Giáo án Sinh học 10 - Tiết 15, Bài 15: Một số thí nghiệm về enzim - Trần Thị Hồng Sen

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 15, Bài 15: Một số thí nghiệm về enzim - Trần Thị Hồng Sen

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

 Biết cách bố trí thí nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.

 Củng cố kiến thức về enzim.

2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng:

 Tỉ mĩ trong các thao tác thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo quy trình.

 Quan sát, nhận xét, theo dõi, kết luận.

3.Thái độ:

 Tính cẩn thận, gọn gàng, giữ gìn vêï sinh.

 Vận dụng lí thuyết để giải thích thực nghiệm.

II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1.Giáo viên:

 - Dụng cụ và hoá chất: Ống nghiệm, ống hút, cốc thuỷ tinh, cối sứ ,phiễu, lưới lọc, que tre

 - Cồn 900, nước lọc , nước đá, chất tẩy rửa(nước rửa chén) dung dịch H2O2, iốt loãng.

 2.Học sinh:

 - Khoai tây sống, khoai tây sống ngâm trong nước đá, khoai tây chín.

 - Dứa tươi chín vừa, gan lợn , gan gà tươi

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 15, Bài 15: Một số thí nghiệm về enzim - Trần Thị Hồng Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/ 2009
Tiết dạy: 15
Bài 15: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:	
Biết cách bố trí thí nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
Củng cố kiến thức về enzim.
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng: 
Tỉ mĩ trong các thao tác thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo quy trình.
Quan sát, nhận xét, theo dõi, kết luận.
3.Thái độ:	
Tính cẩn thận, gọn gàng, giữ gìn vêï sinh.
Vận dụng lí thuyết để giải thích thực nghiệm.
II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1.Giáo viên:
 - Dụng cụ và hoá chất: Ống nghiệm, ống hút, cốc thuỷ tinh, cối sứ ,phiễu, lưới lọc, que tre
 - Cồn 900, nước lọc , nước đá, chất tẩy rửa(nước rửa chén) dung dịch H2O2, iốt loãng. 
 2.Học sinh:
 - Khoai tây sống, khoai tây sống ngâm trong nước đá, khoai tây chín.
 - Dứa tươi chín vừa, gan lợn , gan gà tươi
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1.Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ : (3’)GV kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 3.Tiến hành thí nghiệm:(1’) –Nhắc nhở 1số quy định chung của phòng thí nghiệm.
 - Chia nhóm hs và giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để tránh những đáng tiếc xãy ra.
Hoạt động 1: THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA
Mục tiêu:- Nêu được cách xác định enzim trong mẫu vật thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
GV: yêu cầu:
+ Tiến hành thí nghiệm với enzim cataraza.
+ Trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích.
GV nêu yêu cầu:
+Trình bày cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh.
+Tiến hành thí nghiệm trên tế bào biểu bì lá cây thài lài tía( củ hành).
GV theo dõi các nhóm thao tác và nhắc nhở cắt lát khoai mỏng khoảng 5 mm, chỉ nhỏ 1 giọt dung dịch H2O2 lên mỗi miếng khoai.
-Sau khi các nhóm tiến hành xong thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm giới thiệu kết quả và giải thích.
GV yêu cầu viết thu hoạch và trả lời một số câu hỏi:
´Cơ chất của enzim là gì?
´Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là những chất nào?
´Tại sao có sự sai khác về hoạt tính của enzim giữa các lát khoai tây?
Từng nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước như sgk trang 61:
+Các thành viên trong nhóm chuẩn bị 3 lát khoai tây: 1lát sống, 1 lát sống ngâm trong nước lạnh, 1 lát chín.
+Nhỏ giọt dung dịch H2O2 lên 3 lát khoai tây.
+Quan sát hiện tượng.
-Đại diện nhóm trình bày thí nghiệm (kết quả).
Yêu cầu: 
+Lát khoai sống: tạo bọt khí bay lên.
+Lát khoai tây chín: thì không có hiện tượng gì.
+Lát khoai tây sống ngâm trong nước lạnh: có bọt khí nhưng rất ít hoặc không có bọt khí.
*Báo cáo thu hoạch:
Các nhóm thảo luận, vận dụng kiến thức vế enzim đã học để trả lời câu hỏi:
+ Cơ chất là H2O2.
+ Sản phẩm sau phản ứng là H2O và O2.
+ Sự sai khác về hoạt tính của enzim các lát khoai tây:
*Lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng: enzim cataraza có hoạt tính mạnh nên tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt.
*Lát khoai tây sống để ở trong nước đá lạnh: do nhiệt độ thấp làm giảm hoạt tính enzim.
*Lát khoai tây chín: enzim bị nhiệt độ phân hủy nên mất hoạt tính.
I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
-Chuẩn bị 3 lát khoai tây: 1 lát sống, 1 lát sống ngâm trong nước lạnh, 1 lát chín.
-Nhỏ giọt dung dịch H2O2 lên 3 lát khoai tây.
-Quan sát hiện tượng:
+Lát khoai sống: tạo bọt khí bay lên.
+Lát khoai tây chín: thì không có hiện tượng gì.
+Lát khoai tây sống ngâm trong nước lạnh: có bọt khí nhưng rất ít hoặc không có bọt khí.
Họat động 2: THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG ENZIM TRONG QUẢ DỨA TƯƠI ĐỂ TÁCH CHIẾT ADN
Mục tiêu: Biết cách sử dụng enzim trong tự nhiêu để tách ADN ra khỏi tế bào.
Nhận biết được một số đặc tính lí hóa của ADN.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
20’
-GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk trang 62, tiến hành thí nghiệm.
-GV bao quát lớp nhắc nhở các nhóm về các thao tác ở các bước: lấy đúng tỉ lệ khối lượng cuả nước rửa chén và nước cốt dứa, khuấy thật nhẹ
-GV kiểm tra kết quả của các nhóm bằng cách xem có các sợi trắng đục lơ lửng trong lớp cồn hay không và phổ biến để HS tự kiểm tra kết quả.
-GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch và trả lời câu hỏi:
´Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Hãy giải thích.
´Dùng enzim trong qủa dứa ở thi nghiệm này nhằm mục đích gì? Giải thích.
´Tại sao lại dùng enzim trong quả dưa? Nếu dùng enzim trong các loại quả khác có được không?
´Làm thế nào để khẳng định những sợi trắng đục lơ lửng trong cồn là ADN?
Mỗi nhóm phân công cá thành viên thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Nghiện mẫu vật:L
Dùng cối chày sứ (hoặc máy say sinh tố) nghiền nhỏ để tách rời và phá vỡ tế bào gan. Sau khi nghiền xong đổ vào lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều.
Lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn để loại bỏ phần xơ lấy dịch lỏng.
Cũng dùng cối chày sứ (hoặc máy say sinh tố) nghiền nát dứa tươi đã gọt sạch vỏ, sau đó lọc lấy nước cốt và cho vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân:
Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm (1/2 ống nghiệm) + một lượng nước rửa chén (1/6 lượng dịch nghiền tế bào), khuấy thật nhẹ rồi để yên 15 phút.
Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa (1/ 6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào và nước rửa chén chứa trong ống nghiệm) và khuấy thật nhẹ, để yên trên giá trong 5 – 10 phút.
Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào:
Nghiên ống nghiệm và rót từ từ cồn êtanol 70o – 90o dọc theo thành ống nghiệm, thật cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nỗi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm.
Để ống nghiệm trên giá khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm: thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng sợi trắng đục.
Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn:
Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy thật nhẹ nhàng cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát.
-HS viết tường trình về các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm. Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích thí nghiệm. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
+Cho nước rửa chén vào dịch nghiền nhằm phá vỡ màng sinh chất vì màng có bản chất là lipit.
+Dùng enzim trong quả dứa để thủy phân prôtêin và giải phóng ADN ra khỏi prôtêin.
II:SỬ DỤNG ENZIM TRONG QUẢ DỨA TƯƠI ĐỂ TÁCH CHIẾT ADN:
-Cách tiến hành: SGK.
-Giải thích: 
+Cho nước rửa chén vào dịch nghiền nhằm phá vỡ màng sinh chất vì màng có bản chất là lipit.
+Dùng enzim trong quả dứa để thủy phân prôtêin và giải phóng ADN ra khỏi prôtêin.
 4. Củng cố(4’) GV nhận xét đánh giá giờ học.
Phân tích lí do thành công và nguyên nhân không thành công của thí nghiệm, từ đó nhắc nhở cho HS các thao tác thực hành để thí nghiệm thành công.
Các nhóm hoàn thành báo cáo thu hoạch.
Rửa dụng cụ lau sạch trả theo nhóm.Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 5. Dặn dò:(1’)
Ôn tập kiến thức về hô hấp và cấu trúc của ti thể.
Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15.doc