Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 3+4: Các nguyên tố hóa học và nước, Cacbohidrat và Lipit - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 3+4: Các nguyên tố hóa học và nước, Cacbohidrat và Lipit - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:Qua bài học học sinh cần :

 Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào & vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào

 Phân biệt nguyên tố vi lượng & nguyên tố đa lượng.

 Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa của nước.

 Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào -

 2. Kĩ năng:

 Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

 Tư duy phân tích so sánh tổng hợp & hoạt động nhóm.

 3.Thái độ:

 Học sinh thấy rõ tính thống nhất của vật chất

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 Tranh cấu trúc hóa học của phân tử nước ở trạng thái lỏng & rắn (2 – 3 SGK)

 Tranh vẽ các hình 4.1, SGK, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của trò:

 Đọc trước bài mới.

 Bảng tỉ lệ % khối lượng các nguyên tố hóa học cấu tạo cơ thể người & vỏ trái đất

 Đọc bài trước, điền phiếu học tập, sưu tầm một số mẫu vật chứa nhiều Cacbohidrat

 

doc 4 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 3, Bài 3+4: Các nguyên tố hóa học và nước, Cacbohidrat và Lipit - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết dạy: 
Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO
Tiết: 3 Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3,4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC, CACBOHIDRAT VÀ LIPIT .
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:Qua bài học học sinh cần :
Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào & vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào
Phân biệt nguyên tố vi lượng & nguyên tố đa lượng.
Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hóa của nước.
Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào - 
	2. Kĩ năng: 
Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Tư duy phân tích so sánh tổng hợp & hoạt động nhóm.
	3.Thái độ:
Học sinh thấy rõ tính thống nhất của vật chất
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
Tranh cấu trúc hóa học của phân tử nước ở trạng thái lỏng & rắn (2 – 3 SGK)
Tranh vẽ các hình 4.1, SGK, phiếu học tập.
	2. Chuẩn bị của trò: 
Đọc trước bài mới.
Bảng tỉ lệ % khối lượng các nguyên tố hóa học cấu tạo cơ thể người & vỏ trái đất
 Đọc bài trước, điền phiếu học tập, sưu tầm một số mẫu vật chứa nhiều Cacbohidrat 
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ : 
Câu hỏi:
 Nêu đặc điểm về cấu tạo và kiểu dinh dưỡng của mỗi giới sinh vật
‚Trả lời câu hỏi 1 và 3 SGK: Câu 1(b) ;Câu 3(d) 
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’)Trong tự nhiên có những loại nguyên tố nào? Tế bào được cấu tạo từ những nguyên tố nào?Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định?Nước & carbohidrat trong tế bào có vai trò gì? Ta tìm hiểu trong bài học này.
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
- Kể các nguyên tố tạo nên cơ thể người (cơ thể sống) + vỏ trái đất.
- Tại sao 4 nguyên tố: C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống? 
- Tại sao Cacbon là nguyên tố hóa học quan trọng ?
- Nhận xét và bổ sung kiến thức => tiểu kết
+ Sự khác biệt về thành phần hóa học cấu tạo nên chất sống & không sống là gì?
* Các ngtố hóa học trong cơ thể chiếm tỉ lệ khác nhau=>2 nhóm. Đa lượng và vi lượng .
- Thế nào là nguên tố đa lượng? Vai trò của nguyên tố đa lượng? > 0,01%
- Thế nào là nguyên tố vi luợng ?Vai trò của nguyên tố vi lượng? < 0,01%
* Liên hệ: 
 - Người thiếu Iot
- Cây thiếu Cu
- Cây thiếu Mo
=> Đời sống cần ăn uống đủ chất dù cơ thể cần lượng nhỏ, nhất là trẻ em.
* Nghiên cứu tt SGK mục 1 & quan sát bảng 3 SGK + bảng tỉ lệ % khối lượng các nguyên tố.
- Trao đổi nhanh để trả lời các câu hỏi.
- Có nhận xét bổ sung nêu được :
- O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na,
- 4 ngtố đó chiếm tỉ lệ lớn.
- Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 đtử à cùng 1 lúc tạo nên 4 liên kết với 4 ngtử của ngtố khác à tạo các phân tử hữu cơ khác nhau.
* Nghiên cứu trang 15 SGK để trả lời câu hỏi nêu được:
- Là những nguyên tố có khối lượng lớn trong tế bào.
- Tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ: P, lipit, a. nucleic => chất hóa học chính tạo nên tế bào.
- Là những nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ 
( < 0,01%) klượng cơ thể.
- Tham gia cấu tạo nên enzym, vitamin, Các hợp chất quan trọng khác ko thể thiếu.
- Bướu cổ
- Cây vàng lá 
- Cây chết
I- Các nguyên tố hóa học:
- Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống: O, C, H, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg, trong đó các nguyên tố: C, H, O, N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể.
- Cacbon là ngtố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử chất hữu cơ.
- Các ngtố hóa học tương tác với nhau theo quy luật lí hóa dẫn tới sự sống có đặc tính nổi trội.
- Các ngtố trong cơ thể sống gồm 2 loại:
1.Nguyên tố đa lượng:
- Chiếm khối lượng lớn trong cơ thể (C, H, O, N, S, P,) ≥ 0,01%.
- Tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ.
2. Nguyên tố vi lượng:
- Chiếm tỉ lệ nhỏ( < 0.01%) nhưng không thể thiếu.
- Tham gia cấu tạo các chất cần thiết cho quá trình sống (enzim, vitamin)
Hoạt động 2: Nước và vai trò của nước trong tế bào: 
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
12’
* Nước có cấu trúc như thế nào?
- Cấu trúc đó làm cho nước có đặc tính gì? - Tính phân cực là gì?
* Hậu quả gì xảy ra khi ta để các tế bào sống vào ngăn đá tủ của lạnh ?
=> Các loại rau xanh không bảo quản trong ngăn đá.
- Con người vài ngày không uống nước cơ thể sẽ ra sa?
- Vậy nước có vai trò như thế nào đối với tế bào và cơ thể?
- G/v nhận xét & bổ sung kiến thức => hoàn chỉnh kiến thức phần vai trò của nước đối với tế bào.
* Liên hệ: ( câu 2 SGK)
- Vì sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước không? 
* Nghiên cứu tt SGK mục II1, (h 3.1), (h.3.2 ) trang 16-17 SGK trả lời các câu hỏi với yêu cầu:
- 1 nguyên tử O2 kết hợp với 2 nguyên tử Hydro bằng kiên kết cộng hóa trị.
- Đặc tính phân cực.
- Phân tử nước này hút phân tử nước kia & hút các phân tử phân cực khác.
* Phân tích( h 3.2) vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi SGK:
- Nước thường: Các liên kết H2 luôn bị bẻ gãy & liên tục tái tạo.
- Nước đá: Các liên kết H2 bền vững ko tái tạo => Tế bào sống có 90% là nước khi ta bỏ vào ngăn đá => nước trong tế bào đóng băng à tăng thể tích vào các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào.
- Bị khát, thiếu nước lâu => chết.
* Đọc tt II2 SGK + kiến thức thực tế => thảo luận nhóm trả lời câu hỏi nêu được:
- Chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào có vai trò quan trọng: – thành phần cấu tạo nên tế bào .
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia chuyển hóa vật chất.
- Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống => Có nước mới có sự sống.
II-Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1.Cấu trúc và đặc tính lý hóa của nước:
a)Cấu trúc:
- 1 nguyên tử O2 kết hợp với 2 nguyên tử H2 bằng kiên kết cộng hóa trị.
- Phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong liên kết kéo lệch về phía O2.
b)Đặc tính : phân tử nước có tính phân cực:
- Phân tử nước này hút phân tử nước kia và hút các phân tử phân cực khác.
2.Vai trò của nước đối với tế bào: rất quan trọng
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào, là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho sự sống.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cacbohidrat
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
* Giới thiệu các loại đường (cacbohidrat)
- Đường trong các loại quả: (Nho, xoài, mít, cam,)
- Độ ngọt của các loại này như thế nào? Vì sao?
- Đặc điểm chung của nhóm chất hữu cơ này là gì? Được cấu tạo ra sao?
- Để phân biệt các loại đường (cấu trúc hóa học) có phiếu học tập1
* Qua thực tế đã nếm thử trả lời theo yêu cầu:
- Độ ngọt của các loại đường (gluxit) khác nhau. Vì chứa các loại đường khác nhau.
* Kiến thức cũ + đọc tt SGK mục I1 trả lời yêu cầu :
- Đa phân, gồm 3 loại nguyên tố (C, H,O)
- 3 loại đường (số lượng đơn phân trong phân tử).
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.
III-Cacbohidrat (đường):
1.Cấu trúc hóa học:
- Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố: C, H, O. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 3 loại.
Đường đơn (6 C)
Monosaccarit
Đường đôi
Disaccarit
Đường đa
Polysaccarit
Ví 
dụ
-Glucozơ,fructozơ (đường trong quả)
-Galactozơ (đường sữa)
- Saccarozơ (đường mía)
-Lactozơ,mantozơ (đường mạch nha)
- Xenlulozơ (thành tế bào TV)
-Tinh bột ( củ, quả, hạt)
-Glycogen (gan đv, )
- Kitin (thành tb nấm & vỏ côn trùng)
Cấu 
trúc
- Có 3–7 nguyên tử cacbon.
- Mạch thẳng & mạch vòng
-2 phân tử đường đơn liên kết với nhau ( bằng liên kết glicozit)
- Nhiều phân tử đường liên kết với nhau (xenlulozơ à vi sợi à thành tế bào thực vật).
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Cacbohidrat có chức năng như thế nào? 
– Nêu ví dụ minh họa.
* Liên hệ : Vì sao khi đói lả người ta thường cho uống nước đường.
* Nghiên cứu SGK + kt thực tế trả lời 1 số câu hỏi cần nêu được:
- Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào & cơ thể .
- Thành phần cấu tạo tế bào & bộ phận cơ thể (xenlulozơ, kitin)
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể (nhanh nhất)
2-Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. (ví dụ: tinh bột là nguồn dự trữ trong cây)
- Là thành phần cấu tạo tế bào và các bộ phận cơ thể (xenlulozơ, kitin).
Hoạt động 4: 
Mục tiêu:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài.
-Gọi học sinh sự gợi giáo viên để trả lời các câu hỏi liên hệ thực tế :
+Vì sao phải bón phân hợp lý cho cây trồng? 
+Tại sao cần thay đổi món ăn cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món yêu thích dù rất nhiều chất bổ?
 +Tại sao khi quy hoạch đô thị, thường dành khoảng đất thích hợp để trồng cấy xanh ? 
 +Giải thích tại sao khi phơi khô hoặc sấy khô 1 số thực phẩm được bảo quản tốt hơn?
+Vì sao khi trẻ em ăn bánh kẹo vặt có thể à suy dinh dưỡng ?
ECây đủ các ngtố vi lượng & đa lượng.
ECung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau.
ECây xanh là mắc xích quan trọng trong chu trình Cacbon + tăng O2.
EHạn chế vi khuẩn sinh sản => làm hỏng thực phẩm.
Engọt à biếng ăn à không hấp thu được các loại chất dinh dưỡng khác. 
 4. Dặn dò:(1’)
Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
Đọc phần em có biết “ Cây trinh nữ “xấu hổ như thế nào”
Đọc bài cacbohiđrat, lipit, protêin. 
 IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3.doc