hỏi sau:
+Tế bào nhân thực có đặc điểm gì?
+Tại sao gọi là tế bào nhân thực?
+Tại sao kích thước của tế bào nhân thực lớn hơn tế bào nhân sơ? Tạo sao đa số tế bào đều có kích thước nhỏ, có ý nghĩa gì?
+ Những gợi ý để trả lời so với tế bào nhân sơ đã học (cấu trúc, nhân, màng nhân, các bào quan...)
-Quan sát tranh H 8.1 và nghiên cứu tt SGK trang 36 trả lời câu hỏi:
Yêu cầu nêu được:
àKích thước lớn (so với nhân sơ) và cấu trúc phức tạp.
àVật chất di truyền được bao bọc bởi màng gọi là màng nhân
àVì tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp hơn: có hệ thống màng, các bào quan đã có màng bao bọc, nhân có màng,. Vậy tế bào phải đủ lớn để chứa các thành phần cấu tạo của tế bào ở bên trong.
àTế bào nhỏ phải quan sát dưới kính hiển vi điện tử để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường thực hiện chức năng trao đổi chất và trao đổi khí.
-Đại dện HS trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
I- Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
- Kích thước lớn (so với nhân sơ)
-Cấu trúc phức tạp:
+ Có nhân tế bào được bao bọc bởi màng.
+Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
+ Các bào quan đều có màng bao bọc
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân tế bào
Mục tiêu:Nêu được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5’
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình SGK.Trả lời câu hỏi sau:
* Nhân tế bào có cấu tạo như thế nào?(gợi ý:hình dạng,đường kính, cấu tạo)
-GVnhận xét và bổ sung:Trên màng nhân có lổ nhân,vậy lỗ nhân để làm gì? 
* Nêu thí nghiệm: (Lệnh trang 37 SGK)
+Em hãy cho biết các con, ếch con này có đặcđiểm của loài nào?
+Thí nghiệm này chứng minh được điều gì?
+Từ thí nghiệm hãy nêu chức năng của nhân tế bào.
-GV nêu 1 số gợi ý => Hoàn chỉnh kiến thức.
* Nghiên cứu tt SGK trang 37, Quan sát tranh 8.1 trả lời câu hỏi, Nêu được:
àPhần lớn có hình cầu đường kính 5mm.
àCấu tạo:Ngoài được bao bọc bởi màng kép.Trong là dịch nhân chứa NST (ADN+Prôtêin ) và nhân con. 
- Thực hiện sự trao đổi chất với tế bào chất.
- Đọc kĩ thí nghiệm ở SGK.Vận dụng kiến thức về cấu trúc và chức năng của ADN đã học ở lớp 9, trao đổi nhóm trả lời.
Yêu cầu:
 àĐặc điểm của loại B.
àChức năng:
+Nơi chứa đựng thông tin di truyền.
+Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua điều khiển sự tổng hợp Prôtêin.
II- Nhân tế bào:
1. Cấu trúc: 
-Phần lớn có hình cầu đường kính 5mm.
-Cấu trúc:
+Ngoài được bao bọc bởi màng kép trên có lỗ nhân.
+Trong là dịch nhân chứa NST (ADN + Prôtêin) và nhân con. 
2. Chức năng: Là thành phần quan trọng nhất của tế bào: 
- Nơi chứa đựng thông tin di truyền.
-Điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lưới nội chất:
Mục tiêu:Nêu cấu trúc và chức năng của hệ thống lưới nội chất, ribôxôm& bộ máy gôngi
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
7’
- Phiếu học tập có mẫu sau:
+ Treo phiếu học tập của 1 số nhóm để lớp thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét hoạt động của các nhóm và bổ sung kiến thức => đáp án
GV bổ sung:
Sự hiện diện của 2 mạng nội chất 
-Quan sát tranh lưới nội chất.
-Hoạt động nhóm, từng cá nhân nghiên cứu tt SGK trang 37 thống nhất ý kiến hoàn thành các nội dung của phiếu học tập
- H/S tự sửa chữa phiếu học tập
- Mạng nội chất hạt các tế bào: gan, thần kinh, bào tương, bạch cầu
- Mạng nội chất trơn có những nơi tổng hợp lipit mạnh như các loại tế bào: Tuyến nhờn, tuyến tuỵ, gan, ruột non
III- Lưới nội chất:
- Là một hệ thống ống và xoang dẹp ở bên trong tế bào gồm 2 loại theo nội dung phiếu học tập.
Mạng nội chất hạt
Mạng nội chất trơn
Cấu trúc
-Trên mặt ngoài các xoang có đính nhiều hạt Ribôxôm 
-Là hệ thống xoang dẹp 1 đầu nối với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn.
-Bề mặt có nhiều enzim, không có hạt Ribôxôm bám trên bề mặt.
-Là hệ thống xoang hình ống nối tiếp lưới nội chất hạt.
Chức năng
-Tổng hợp Prôtêin tiết ra ngoài tế bào và các Prôtêin cấu tạo nên màng tế bào(Pr dự trữ, Pr kháng thể)
-Tổng hợp Lipit, chuyển hóa đường, phân huỷ chất độc đối với cơ thể.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Ribôxôm
Mục tiêu:Nêu cấu trúc và chức năng của ribôxôm.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
4’
- Ribôxôm có cấu tạo và chức năng như thế nào?
* Quan sát kỹ lưới nội chất hạt và tt SGK trả lời câu hỏi, cần nêu được: 
- Không có màng bao bọc gồm 1 số loại rARN và nhiều Prôtêin khác nhau 
- Số lượng nhiều (hàng triệu)
IV- Ribôxôm:
1. Cấu trúc: 
- Không có màng bao bọc gồm 1 số loại rARN và nhiều Prôtêin khác nhau .
-Số lượng nhiều (hàng triệu)
2.Chức năng:
-Chuyên tổng hợp Prôtêin của tế bào. 
 Hoạt động 5: Tìm hiểu về bộ máy Gôngi:
Mục tiêu:Nêu cấu trúc và chức năng của bộ máy gôngi
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
7’
 -Quan sát tranh h. 8.2 nghiên cứu tt SGk trả lời câu hỏi: 
+Bộ máy Gôngi có cấu trúc và chức năng như thế nào? 
+Nêu 1 số gợi ý để làm rỏ chức năng
+ 1 số chất tạo từ lưới nội chất hạt được bọc trong các túi 
+ Thu nhận 1 số chất mới tổng hợp lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, đóng gói và chuyển đến nơi cần thiết hoặc tiết ra khỏi tế bào 
* Dựa vào h.8.2 cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vận chuyển 1 prôtêin ra khỏi tế bào 
- Đưa 1 số gợi ý kết luận được lệnh: 
- Quan sát tranh h. 8.2 nghiên cứu tt SGk trả lời câu hỏi: 
+ Gọi nhiều h/s phát biểu ý kiến đưa ra được: 
àCấu trúc như chồng tiền xu xếp lại. Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào .
* Quan sát h 8.2 vận dụng kiến thức và thảo luận nhanh để trả lời => nêu được:
- Prôtêin được tổng hợp từ lưới nội chất hạt – được tái tiết → Bộ máy Gôngi – tiếp tục được tái tiết → màng sinh chất để tiết ra ngoài
* Để vận chuyển 1 Prôtêin ra khỏi tế bào cần các bộ phận: lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết và màng sinh chất.
V- Bộ máy Gôngi:
1.Cấu trúc: 
- Là 1 chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách biệt nhau.
2.Chức năng: 
- Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào 
Hoạt động 6: Tìm hiểu về ti thể:
Mục tiêu:Mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
6’
- Treo tranh ti thể chưa chú thích và yêu cầu:
+ Hãy ghi chú thích cho phù hợp
+ Mô tả cấu trúc của ti thể?
+ Phân biệt S màng ngoài và màng trong ti thể => S màng nào lớn hơn? Vì sao?
- Làm bài tập từ lệnh trang 40 SGK 
* Liên hệ → chức năng ti thể: trong thực tế ở đâu cần năng lượng ở đó cần nhiều nhà máy điện (ti thể ví như nhà máy điện)
* 1 số lưu ý cho H/S:
+Số lượng vị trí của ti thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Thông báo 1 số thông tin: tế bào gan có 2500 ti thể, tế bào cơ ngực ở chim én 2800 ti thể
Cá nhân nghiên cứu tt và H9.1 SGK trang 40: Gọi H/S ghi chú thích có bổ sung -> phù hợp nhất 
Yêu cầu: 2 lớp màng
+ Màng ngoài và màng trong 
+ Màng trong S lớn hơn màng ngoài do có nếp gấp và chứa các enzim hô hấp
 àMàng trong > màng ngoài nhờ có nếp gấp và có enzim liên quan phản ứng sinh hóa của tế bào 
- Tế bào ở cơ quan nào hoạt động nhiều thì số lượng ti thể tăng và tiêu tốn nhiều ATP => tế bào cơ tim.
-Cho h/s thảo luận nhanh , kiến thức phần ti thể trả lời câu hỏi,cần nêu được: 
àĐiều kiện môi trường và trạng thái sinh lý của tế bào 
- Tế bào cơ ngực ở chim hoạt động nhiều => tiêu tốn nhiều năng lượng => có sự liên quan giữa năng lượng và số lượng ti thể
VI- Cấu trúc và chức năng ti thể:
1.Cấu trúc: 
-Gồm 2 lớp màng (màng kép) 
+Màng ngoài kg gấp khúc.
+Màng trong gấp khúc thành các mào chứa nhiều loại enzim hô hấp.
-Trong ti thể có chất nền chứa ADN và Ribôxôm.
2.Chức năng: 
-Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào 
Hoạt động 7: Củng cố.
Mục tiêu: Hệ thống kiến thức.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
3’
-Yêu cầu HS đọc kết luận sgk.
-Trả lời câu hỏi:
+Màng nhân có đặc điểm nào nổi bật 
+Trong cơ thể, tế bào nào sau đây (bạch cầu – hồng cầu – biểu bì – cơ) có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? Vì sao? 
+Tại sao nói ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào? Trong tế bào có loại bào quan cũng tạo năng lượng? 
-HS tự đọc kết luận sgk.
E- Màng kép và có các lổ màng 
E- Tế bào bạch cầu: tổng hợp kháng thể → cơ thể chống các vi khuẩn → kháng thể là Prôtêin) 
ECác bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động rất chặt chẽ. 
-Là nơi tổng hợp ATP dạng giàu năng lượng và dể sử dụng. – lạp thể ở thực vật. 
 4. Dặn dò:(1’)
Đọc kết luận từ SGK.
Hoàn thành phiếu học tập phân biệt tế bào nhân sơ và nhân thực; mạng nội chất hạt và mạng nội chất trơn.
 Học bài, trả lời những câu hỏi trong SGK trang 39 và câu 2 trang 43 SGK. 
Đọc phần em có biết và ôn lại kiến thức về tế bào nhân thực.
Học toàn bộ kiến thức từ tiết 1 đến tiết 8. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc