I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Trình bày được kiểu vận chuyển chủ động và thụ động.
Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và chủ động.
Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào.
2. Kĩ năng: Qua bài học rèn một số kỹ năng:
Phân tích tranh, phát hiện kiến thức
Vận dụng kiến thức của nhiều bài, nhiều môn và kết hợp kiến thức thực tế.
3.Thái độ:
Các hiện tượng xảy ra đều có cơ sở khoa học
Lý thuyết phải gắn với thực tế đời sống
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1.Chuẩn bị của thầy:
-Tranh vẽ minh họa cho các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
Tranh vẽ về hiện tượng xuất nhập bào
Tranh về hiện tượng thẩm thấu xảy ra ở các tế bào động, thực vật
Một số đồ dùng do giáo viên chuẩn bị
2. Chuẩn bị của trò:
Đọc trước bài mới.
Ôn một số kiến thức cũ : khuếch tán, ưu trương, nhược trương
Bảng phụ giữa các nhóm + bút lông
Ngày soạn: 15/10/2009 Tiết dạy: 10 Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Trình bày được kiểu vận chuyển chủ động và thụ động. Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và chủ động. Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào. 2. Kĩ năng: Qua bài học rèn một số kỹ năng: Phân tích tranh, phát hiện kiến thức Vận dụng kiến thức của nhiều bài, nhiều môn và kết hợp kiến thức thực tế. 3.Thái độ: Các hiện tượng xảy ra đều có cơ sở khoa học Lý thuyết phải gắn với thực tế đời sống II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1.Chuẩn bị của thầy: -Tranh vẽ minh họa cho các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động Tranh vẽ về hiện tượng xuất nhập bào Tranh về hiện tượng thẩm thấu xảy ra ở các tế bào động, thực vật Một số đồ dùng do giáo viên chuẩn bị 2. Chuẩn bị của trò: Đọc trước bài mới. Ôn một số kiến thức cũ : khuếch tán, ưu trương, nhược trương Bảng phụ giữa các nhóm + bút lông III. Tiến trình tiết dạy: Ổn định lớp(1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? a) Cấu trúc: - Là 1 mô hình khảm động gồm 2 thành phần phôtpholipit và Prôtêin: - Ở tế bào động vật và người màng sinh chất còn có các phân tử Côlesteron làm tăng tính ổn định của màng sinh chất - Prôtêin trên màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài b) Chức năng: - Trao đổi chất với môi trường 1 cách có chọn lọc nên màng có tính bán thấm - Thu nhận thông tin từ bên ngoài (nhờ Prôtêin thụ thể) đưa ra những đáp ứng thích hợp và kịp thời. - Nhờ các Glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào nên nhận biết các tế bào của cùng 1 cơ thể và các tế bào “ lạ” 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài:(1’) – Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất qua ra vào tế bào đều phải đi qua màng tế bào theo nhiều cách. Sự vận chuyển các chất ra vào tế bào được thực hiện chủ yếu bằng các cách b. Phát triển bài: Hoạt động 1:Vận chuyển thụ động Mục tiêu: Trình bày được kiểu vận chuyển thụ động TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 15’ -GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk ,trả lời câu hỏi: +Thế nào là vận chuyển thụ động? +Hình thức vận chuyển này dựa vào nguyên lý nào? Vậy các chất được vận chuyển qua màng bằng cách nào? - Nhận xét, đánh giá và giảng giải => tiểu kết về cách khuếch tán của các loại chất +Tốc độ khuếch tán của các chất ra vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Phân biệt các loại môi trường: ưu trương, nhược trương, đẳng trương. * Liên hệ: Nếu cho các tế bào thực vật và các tế bào hồng cầu vào trong 1 giọit nước cất trên phiến kính, 1 lúc sau Quan sát các tế bào này dưới kính hiển vi. - Hãy tiên đoán xem ta sẽ nhận thấy những thay đổi gì trên các loại tế bào hồng cầu và tế bào thực vật trên? Hãy giải thích - Giải thích tại sao tế bào hồng cầu và tế bào khác trong cơ thể không bị vở - Làm thế nào để khi xào rau không bị quắt mà vẫn xanh và dòn * Nghiên cứu tt SGK, quan sát h11.1 , thảo luận nhóm => thống nhất ý kiến đại diện trình bày câu hỏi yêu cầu. + Nêu được 2 cách vận chuyển + Các chất vận chuyển đặc trưng của mỗi cách - HS nc tt SGK trang 48 trả lời: - Sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và ngoài màng - Các đặc tính lý hóa * Đọc tt SGK trả lời: - Ưu trương: C ngoài > trong nên chất tan ngoài -> trong - Đẳng trương: C trong = ngoài - Nhược trương: C ngoài< trong → Chất tan ngoài không vào trong được * Vận dụng kiến thức đã học để trả lời: àTế bào hồng cầu không có thành tế bào nên khi cho vào nước cất sẽ bị nước thấm vào làm trương tế bào và đến 1 lúc nào đó tế bào bị vở . Tế bào thực vật có thành tế bào nên nước chỉ thẩm thấu vào làm trương tế bào chứ không làm vở được I-Vận chuyển thụ động: 1. Khái niệm:Là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào không tốn năng lượng. - Nguyên lý vận chuyển là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp 2.Các kiểu vận chuyển thụ động qua màng: -Khuếch tán trực tiếp qua Phôtpholipit kép: Gồm các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như: CO2, O2 -Khuếch tán qua kênh Prôtêin xuyên màng gồm: chất phân cực, các Ion, các chất có kích thước phân tử lớn như: Glucôzơ -Ngoài ra nước khuếch tán theo cách thẩm thấu 3.Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán qua màng: - Sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và ngoài màng - Các đặc tính lý hóa. Hoạt động 2:Vận chuyển chủ động Mục tiêu:Trình bày được kiểu vận chuyển chủ động Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và chủ động. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 10’ - G/V đưa ví dụ cho H/S giải thích + Người đi xe đạp xuôi dốc và lên dốc khác nhau như thế nào? + Ở ống thận của người C Glucô trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng Glucô trong nước tiểu vẫn được thu về máu => cách vận chuyển đó là cách v/c chủ động +Thế nào là vận chuyển chủ động? +Trình bày cơ chế vận chuyển chủ động qua màng tế bào? - Nhận xét, đánh giá. * Liên hệ: -Tại ống thận C Glucô trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng Glucô trong nước tiểu vẫn được thu về máu -Vận chuyển chủ động tham gia nhiều hoạt động chuyển hóa như: hấp thụ, tiêu hóa thức ăn, bài tiết, dẫn truyền. -Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều ATP nên tế bào nào cần vận chuyển chủ động cần tăng hô hấp nội bào. * H/s vận dụng kiến thức đã học , Thực tế để giải thích - Thuận chiều thì ít tốn sức - Chất cần cho cơ thể thì bằng nhiều cách cơ thể phải lấy được * Nghiên cứu tt SGK h11.1c , trao đổi nhóm, đại diện trình bày và 1 số H/S khác bổ sung àLà phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc C) - Cần tiêu tốn năng lượng Cần - ATP và Prôtêin đặc chủng cho từng loại chất - Prôtêin biến đổi để liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài vào tế bào hay đẩy ra khỏi tế bào II-Vận chuyển chủ động 1.Khái niệm: - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc C) - Cần tiêu tốn năng lượng 2. Cơ chế: Cần -ATP và Prôtêin đặc chủng cho từng loại chất. - Prôtêin biến đổi để liên kết với các chất rồi đưa từ ngoài vào tế bào hay đẩy ra khỏi tế bào . Hoạt động 3: Nhập bào và xuất bào Mục tiêu: Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 7’ - Làm thế nào mà tế bào động vật có thể chọn được các chất cần để đưa vào tế bào mặc dù C các chất đó ở môi trường ngoài thấp hơn nhiều so với bên trong tế bào và trên màng sinh chất không có các kênh Prôtêin để vận chuyển theo kiểu vận chuyển tích cực nên tế bào dùng cách thực bào và ẩm bào nhờ thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất đó là của phương thức nhập bào +Thế nào là nhập bào và xuất bào? *Liên hệ: Trong cơ thể người hiện tượng nhập bào và xuất bào thể hiện như thế nào? -GV:nhận xét và kết luận chung:Các chất vận chuyển qua màng tế bào theo phương thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất nhập bào vì màng tế bào là màng sống. * Nghiên cứu tt SGK h11.1c h11.2, H11.3 tt SGK trang 49 + vận dụng kiến thức cũ trả lời câu hỏi yêu cầu nêu đựơc: + Màng phải thay đổi cấu trúc + Tạo ra không bào tiêu hóa + Giữ chất dinh dưỡng, thải cặn bả (trả lời theo nhận thức) - Nhập bào : Gồm thực bào và ẩm bào - Bạch cầu nuốt mồi kiểu thực bào III-Nhập bào và xuất bào: 1.Nhập bào: Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất gồm 2 kiểu: +Thực bào: Đầu tiên màng lõm xuống bao lấy mồi(vi khuẩn, các mảnh vở tế bào) rồi nuốt vào trong., tiêu hóa nhờ Enzim phân huỷ. +Ẩm bào: Màng lõm xuống bao giọt dịch vào túi, đưa vào trong tế bào . 2.Xuất bào: -Chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược với nhập bào - Dùng để tiết các Prôtêin, đại phân tử, chất thải ra khỏi tế bào Hoạt động 4: Củng cố Mục tiêu: Hệ thống kiến thức. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 5’ - Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung cuối bài - Muốn giữ rau tươi vì sao phải thường xuyên vẫy nước -Cho biết 1, 2, 3 trong hình có thể là chất gì? Nêu cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng. ENước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm t/b trương lên E-(1)O2,CO2, H2O: vận chuyển thụ động, khuếch tán trực tiếp qua màng kép Phôtpholipit -(2) Glucô vận chuyển thụ động, khuếch tán qua kênh Prôtêin xuyên màng có chọn lọc - (3) Na+, K+, Ca+ v/c chủ động cần ATP và ngược dốc nồng độ ) 4. Dặn dò:(1’) Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trang 50 SGK . Chưa có thiết bị để thực hành chuyển tiết thực hành sau . Ôn tâp kiến thức về chuyển hoá các chất học vào tiết sau. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: