Giáo án Sinh học 10 học kì I

Giáo án Sinh học 10 học kì I

Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Bài: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Mục tiêu bài dạy.

- HS giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống, đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.

- Giáo dục cho học sinh về cơ sở khoa học về các cấp độ tổ chức sống trong sinh giới.

II. Phương tiện dạy học.

- Hình vẽ các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 37 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I (2009 – 2010)
Tuần: 1	Ngày soạn: 15/08/2009
Tiết: 1	 	 	 Ngày dạy: 17/08/2009
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Bài:	CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống, đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
- Giáo dục cho học sinh về cơ sở khoa học về các cấp độ tổ chức sống trong sinh giới.
II. Phương tiện dạy học.
- Hình vẽ các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới. Thế giới sống được cấu tạo ntn? Thế giới sống được phân chia như thế nào.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Các cấp tổ chức của thế sống:
- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Mọi hoạt động sống đều diễn ra ở tế bào.
- Các cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống bao gồm: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cao hơn không chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được.
Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Đặc diểm này không thể có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.
Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là: TĐC và NL, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi với môi trường.
Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
Hệ thống mở: SV ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.
Thế giới sống liên tục phát triển:
Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.
Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo nên một thế giới sống đa dạng và phong phú → Sinh vật không ngừng tiến hoá. 
Hoạt động 1: Các cấp tổ chức sống:
(?) Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào ?
HS
(?) Học thuyết tế bào cho biết những điều gì ?
HS: SV có những biểu hiện sống như: TĐC, sinh trưởng,... 
 ? Hãy quan sát hình vẽ sgk và nhận xét c¸ch thøc tæ chøc cña thÕ giíi sèng?
HS: quan h×nh vÏ th¶o luËn nhãm vµ tr¶ lêi c©u hái.
GV: nhËn xÐt vµ bæ sung
Hoạt động 2: Đặc điểm các cấp tổ chức sống:
(?) Hãy cho biết các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống ?
HS:
(?) Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật ?
HS:
(?) Nguyên tắc thứ bậc là gì ?
HS:
(?) Thế nào là đặc điểm nổi trội ? Cho ví dụ ?
HS: 
(?) Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì ?
 HS:
(?) Hệ thống mở là gì ? Sinh vật và môi trường có mối quan hệ như thế nào ?
HS:
(?) Làm thế nào để SV có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong môi trường ?
(?) Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ bị bệnh ?
(?) Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thê hệ này sang thế hệ khác?
HS:
(?) Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có nhiều gai dài và nhọn?
HS: th¶o luËn nhãm vµ tr¶ lêi c©u hái.
GV: nhËn xÐt vµ bæ sung
4. Củng cố. Câu 1: Vật chất sống trong tế bào được xắp xếp theo trình tự nào ?
Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ – siêu phân tử - bào quan.
Phân tử hữu cơ - phân tử vô cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan.
Phân tử vô cơ - phân tử hữu cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan. x
Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ - siêu phân tử - bào quan.
Câu 2: Thế giới sống được sắp xếp theo các cấp tổ chức chính như thế nào ?
Tế bào - cơ thể - quần xã - quần thể - hệ sinh thái - sinh quyển.
Tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. x
Tế bào - bào quan - cơ thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển.
Tế bào - cơ thể - quần thể - loài - hệ sinh thái - sinh quyển.
Câu 3: Đặc điểm của thế giới sống ?
Không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
Là hệ mở có khả năng tự điều chỉnh.
Là hệ thống duy nhất trên hành tinh.
Cả a và b. x
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
Học bài theo nộidung câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc trước bài mới sách giáo khoa .
6. Rút kinh nghiệm.	
heheïfgfg
Tuần: 2	Ngày soạn:22/08/2009 
Tiết:	2	 	 Ngày dạy: 25/08/2009
Bài:	CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS nắm được giới và hệ thống phân loại giới, nêu được đặc điểm chính của mỗi giới .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích so sánh và khái quát kiến thức. 
- GD cho HS về ý nghĩa của sự phân chia giới sinh vật.
II. Phương tiện dạy học.
Sơ đồ sách giáo khoa
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Thế giới sống được tổ chức như thế nào ? Nêu các cấp độ tổ chức cơ bản ?
(?) Đặc điểm nổi trội và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể như thế nào ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I.Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
 Khái niệm giới:
	Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
Hệ thống phân loại sinh giới: chia thành 5 giới:
Giới khởi sinh.
Giới nguyên sinh.
Giới nấm.
Giới thực vật.
Giới động vật.
II.Đặc điểm chính của mỗi giới:
Giới khởi sinh(Monera):
a.Đặc điểm: 
Sv nhân sơ, kích thước nhỏ 1-5micrômet. Sống hoại sinh, kí sinh một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
b.Đại diện: 
Vi khuẩn, VSV cổ(Sống ở 00C-1000C, độ muối 25%).
 2. Giới nguyên sinh:
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có loài có diệp lục. Sống dị dưỡng(Hoại sinh), hoặc tự dưỡng.
b.Đại diện: tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh(Trùng đé giày, trùng biến hình).
3. Giới nấm(Fungi):
a.Đặc điểm: Có nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng kí sinh, cộng sinh, hoại sinh.
b. Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y.
 4. Giới thực vật(Plantae):
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm. Có khả năng quang hợp.
b. Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.
5. Giới động vật(Animalia)
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh. Sống dị dưỡng.
b. Đại diện: ruột khoang, giun ẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, ĐV có xương sống.
Hoạt động 1: Khái niệm về giới sinh vật:
GV viết sơ đồ lên bảng Giới - Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - loài.
(?) Giới là gì ? Cho ví dụ ?
HS
(?) Sinh giới được chia thành mấy giới ?là những giới nào ?
HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính các giới:
(?) Giới khởi sinh có đặc điểm gì ?
Có những kiểu dinh dưỡng nào ?
HS:
(?) Giới nguyên sinh gồm có những sinh vật nào ? Đặc điểm của giới này là gì ?
HS:
(?) Giới nấm có đặc điểm gì ?
HS:
(?) Giới nấm có những đại diện nào ?
HS: nấm men, nấm sợi
(?) Đặc điểm nổi bậc của giới thực vật là gì ?
HS: Có khả năng quang hợp.
(?) Giới động vật có gì khác biệt so với giới thực vật?
(?) ĐV có vai trò như thế nào đối với sinh giới ?
HS: tìm hiểu thông tin trong sgk + thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
Phiếu học tập số 1: Nghiên cứu nội dung SGK và điền dấu ( +) vào phiếu học tập ứng với đặc điểm chính của mỗi giơí
Giới
 Đặc điểm chính
Đại diện 
SV
Nhân sơ
Nhân thực
Mức độ tổ chức cơ thể
Kiểu dinh dưỡng
đơn bào
đa bào
Tự dưỡng
dị dưỡng
Khởi sinh(Monera)
Vi khuẩn
+
+
+
+
Nguyên sinh(Protista)
Tảo
+
+
+
Nấm nhầy
+
+
+
+
ĐV nguyên sinh
+
+
+
+
Nấm(Fungi)
Nấm men, nấm sợi
+
+
+
+
Thực vật(Plantae)
Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
+
+
+
Động vật(Animalia)
Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, da gai, ĐV có dây sống
+
+
+
4. Củng cố. 
Câu 1: Đặc điểm chung của các loài sinh vật là gì ?
Chúng đều có chung một tổ tiên.
Chúng sống trong những môi trường gần giống nhau.
Chúng đều có cấu tạo tế bào. x
Cấp đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của giới thực vật ?
Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm. x
Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm.
Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả năng di chuyển.
Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.
Câu 3: Vai trò của ĐV trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
ĐV tham gia vào các khâu của mạng lưới dinh dưỡng, duy trì sự cân bằng sinh thái.
ĐV cung cấp thức ăn, nguồn nguyên liệu, dược phẩm quý.
Nhiều khi động vật còn gây hại cho con người và vật nuôi.
Cả a, b và c. x
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
Làm bài tập 1,3 ở sgk.
Đọc trước bài mới sgk.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 3	Ngày soạn: 03/09/2009
Tiết:	3	 	 Ngày dạy: 04/09/2009
PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài:	CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS nắm được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. Nêu được vai trò của nguyên tố đa lượng và vi lượng. Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Tư duy phân tích so sánh tổng hợp.
- Cho HS ý nghĩa của các nguyên tố hoá học trong tế bào và vai trò của nước.
- HS nắm được tên các loại đường có trong cơ thể sinh vật. Nêu được chức năng của từng loại đường và lipit trong cơ thể sinh vật.
- HS so sánh được vai trò của từng loại đường và lipit trong cơ thể sinh vật.
- Cho HS cơ sở khoa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh cấu trúc của phân tử nước.
- Cách sắp xếp phân tử glucôzơ trong thành tế bào thực vật.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Trình bày đặc điểm của các giới sinh vật ? Đại diện của các giới khởi sinh, nguyên sinh và giới nấm ?
(?) So sánh đặc điểm của giới thực vật và giới động vật ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
I.Các nguyên tố hoá học:
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96 % khối lượng cơ thể sống.
- C là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hoá, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.
1. Các nguyên tố đa lượng: C, H, O, N, S, K
- Là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtein, lipit, axit nuclêic là chất h ... ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS nắm được cấu trúc và chức năng của enzim. Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- Giải thích được cơ chế điều hoà chuyển hoá vật chất của tế bào bằng các enzim.
- Giáo dục cho học sinh ý nghĩa của sự tác động của các enzim đến quá trình chuyển hoá vật chất.
II. Phương tiện dạy học.
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Thế nào là NL? Năng lượng được dữ trữ trong tế bào như thế nào ?
(?) ATP là gì ? Cấu trúc và chức năng của ATP ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Enzim: Là chât xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
1. Cấu trúc:
- Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với chất khác.
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim để kết hợp với cơ chất.
+ Cấu hình không gian của enzim tương ứngvới cấu hình của cơ chất.
2. Cơ chế tác động của enzim:
Cơ chất
Saccarôzơ
Enzim 
Sacraza
Cơ chế tác động
Enzim + Cơ chất ® Enzim cơ chất
Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim được giải phóng.
Kết luận
- Enzim liên kết với cơ chấtmang tính đặc thù.
- Enzim xúc tác cả hai chiều của phản ứng
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp(Đa số pH = 6 - 8).
- Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hạot tính của enzim tăng sau đó không tăng.
- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: có thể làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim.
II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất:
- Enzim xúc tác phản ứng sinh hoá trong tế bào.
- Tế bào tự điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điểu khiển hoạt tính của enzim bừng các chất hạot hoá hay ức chế.
- ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá. 
Hoạt động 1
 (?) Enzim là gì? Kể tên một số loại enzim mà em biết ?
HS: Amilaza, Tripsin
(? )Enzim có cấu trúc như thế nào ?
HS:
Enzim xúc tác cho các cơ chất để biến đổi tạo thành các sản phẩm như thế nào ?
Hoạt động 2
HS: Thảo luận nhóm và trả lời theo nội dung phiếu học tập.
Đại diện nhóm trả lời
GV: nhận xét và bổ sung 
Hoạt động 3
(?) Yếu tố nào tác động đến hạot tính của enzim ?
HS:
(?) Nồng độ cơ chất có ảnh hưởng như thế nào đến hạot tính của enzim ?
HS
Hoạt động 4
(?) Enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất ?
HS: Nghiên cứu thông tin sgk.
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
 Học bài dựa vào câu hỏi sgk.
Đọc trước nội dung bài mới sgk.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 15	Ngày soạn: 21/11/2009
Tiết:	15	 	 Ngày dạy: 23/11/2009
Bài:	THỰC HÀNH- MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
I. Mục tiêu bài dạy.
Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
- Chứng minh được vài trò xúc tác của enzim trong việc làm tăng tốc độ của phản ứng.
- Biết cách bố trí thí nghiệm, rèn các kĩ năng thực hành.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành có kết quả tôt.
II. Phương tiện dạy học.
1. Mẫu vật: SGK
2. Dụng cụ và hoá chất: SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
câu 1,2,3,4 SGK Tr 59
3. Giảng bài mới.
* Do điều kiện phòng thí nghiệm, nên chỉ tiến hành thí nghiệm với enzimcatalaza. 
* Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN chỉ hướng dẫn cho HS làm ở nhà
- Chia nhóm khoảng 10HS/nhóm
- Yêu cầu: 
a) Với Học sinh
+HS phải tiến hành thực hành theo đúng quy định về trình tự các bước, khoảng thời gian giữa các bước và tuân thủ nội quy giờ học.
+ HS tiến hành các bước thí nghiệm như trong SGK
a) Với Giáo viên
+ Theo dõi các nhóm thực hành, kiệp thời uốn nắn phần sai sót của HS.
+ Giải đáp thắc mắc HS nếu có.
IV. Thu hoạch:
Tất cả các nhóm đều phải viết tường trình thí nghiệmvà trả lời một số câu hỏi sau:
- Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Giải thích.
- Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Giải thích.
V. Bài tập về nhà
- Viết tường trình, nộp vào tiết tới.
- Soạn bài 16
heheïfgfg
Tuần: 16	Ngày soạn: 28/11/2009
Tiết:	16	 	 Ngày dạy: 30/11/2009
Bài:	HÔ HẤP TẾ BÀO
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS nắm được khái niệm và cơ chế của quá trình hô hấo nội bào.
- HS phân biệt được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp nội bào.
Giáo dục cho học sinh biết được vai trò của hô hấp nội bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào.
II. Phương tiện dạy học.
Các hình vẽ sách giáo khoa. 16.1, 16.2, 16.3.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Enzim là gì ? Trình bày cơ chế tác động của enzim ?
(?) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim ? Enzim có vai trò gì trong quá trình chuyển hoá vật chất ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Khái niệm hô hấp nội bào:
1. Khái niệm: hô hấp nội bào là một quá trình chuyển hoá năng lượng quan trọng của tê bào sống.
- Các phân tử hữu cơ bị phân giải -> CO2 và H2O + ATP.
- Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ:
C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6 H2O + ATP. to 
2. Bản chất của hô hấp nội bào:
- Hô hấp nội bào là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử.
- Phân tử glucô được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần.
- Tốc độ quá trình hô hấp nội bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được diểu khiển thông qua enzim hô hấp.
II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào:
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi truyền electron
Diễn ra
TB chất
Chất nền ti thể
Màng ti thể
Nguyên liệu
Glucôzơ
Phân tử axit piruvic
NADP và FADH2
Diễn biến
Glucôzơ bị biến đổi các liên kết bị phá vỡ.
2 axit piruvic qua Gđ trung tâm -> 2 p.tử Axêtyl CoA + 2CO2 + 2NADH
NL giải phóng tạo ra 2ATP, khử 6NAD+ và 2FAD+
Electron chuyển từ NADH và tới O2 thông qua 1 chuỗi các phản ứng OXH khử kế tiếp nhau.
NL được giải phóng từ quá trình OXH p.tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.
Sản phẩm
2p.tử a.piruvic, 2ATP, 2NADH2.
CO2, 4ATP, 6NADH và 2FADH2.
H2O và nhiều ATP
Hoạt động 1
 (?) Hô hấp là gì ?
HS:
(?) Thế nào là qú trình hô hấp nội bào ?
HS: Là quá trình diễn ra chủ yếu ở ti thể.
GV: hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ. Quá trình hô hấp trĩa qua 3 giai đoạn để tạo thành sản phẩm cuối cùng là năng lượng ATP.
(?) Thực chất của quá trình hô hấp nội bào là gì ?
HS: Tạo ra ATP.
Hoạt động 2
Hô hấp tế bào xảy ra gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
GV hướng dẫn HS thảo luận hoà thành phiếu học tập
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến chung 
GV nhận xét, bổ sung
Kết quả từ 1 phân tử glucôzơ bị OXH tạo thành 38ATP.
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Học bài theo nội dung câu hỏi sgk.
Đọc trước bài mới sgk.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 16	Ngày soạn: 01/12/2009
Tiết:	16	 	 Ngày dạy: 02/12/2009
Bài:	QUANG HỢP
I. Mục tiêu bài dạy.
- HS nắm được quá trình quang hợp và các pha của quá trình quang hợp.
- HS phân tích được mối liên quan giữa các pha sáng và tối của quá trình quang hợp.
- cho học sinh ý nghĩa của quá trình quang hợp ở giới thực vật.
II. Phương tiện dạy học.
Các hình vẽ sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
(?) Thế nào là quá trình hô hấp nội bào ? Trình bày các giai đoạn chính của quá trình hô hấp nội bào ?
(?) Hô hấp nội bào có vai trò gì đối với tế bào ?
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
I. Khái niệm quang hợp:
1. Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. 
PT tổng quát của quá trình quang hợp:
CO2 + H2O + ASMT g (CH2O) + O2
2. Các sắc tố quang hợp: có 3 nhóm chính
- Clorôphin(chất diệp lục) có vai trò hấp thu quang năng.
- Carrôtenôit và phicôbilin(sắc tố) phụ bảo vệ diệp lục khỏi bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng quá cao.
II. Các pha của quá trình quang hợp:
1. Pha sáng:
- Diễn ra tại màng tilacôit.
 Biến đổi quang lý: Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành dạng kích động điện tử.
- Biến đổi quang hoá: Diệp lục trở thành dạng kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện quá trình quang phân li nước.
H2O Quang phân li 2H+ + 1/2O2 + 2e-
-> hình thành chất có tính khử mạnh: NADP, NADPH -> Tổng hợp ATP.
Sơ đồ:
H2O + NADP + Pi Sắc tố QH NADPH + ATP + O2 
2. Pha tối:
Diễn ra trong chất nền của diệp lục. CO2 bị khử thành cacbohiđrat -> gọi là quá trình cố định CO2 ( thông qua chu trình Canvin hay chu trình C3).
 Chu trình C3 gồm nhiều phản ứng hoá học xúc tác bởi các enzim trong chất nến của diệp lục và sử dụn ATP, NADPH từ pha sáng, biến đổi CO2 khí quyển thành cacbohiđrat.
CO2 + P.tử 5C(RiDP) -> hợp chất 6C không bền.
+ Sản phảm cố định đầu tiên là hợp chất 3C -> ALPG táI tạo lại RiDP giúp tế bào hấp thụ nhiều CO2, phần còn lại ALDP được sử dụng tạo ra tinh bột và saccarôzơ.
Hoạt động 1
(?) Quang hợp là gì ?
HS; là những TV lấy ánh sáng mặt trời để tạo thành chất hữu cơ
(?) Hãy xác định phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ? 
(?) ánh sáng có liên quan như thế nào đến các pha của quá trình quang hợp ?
HS : Chỉ cần ánh sáng ở pha sáng 
Hoạt động 2
GV: 2 pha của quá trình quang hợp không thể tách rời ?
(?) Pha sáng sử dụng nguồn nguyên liệu nào và tạo ra sản phẩm gì ?
HS: nghiên cứu thảo luận và trả lời.
(?) Hãy viết sơ đồ của quá trình ở pha sáng ? 
(?) Pha tối diễn ra ở vị trí nào ? Nguyên liệu thực hiện là gì ? 
HS: Diễn ra ở chất nền của diệp lục.
(?) Sản phẩm của pha tối là gì ? Mối liên quan giữa phan sáng và pha tối như thế nào ? 
4. Củng cố. 
- Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 17	Ngày soạn: 
Tiết:	17	 	 Ngày dạy:
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 18	Ngày soạn: 
Tiết: 18	 	 Ngày dạy:
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg
Tuần: 19	Ngày soạn: 
Tiết:	19	 	 Ngày dạy:
Bài:	
I. Mục tiêu bài dạy.
II. Phương tiện dạy học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học	
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Nội dung
Hoạt động thầy & trò
4. Củng cố. 
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
6. Rút kinh nghiệm.
heheïfgfg

Tài liệu đính kèm:

  • docHỌC KÌ I.doc