Giáo án Sinh học 10 - Tiết 4, Bài 4+5 Cacbohdrat và Lipit, Prôtêin - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 4, Bài 4+5 Cacbohdrat và Lipit, Prôtêin - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật.

 -Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.

 Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể.

 Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.

 Nêu được chức năng của 1 số loại prôtêin và đưa ra được các ví dụ minh hoạ.

 Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin

 2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng, so sánh để phân biệt các chất,quan sát tranh, hình để phát hiện kiến thức: phân tích, so sánh, khái quát

 3.Thái độ:

 Học sinh khi có nhận thức đúng để có hành động đúng, ứng dụng cho cuộc sống.

 Có nhận thức đúng về quan điểm duy vật của sự sống: protein là cơ sở vật chất của sự sống

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 4, Bài 4+5 Cacbohdrat và Lipit, Prôtêin - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết dạy: 
Bài 4,5: CACBOHIDRAT VÀ LIPIT, PRÔTÊIN
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa(đường phức) có trong các cơ thể sinh vật.
-Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể. 
Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin: Cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4.
Nêu được chức năng của 1 số loại prôtêin và đưa ra được các ví dụ minh hoạ.
Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin
	2. Kĩ năng: 
Rèn luyện kĩ năng, so sánh để phân biệt các chất,quan sát tranh, hình để phát hiện kiến thức: phân tích, so sánh, khái quát
	3.Thái độ:
Học sinh khi có nhận thức đúng để có hành động đúng, ứng dụng cho cuộc sống.
Có nhận thức đúng về quan điểm duy vật của sự sống: protein là cơ sở vật chất của sự sống
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Tranh vẽ các hình 4.1, 4.2 SGK, phiếu học tập.
Tranh vẽ cấu trúc hóa học của protein (SGK) ; mô hình cấu trúc bậc 2, 3 (tự tạo) của protein, và sơ đồ axit amin & sự hình thành liên kết peptit
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Điền phiếu học tập, sưu tầm một số mẫu vật chứa nhiều Cacbohidrat, lipit, protein
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi:
Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? 
‚Trình bày đặc tính lý hóa của nước? Vai trò của nước đối với tế bào?
Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không ?
- Phân biệt cấu trúc của các loại đường đơn, đường đôi, đường đa.
Trả lời:
- Tham gia cấu tạo các chất cần thiết cho quá trình sống (enzim, vitamin) .
‚Phân tử nước có tính phân cực: - Phân tử nước này hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân cực khác)
 3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) Hợp chất hữu cơ là gì? ( hợp chất chứa đồng thời cả cacbon & hydro).
- Trong tế bào có những loại đa phân tử hữu cơ nào? => tìm hiểu 3 phân tử hữu cơ quan trọng trong tế bào là carbonhidrat, lipit & prôtein
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lipit:
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
12’
- Lipit có đặc điểm gì?
- Hoàn thành nội dung của phiếu học tập 2.
- Lipit có ở những loại thực vật nào? 
-Trong những loại cá nào có nhiều lipit ?
* HS nghiên cứu SGK trang 21 trả lời câu hỏi, cần nêu được:
- Kị nước.
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hóa học đa dạng.
 - Thực vật có nhiều dầu (mè, lạc, củ cải, oliu,..)
- Thu, mè, basa,
I- Lipit:
1.Đặc điểm chung:
- Kị nước.
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hóa học đa dạng.
2. Các loại lipit:
Loại lipit
 Cấu tạo
 Chức năng
 Mỡ
+ 1 phân tử glyxerol liên kết với 3 axit béo (1 axit béo có 16 – 18 C)
- Axit béo no: trong mỡ động vật.
- Axit béo không no: có trong thực vật, 1 số loài cá (dầu).
- Dự trữ năng lượng cho tế bào
Photpholipit 
- Một phân tử glyxerol liên kết 2 phân tử axit béo & một nhóm photphat
- Tạo nên các loại màng tế bào.
Steroit
- Chứa các nguyên tử kết vòng.
- Cấu tạo màng sinh chất và một số hoocmon
Sắc tố và vitamin
- Vitamin là phân tử hữu cơ nhỏ : A, D, E, K
- Sắc tố carotenoit
- Thamgia mọi hoạt động sống của cơ thể 
* Liên hệ: 
- Vì sao người già không nên ăn nhiều mỡ?
- Vì sao trẻ em ngày nay hay bị béo phì?
- Vì sao độnng vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà dưới dạng mỡ.
* HS vận dụng kiến thức + thực tế + trao đổi nhóm , trả lời câu hỏi, cần nêu được:
- Dể dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Ăn nhiều bánh kẹo & thức ăn giàu colesterol (trứng, bơ, phomat)
- Tinh bột à dự trữ năng lượng ngắn hạn. - Mỡ: nguồn năng lượng gấp đôi tinh bột.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc 4 bậc của protein: 
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Đặc vấn đề: Tại sao thịt lợn, bò, gà, lại khác nhau? 
- Tại sao hổ lại ăn thịt nai, bò?
* Treo tranh sơ đồ a.amin & sự hình thành liên kết peptit => chuỗi polypeptit 
- Protein có đặc điểm gì?
( gợi ý để học sinh có những bổ sung phù hợp)
- Cấu trúc? Đơn phân là gì?
- Protein đa dạng, đặc thù vì sao?
- Tìm hiểu 4 bậc cấu trúc Protein qua phiếu học tập theo mẫu.
* Nghiên cứu SGK trang 23:
- Quan sát sơ đồ a.amin & liên kết peptit + kiến thức ở các lớp dưới => khái quát được 1 số kiến thức:
- Đại phân tử có cấu trúc đa dạng theo ngnuyên tắc đa phân. 
- Đơn phân là axit amin.
- Protein đa dạng, đặc thù do : số lượng, thành phần & trật tự sắp xếp các axit amin.
+ Quan sát tranh liên kết peptit mô hình và sơ đồ H 5.1 SGK:
- Trao đổi nhóm + cá nhân nghiên cứu => thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự sữa chữa hoàn thiện
I-Cấu trúc của protein : 
1.Đặc điểm chung:
- Protein là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là a.amin (20 loại a.a)
- Protein đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
- Protein có 4 bậc cấu trúc đặc điểm của từng bậc.
Loại cấu trúc
 Đặc điểm
Bậc 1
Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết peptit tạo chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
Bậc 2
Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp nhờ liên kết Hiđrô
Bậc 3
- Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.
- Cấu trúc bậc 3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R trong mạch pôlipeptit
Bậc 4
Prôtêin có 2 hoặc nhiều chuỗi Pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau ® Prôtêin phức tạp hơn.
- Thế nào là hiện tượng biến tính? 
- Nguyên nhân gây biến tính?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc prôtêin?
* Dẫn dắt và gợi ý từng kiến thức của học sinh => hoàn thiện nội dung.
* Nêu một số câu hỏi liên hệ thực tế:
- Tại sao một số vi sinh vật sống được ở suối nước nóng có t0 1000C mà prôtêin của chúng không bị biến tính?
- Khi đun nóng nước gạch cua prôtêin của cua đóng thành mảng? 
Nghiên cứu tt SGK trang 24 trả lời số câu hỏi và nêu được.
- Là hiện tượng Protêin bị biến đổi cấu trúc không gian.
- Do các yếu tố của môi trường: t0 , độ PH  
- Phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin => prôtêin mất chức năng
- Prôtêin có cấu trúc đặc biệt chịu được t0 cao.
- Prôtêin gắn kết lại với nhau.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc Prôtêin:
- Các yếu tố môi trường: t0 cao, độ PH  phá huỷ cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm prôtêin mất chức năng 
Hoạt động 3: Chức năng của Prôtêin : 
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
wHĐ3: - Hãy nêu các chức năng của Prôtêin? Có ví dụ minh họa.
* Gợi ý từng chức năng:
- Cấu trúc Karatin cấu tạo nên lông.
- Dự trữ aa (Pr trong hạt cây)
- Vận chuyển : Vận chuyển các chất (Hb) 
- Bảo vệ: Bảo vệ cơ thể (kháng thể) 
- Thu nhận thông tin: Các thụ thể.
-Xúc tác các phản ứng sinh hóa.
* Liên hệ: Tại sao chúng ta cần ăn Prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
+ Giảng giải về a.a thay thế và không thay thế
- Trong số 20 loại a.a, một số loại cơ thể người không thể tự tổng hợp => a.a không thay thế: nhận từ nguồn thức ăn : a.a thay thế cơ thể tự tổng hợp được.
* Nêu môt số a.a không thay thế ở người (về nhà tìm)
* Học sinh nghiên cứu tt SGK trang 25 trả lời câu hỏi yêu cầu: 
- Prôtêin cấu trúc: côlagen cấu tạo nên các mô liên kết.
- Prôtêin dự trữ: dự trữ a.a: trong sữa, hạt cây.
- Prôtêin vận chuyển: Hb
- Prôtêin bảo vệ: Kháng thể
- Prôtêin thụ thể: Prôtêin thụ thể trên tế bào
- Prôtêin xúc tác: Các loại enzim
* Học sinh thảo luận nhanh, nêu được: 
- Mỗi loại Prôtêin có cấu trúc và chức năng khác nhau
- Trong mỗi giai đoạn khác nhau sử dụng lượng Prôtêin khác nhau
* Tìm hiểu thông tin thực tế nêu được: Triptôphan, mêtionin, valin, phênilalanin từ ngô, các loại đậu và nhiều loại khác
III-Chức năng của 
prôtêin : 
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Dự trữ axit amin : Prôtêin sữa 
- Vận chuyển các chất: Hb
- Bảo vệ cơ thể: kháng thể
- Thu nhận thông tin: các thụ thể
- Xúc tác cho các phản ứng
Hoạt động 4: 
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài.
 - Kể tên các loại các loại lipit. Mặc dù người không tiêu hóa được xenlulozơ nhưng ta vẫn phải ăn rau hàng ngày? (giúp quá trình tiêu hóa dễ, tránh táo bón, thêm vitamin) 
 - Nêu cấu trúc 4 bậc của Prôtêin và sự phù hợp với chức năng của Prôtêin 
 4. Dặn dò:(1’)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
Đọc phần em có biết 
Ôn tập kiến thức về ADN 
Đọc bài axit nuclêic.
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc