Giáo án Sinh học 10 - Tiết 29, Bài 28: Thực hành Quan sát một số vi sinh vật - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 29, Bài 28: Thực hành Quan sát một số vi sinh vật - Trần Thị Hồng Sen

 I.Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Phát hiện và vẽ được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua để lâu ngày hoặc nấm men rượu.

 -Quan sát được một số hình ảnh về các bào tử của nấm.

 2. Kĩ năng:

 -Rèn được thao tác thực hành: nhuộm tế bào.

 -Kĩ năng quan sát bằng kính hiển vi.

 -Phân tích, nhận xét, so sánh.

 3.Thái độ:

 Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1.Chuẩn bị của thầy:

 -Dụng cụ kính hiển vi, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, pipet .

 -Thuốc nhuộm: xanh metylen 6g, 100ml cồn etanol 90%, 10g thuốc đỏ, nước cất (tỉ lệ pha 1/10).

 -Mẫu vật: Nấm men: váng dưa, bánh men tán nhỏ.

 Nấm mốc: Quả cam , quả quýt để nơi ẩm trước một tuần.

 -Băng hình về VSV hoặc tranh ảnh.

 2. Chuẩn bị của trò:

 Nghiên cứu trước bài thực hành.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 29, Bài 28: Thực hành Quan sát một số vi sinh vật - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8-03-2009
Tiết dạy: 29
Bài 28: THỰC HÀNH 
QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
 I.Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Phát hiện và vẽ được hình dạng một số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua để lâu ngày hoặc nấm men rượu.
-Quan sát được một số hình ảnh về các bào tử của nấm.
	2. Kĩ năng: 
-Rèn được thao tác thực hành: nhuộm tế bào.
-Kĩ năng quan sát bằng kính hiển vi.
-Phân tích, nhận xét, so sánh.
	3.Thái độ:
Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1.Chuẩn bị của thầy: 
-Dụng cụ kính hiển vi, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, pipet ....
-Thuốc nhuộm: xanh metylen 6g, 100ml cồn etanol 90%, 10g thuốc đỏ, nước cất (tỉ lệ pha 1/10).
-Mẫu vật: Nấm men: váng dưa, bánh men tán nhỏ.
Nấm mốc: Quả cam , quả quýt để nơi ẩm trước một tuần.
-Băng hình về VSV hoặc tranh ảnh.
	2. Chuẩn bị của trò: 
Nghiên cứu trước bài thực hành.
III. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ : Không.
3.Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài:(1’) GV nêu mục tiêu bài thực hành.
 b. Phát triển bài:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
18
HĐ1: 
Mục tiêu:Phát hiện và vẽ hình được cầu khuẩn và trực khuẩn.
-GV yêu cầu HS :
+Trình bày cách nhuộm đơn để phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng? 
-GV: lưu ý HS ở hai nội dung: làm thành dịch huyền phù và nhỏ thuốc nhuộm đơn.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-GV:quan sát nhắc nhở các nhóm.
-GV: kiểm tra và giữ mẫu các nhóm để nhận xét cuối tiết.
HĐ1:
-HS đã nghiên cứu nội dung, đại diện trình bày các bước tiến hành.
-Yêu cầu :
+Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính.
+Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng trong khoang miệng.
+Đặt bựa răng gần giọt nước --> làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
+Hong khô, đặt giấy lọc lên tiêu bản nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc khoảng 20 giây rồi lấy giấy ra.
+Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô.
+Quan sát dưới kính hiển vi vẽ hình.
-Các nhóm lưu ý theo yêu cầu của GV.
-Tiến hành thí nghiệm.
-Quan sát vẽ hình, và so sánh với hình 28 SGK trang 112.
I.Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng: 
+Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính.
+Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng trong khoang miệng.
+Đặt bựa răng gần giọt nước --> làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng.
+Hong khô, đặt giấy lọc lên tiêu bản nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc khoảng 20 giây rồi lấy giấy ra.
+Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất hong khô.
+Quan sát dưới kính hiển vi vẽ hình.
17
HĐ2:
Mục tiêu: -Phát hiện và vẽ hình đựơc nấm men hình trái xoan có tế bào nảy chồi.
-GV yêu cầu :
+Trình bày cách tiến hành nhuộm đơn để phát hiện nấm men? 
-GV: Nhắc nhở giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm.
-Kiểm tra tiêu bản của nhóm.
-GV: yêu cầu xem thêm nấm mốc ở quả quýt.
-GV tiểu kết.
HĐ2:
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK trình bày.Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
+Lấy một giọt dung dịch đường có ngâm váng dưa hay bánh men nhỏ lên lam kính.
+Thao tác tiếp theo như thí nghiệm 1.
+Quan sát và vẽ hình.
-So sánh mẫu quan sát với hình vẽ 28 SGK. 
-HS lấy mẫu quan sát trực tiếp không cần nhuộm màu.
II.Nhuộm đơn phát hiện nấm men:
1.Cách làm:
+Lấy một giọt dung dịch đường có ngâm váng dưa hay bánh men nhỏ lên lam kính.
+Thao tác tiếp theo như thí nghiệm 1.
+Quan sát và vẽ hình.
7’
HĐ3:Tổng kết
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 113.
+ Qua thí nghiệm em thấy dễ phát hiện loại tế bào vi sinh vật nhân thực hay vi sinh vật nhân sơ?
+Mẹ thường nhắc con : “Ăn kẹo xong phải xúc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng” .Lời khuyên ấy dựa trân cơ sở khoa học nào?
+Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ có vi sinh vật không? Khi nào trong khoang miệng của đứa trẻ có vi sinh vật?
-GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
+Thái độ học tập của HS.
+Kết quả mẫu vật và hình vẽ trong bài thu hoạch của từng nhóm.
-Nhắc nhở HS vệ sinh lớp học và dụng cụ.
HĐ3:
-HS thảo luận nhóm trả lời.
à Dễ phát hiện vsv nhân thực( nấm men) hơn vsv nhân sơ( vi khuẩn) vì kích thước của vsv nhân thực lớn hơn nhiều lần kích thước vsv nhân sơ( khoảng 7- 10 micrômet so với 1- 2 micrômet )
àTrong khoang miệng có nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn, loại vi khuẩn lactic phổ biến là Streptococcus mutans là loại lên men lactic đồng hình. Khi có nhiều đường trong miệng, vi khuẩn này sẽ biến đường thành axit lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễn khác xâm nhập làm sâu răng.
àĐứa trẻ khi còn ở trong bụng mẹ thì không có vi sinh vật trong khoang miệng. Chỉ khi đứa trẻ cất tiếng chào đời, vi sinh vật từ không khí mới xâm nhập vào khoang miệng.
-HS rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau.
 4. Dặn dò:(1’)
-Về nhà viết bài thu hoạch.
-Đọc trước bài mới: 29- 30 SGK.
 IV. Rút kinh nghiệm:
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc